Hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến việc làm sao để điều trị mỡ máu cao hiệu quả, bởi đây là tình trạng ngày càng phổ biến và không loại trừ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được hiệu quả như mong đợi bởi việc lựa chọn sai cách điều trị. Dưới đây là 7 lời khuyên có thể hữu ích cho quá trình điều trị mỡ máu cao của bạn.
Nguyên nhân mỡ máu cao
Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu) là tình trạng các chỉ số mỡ máu bất thường (chủ yếu là tăng cao). Bình thường, lipid tạo ra bởi gan và được vận chuyển trong máu đến các tế bào, mô để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, cấu thành nên hormone. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn đến việc tạo ra quá nhiều lipid ở gan hoặc/và giảm tiêu thụ lipid tại mô, tế bào sẽ gây nên tình trạng mỡ máu cao.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị bệnh mỡ máu cao:
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc, không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà nó còn làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
- Béo phì và lối sống ít vận động.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị mỡ máu cao
- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Uống rượu quá mức cho phép.
- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình.
- Tuổi cao.
- Một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường type 2, suy giáp, bệnh thận mạn tính,… cũng làm gia tăng nguy cơ bị mỡ máu cao.
>> Xem thêm: Triệu chứng lâm sàng rối loạn lipid máu
Điều trị mỡ máu cao hiệu quả nhờ 7 lời khuyên sau!
Nhiều người đã tìm “trăm phương ngàn kế” để điều trị mỡ máu cao nhưng đều không có hiệu quả lâu dài. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng trên, dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích:
1. Tìm ra rủi ro của bạn
Cholesterol cao có thể không phải là mối đe dọa duy nhất cho trái tim của bạn. Có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây đều làm tăng khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ: Tiền sử gia đình mắc bệnh tim, huyết áp cao, hút thuốc, lười vận động, béo phì, bị bệnh tiểu đường,… Nếu bạn có bất kỳ yếu tố rủi ro nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách quản lý chúng.
Béo phì có thể gây mỡ máu cao, do đó, hãy giảm cân một cách khoa học
2. Biết mục tiêu của bạn
Hỏi bác sĩ của bạn mục tiêu giảm mức cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL. Các cấp độ sau đây là lý tưởng:
- Tổng lượng cholesterol: < 200 mg/dL
- Cholesterol LDL: < 100 mg/dL
- Cholesterol HDL: ≥ 60 mg/dL.
Mức cholesterol mục tiêu của bạn có thể thấp hơn một chút hoặc cao hơn, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
Thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu của bạn. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm dưới đây:
- Chất béo bão hòa: Các sản phẩm từ động vật làm tăng cholesterol LDL. Thịt đỏ, sữa nguyên chất, trứng và dầu thực vật như dầu cọ và dầu dừa đều chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Chất béo chuyển hóa: Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa bao gồm đồ chiên rán, thức ăn nhanh và đồ nướng. Những thực phẩm này ít dinh dưỡng và chúng sẽ gây tăng cân và tăng mức cholesterol LDL của bạn.
- Nhiều loại thực phẩm được liệt kê ở trên cũng có hàm lượng cholesterol cao, bao gồm thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất. Mặt khác, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol LDL trực tiếp hoặc ngăn cơ thể bạn hấp thụ cholesterol. Những thực phẩm này bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch và lúa mạch; Các loại hạt; Bơ; Dầu thực vật tốt cho sức khỏe như hướng dương, nghệ tây và dầu ô liu; Cá béo như cá hồi, cá thu và cá trích; Đậu nành; Trái cây như táo, lê và quả mọng; Nước cam, bơ thực vật.
Quả mọng giúp tăng hiệu quả giảm mỡ máu
4. Chủ động hơn
Đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp mỗi ngày có thể tăng mức cholesterol HDL, giúp đào thải LDL dư thừa ra khỏi máu. Hãy cố gắng tập thể dục aerobic cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi tuần.
6. Bỏ thuốc lá
Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và COPD, hút thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol của bạn. Những người hút thuốc lá thường có tổng lượng cholesterol, LDL cao và mức HDL thấp.
7. Cân nhắc dùng thuốc theo toa
Thuốc kê đơn là một lựa chọn tốt nếu thay đổi lối sống không cải thiện mức cholesterol của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn tốt nhất cho bạn. Họ sẽ xem xét nguy cơ mắc bệnh tim và các yếu tố khác để chỉ định thuốc cho bạn:
- Statin
Thuốc statin ngăn chặn một chất mà cơ thể bạn cần để tạo ra cholesterol. Những loại thuốc này làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL: Atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, rosuvastatin, simvastatin,…
Tác dụng phụ của statin bao gồm: Đau cơ, tăng lượng đường trong máu, buồn nôn, đau đầu, bệnh tiêu chảy, táo bón, co thắt dạ dày,…
- Niacin
Niacin là vitamin B có thể giúp tăng cholesterol HDL. Tác dụng phụ của niacin bao gồm: Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và ói mửa, bệnh tiêu chảy, tăng lượng đường trong máu.
Niacin giúp hạ mỡ máu hiệu quả
- Chất cô lập axit mật
Chất cô lập axit mật ngăn chặn axit mật trong dạ dày của bạn được hấp thụ vào máu. Để tạo ra nhiều chất tiêu hóa này, gan của bạn phải lấy cholesterol từ máu, từ đó làm giảm mức cholesterol. Những loại thuốc này bao gồm: Cholestyramin, colesevelam, colestipol.
Tác dụng phụ của các chất cô lập axit mật bao gồm: Ợ nóng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, bệnh tiêu chảy.
Chất ức chế hấp thu cholesterol
Chất ức chế hấp thu cholesterol làm giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột của bạn. Có hai loại thuốc trong nhóm này. Một là ezetimibe, còn lại là ezetimibe-simvastatin – sự kết hợp chất ức chế hấp thu cholesterol và statin.
Tác dụng phụ của chất ức chế hấp thu cholesterol bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, táo bón, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, yếu ớt.
>> Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
Ngoài các biện pháp trên, người bị mỡ máu cao nên áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh: Hạn chế uống rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá; Tăng cường vận động; Có chế độ ăn uống khoa học và nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị nguồn gốc thiên nhiên để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz có tác dụng hỗ trợ điều trị mỡ máu cao an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C), từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:
Bài viết đã đưa ra 7 lời khuyên giúp điều trị mỡ máu cao hiệu quả và an toàn. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa, cải thiện hiệu quả triệu chứng mỡ máu cao, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách sử dụng vỏ bưởi chữa rối loạn lipid máu
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị rối loạn lipid máu 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng của ông đã có hiệu quả rất tích cực.
Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hoàng đánh giá về sản phẩm Lipidcleanz như sau: “Sản phẩm chứa cao lá sen, hoàng bá, curcumin từ nghệ,… Đây đều là những thảo dược đã được sử dụng lâu đời trong Đông y nên Lipidcleanz không có tác dụng phụ. Sản phẩm không gây thiếu hụt lipid trong cơ thể, có thêm thành phần bồi bổ cơ thể như vitamin, các nguyên tố vi lượng nên điều chỉnh lại quá trình tổng hợp lipid và tăng cường sức khỏe cho người bị máu nhiễm mỡ”. Xem thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Hoàng trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Quý độc giả có thắc mắc về cách điều trị mỡ máu cao và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Huyền Anh