Chào chuyên gia. Bố cháu phát hiện bị máu nhiễm mỡ 2 tuần trước khi đi khám sức khỏe định kỳ. Cho cháu hỏi, bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì và có cách nào để điều trị bệnh này hiệu quả không ạ? Hiện tại, sức khỏe của bố cháu vẫn bình thường nhưng bố cháu có thói quen uống một vài ly rượu mỗi bữa ăn. Mong chuyên gia tư vấn giúp ạ. Cháu xin cảm ơn! (Minh Anh, Hà Nội).
Trả lời:

Chào bạn Minh Anh!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời thắc mắc: Bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì và cách điều trị hiệu quả, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau đây:

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu còn được gọi là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu. Đây là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu. Bình thường 80% lipid (mỡ) của cơ thể được hình thành tại gan bằng cách tổng hợp từ đường, đạm, 20% còn lại đến từ nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Sau khi được gan sinh ra, mỡ sẽ được vận chuyển theo dòng máu đến các mô, tế bào để đáp ứng những chức năng như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên hormone, xây dựng nên tế bào, mô,… Khi gan tạo ra quá nhiều mỡ hoặc/và quá trình tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào suy giảm thì mỡ trong máu sẽ ứ trệ, tăng cao, gây rối loạn lipid máu.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể bởi di truyền hay gen gọi là nguyên phát, yếu tố lối sống, chế độ ăn uống hoặc do nhiều bệnh gây ra. Cụ thể:

- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình: Có bố mẹ bị rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

- Tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ gây cholesterol cao.

- Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu.

- Lười vận động: Điều này có thể làm giảm lượng cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol), từ đó khiến tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, trong đó có rối loạn lipid máu.

- Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như đồ chiên rán, nội tạng động vật,…

- Ngoài ra, một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu bao gồm: Bệnh tiểu đường type 2, suy giáp, bệnh thận mạn tính,…

Theo thông tin của bạn thì bố bạn thường xuyên uống rượu, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây máu nhiễm mỡ.

Người bị rối loạn lipid máu nên ăn gì?

Bạn Minh Anh thân mến! Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ. Hiện tại, tình trạng của bố bạn cũng khá nhẹ nên chưa ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống là rất quan trọng. Bố bạn nên tăng cường tiêu thụ một số thực phẩm sau:

- Bổ sung rau, củ, quả: Đây là nhóm thực phẩm ít chất béo, dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, từ đó hạn chế hấp thụ cholesterol xấu vào đường ruột. Đặc biệt, các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng pectin trong rau xanh tốt cho hệ tiêu hóa. Bố bạn nên ăn: Rau đay, rau dền, rau cải, rau muống, rau cần tây, đậu đũa, táo, lê, bưởi, trái cam,…

- Chọn loại dầu giảm cholesterol: Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến các món ăn. Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn dầu có nguồn gốc từ động vật như mỡ lợn, mỡ gà, bởi chất béo này tích tụ trong cơ thể sẽ bám vào các thành động mạch hoặc gan, làm tăng lượng cholesterol xấu, nguy cơ dẫn đến các bệnh như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay gan nhiễm mỡ. Do đó, bố bạn nên ăn: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương hay dầu hoa cải.

- Dung nạp chất béo Omega-3 từ cá: Người bị mỡ nhiễm máu được khuyên không nên ăn nhiều mỡ động vật và thay bằng những loại cá tươi chứa nhiều axit béo Omega-3 rất tốt cho máu và tim mạch như cá hồi, cá trích, cá mòi.

- Tăng cường axit folic: Axit folic có tác dụng rất tốt với cơ thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói chung. Do đó, bố bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như: Các loại đậu, rau chân vịt, đậu trắng, bánh mì, lạc hay nước ép cam, bưởi…

Ngoài ra, nên ăn nhạt, hạn chế ăn tối quá no và quá muộn. Bố bạn cần kiêng: Thịt đỏ, sữa nguyên chất, uống rượu, bia,… vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng máu nhiễm mỡ hiện tại. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập thể dục như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội,… để tăng cường sức khỏe toàn trạng.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả

Bạn Minh Anh thân mến! Bên cạnh chế độ ăn uống như trên, bố bạn cũng nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể hiệu quả.

Bài viết đã cung cấp cho bạn Minh Anh và quý độc giả câu trả lời cho thắc mắc: Bị rối loạn mỡ máu nên ăn gì? Hãy khuyên bố thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc rối loạn mỡ máu nên ăn gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Chúc bố bạn sức khỏe!

Chuyên gia Tim mạch