Chào bác Nguyễn Vinh!
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc, bị mỡ máu uống gì hiệu quả, mời bác và quý độc giả tìm hiểu một số thông tin sau:
Dấu hiệu mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu hoặc bệnh mỡ máu. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng mỡ dư thừa trong máu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Ban đầu, dấu hiệu mỡ máu cao rất khó phát hiện bởi nó không rõ ràng và thường giống với các bệnh khác. Nhiều người thậm chí còn không biết mình mắc bệnh cho đến khi khám một bệnh khác hoặc vô tình biết mình bị bệnh khi đi khám sức khỏe. Theo thời gian, mỡ máu xấu sẽ bám vào thành mạch máu và hình thành các mảng bám ngày càng dày trong thành động mạch, làm hẹp mạch máu và khiến lưu lượng máu đến các cơ quan đích như não, tim, các chi, thận,… bị suy giảm. Người bệnh lúc này có thể nhận thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở, xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua hoặc tê bì, lạnh chân, đặc biệt khi leo cầu thang hoặc tập thể dục.
Bị bệnh mỡ máu uống gì tốt?
Bị mỡ máu uống gì là thắc mắc không chỉ riêng bác Nguyễn Vinh mà còn của rất nhiều độc giả khác. Khi phát hiện thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Thuốc hạ mỡ máu
Bác Nguyễn Vinh thân mến! Bác đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhưng không nói rõ là thuốc gì nên chúng tôi cũng không thể tư vấn cụ thể được. Tuy nhiên, thuốc thường được sử dụng khi bệnh đã nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Một số loại thuốc thường được dùng bao gồm:
- Statin
Nhóm thuốc này còn được gọi là chất ức chế men khử HMG CoA, hoạt động trong gan để ngăn ngừa cholesterol hình thành. Điều này làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Statin có hiệu quả nhất trong việc giảm cholesterol LDL (có hại). Chúng cũng giúp giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL (có lợi).
Hầu hết các tác dụng phụ khi sử dụng statin là nhẹ và biến mất khi cơ thể điều chỉnh. Các vấn đề về cơ và bất thường về gan rất hiếm, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Những người đang mang thai, mắc bệnh gan hoạt động hoặc mạn tính không nên dùng statin.
- Thuốc ức chế PCSK9
Các chất ức chế PCSK9 liên kết và làm bất hoạt một loại protein trong gan để giảm cholesterol LDL (có hại). Chúng có thể được kết hợp với statin.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol chọn lọc
Loại thuốc giảm cholesterol này hoạt động bằng cách ngăn chặn cholesterol được hấp thụ trong ruột. Các chất ức chế hấp thu cholesterol này có hiệu quả nhất trong việc giảm cholesterol LDL. Chúng cũng có thể có tác dụng khiêm tốn trong việc giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL.
- Thuốc liên kết axit mật
Nhóm thuốc hạ LDL này hoạt động trong ruột bằng cách thúc đẩy tăng thải bỏ cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo ra mật, một loại axit được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Những loại thuốc này liên kết với mật, vì vậy chúng không thể được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Gan đáp ứng bằng cách làm cho mật nhiều hơn. Gan càng tạo ra nhiều mật, nó càng sử dụng nhiều cholesterol. Điều đó có nghĩa là giảm cholesterol lưu thông trong máu.
- Fibrate (dẫn xuất axit sợi)
Fibrate tốt nhất trong việc giảm triglyceride và trong một số trường hợp làm tăng mức HDL. Những loại thuốc này không hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL.
- Niacin (axit nicotinic)
Thuốc này hoạt động trong gan bằng cách ảnh hưởng đến việc sản xuất chất béo trong máu. Tác dụng phụ của niacin có thể bao gồm đỏ bừng da, ngứa và đau dạ dày. Chức năng gan cần được theo dõi chặt chẽ vì niacin gây độc tính cho gan.
- Este axit béo omega-3
Những loại thuốc này có nguồn gốc từ dầu cá được thay đổi hóa học và tinh chế. Chúng được sử dụng song song với thay đổi chế độ ăn uống để giúp giảm chất béo trung tính.
Các bài thuốc hạ mỡ máu từ thảo dược
Các bài thuốc thảo dược dân gian được ông cha ta lưu truyền từ lâu đã giúp nhiều bệnh nhân mỡ máu cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Một số bài thuốc từ tỏi, cao lá sen, dâu tằm, cây trà, rau diếp cá,… có hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, cách chế biến các bài thuốc này thường khá phức tạp, mất thời gian nên người bệnh thường bỏ dở giữa chừng, khiến hiệu quả không được như mong muốn.
Sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Ngoài các bài thuốc hạ mỡ máu bằng thuốc nam cũng như dùng thuốc tây theo chỉ dẫn của chuyên gia, bác Nguyễn Vinh cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả cải thiện máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Bài viết đã giải đáp cho bác Nguyễn Vinh thắc mắc: Bị mỡ máu uống gì? Đừng quên có lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả nhé!
Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công
Ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ nhưng chỉ sau 3 tháng sử dụng Lipidcleanz, chỉ số gan nhiễm mỡ đã trở về mức an toàn, cholesterol toàn phần đã giảm từ mức 7mmol/L xuống mức bình thường dưới 5.2mmol/L.
Nếu còn thắc mắc về bị bệnh mỡ máu uống gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Chúc bác Nguyễn Vinh sức khỏe!
Chuyên gia Tim mạch