Chào bác Quang Minh!
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc: Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, mời bác và quý độc giả tìm hiểu một số thông tin sau đây.
Cơ chế hình thành lipid (mỡ) trong cơ thể
Lipid (mỡ) là một hợp chất hóa học mà cơ thể rất cần để xây dựng màng tế bào cũng như sản sinh các hormone như estrogen và testosterone. Gan sản xuất khoảng 80% mỡ của cơ thể, phần còn lại đến từ nguồn thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, cá và các sản phẩm từ sữa.
Hàm lượng mỡ trong máu được điều hòa bởi gan. Sau bữa ăn, mỡ trong chế độ ăn hấp thụ từ ruột non, rồi được chuyển hóa và lưu trữ trong gan. Khi cơ thể cần mỡ, nó sẽ được gan tiết ra. Tuy nhiên, khi có quá nhiều mỡ trong máu (mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ), nó có thể tích tụ trong các mảng bám dọc theo thành động mạch, thu hẹp mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?
Nồng độ cholesterol cao trong máu là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên. Cơ chế liên quan đến cholesterol trong cả ba bệnh là như nhau: Sự tích tụ mảng bám trong động mạch làm giảm lưu lượng máu đến tế bào và cơ quan mà các mạch máu này cung cấp.
- Bệnh tim do xơ vữa động mạch hoặc hẹp động mạch vành trong tim có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra, nếu máu đến một phần tim không đủ, nó có thể gây nhồi máu cơ tim, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người mắc.
- Giảm cung cấp máu cho não có thể do các động mạch nhỏ trong não bị thu hẹp hoặc động mạch cảnh lớn hơn ở cổ bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến một đợt thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ.
- Bệnh động mạch ngoại biên là sự thu hẹp dần các động mạch cung cấp máu cho chân. Trong khi tập thể dục, nếu chân không được cung cấp đủ máu, chúng có thể bị đau, đặc biệt là khi leo cầu thang.
- Các động mạch khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ mảng bám khiến chúng bị thu hẹp, bao gồm động mạch đến ruột và động mạch thận đến thận.
Trong câu hỏi của bác Quang Minh, bác thấy có một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, leo cầu thang hay phải thở dốc,… Điều này chứng tỏ rằng, tình trạng bệnh mỡ máu của bác đã có biến chứng xơ vữa động mạch, khiến máu đến não, tim bị suy giảm. Do đó, bác cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Giải pháp giúp giảm lipid máu hiệu quả là gì?
Bác Quang Minh thân mến! Bác đã đi khám và được chuyên gia chỉ định dùng thuốc. Chúng có thể là những loại thuốc sau:
- Statins: Một loạt các statin thuốc là trên thị trường bao gồm simvastatin, atorvastatin, pravastatin, fluvastatin, lovastatin và rosuvastatin. Những loại thuốc này chủ yếu làm giảm LDL.
- Niacin: Đây là loại thuốc giúp làm giảm LDL và triglyceride cũng như tăng HDL.
- Nhựa axit mật: Thuốc có tác dụng làm giảm LDL.
- Dẫn xuất axit fibric: Axit fibric giúp loại bỏ LDL.
Statin là nhóm thuốc giảm cholesterol duy nhất có liên quan trực tiếp đến việc giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Đại học Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, liệu pháp statin có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân có tiền sử đau tim, những người có mức cholesterol LDL trong máu tăng hoặc bị bệnh tiểu đường type 2 và những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Ngoài dùng thuốc, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phát triển các hướng dẫn về chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Chúng bao gồm:
- Hạn chế tổng lượng chất béo < 25 - 35% tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày.
- Hạn chế lượng chất béo bão hòa < 7% tổng lượng calo hàng ngày.
- Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa < 1% tổng lượng calo hàng ngày.
Chất béo còn lại phải đến từ nguồn chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong các loại hạt không ướp muối, cá (đặc biệt là cá có dầu, như cá hồi, cá trích) và dầu thực vật.
Hạn chế lượng cholesterol xuống dưới 300mg mỗi ngày đối với hầu hết mọi người. Nếu bị bệnh tim mạch vành hoặc mức cholesterol LDL ≥ 100 mg/dL, hãy giới hạn lượng cholesterol < 200 miligam mỗi ngày. Một số nhóm thực phẩm có thể có lợi trong việc giảm trực tiếp mức cholesterol bao gồm: Thực phẩm có phụ gia sterol thực vật, thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch; trái cây như táo và lê, cá, các loại hạt, dầu ô liu.
Ngoài chế độ ăn uống như trên, người bị mỡ máu cao cần giảm cân nếu thừa cân, béo phì; tăng cường vận động; giảm uống rượu, bia; bỏ hút thuốc lá,… Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng khuyên nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, việc điều trị máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho bác Quang Minh thắc mắc: Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định nồng độ cholesterol và bảo vệ sức khỏe, bác nhé!.
Quý độc giả có thắc mắc về rối loạn lipid máu có nguy hiểm không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Chúc bác sức khỏe!
Chuyên gia Tim mạch