Điều trị gan nhiễm mỡ cần tuân thủ theo phác đồ chuẩn và phải phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Điều trị đúng cách, kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh này mà không lo những biến chứng nguy hiểm. Vậy có những cách điều trị gan nhiễm mỡ nào? Cùng tìm hiểu thông tin hữu ích này qua bài viết dưới đây.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý xảy ra khi mỡ tích tụ trong gan trên 5% so với trọng lượng gan và làm ảnh hưởng đến những chức năng quan trọng của gan như thải độc, tổng hợp protein huyết tương và các yếu tố đông máu, chuyển hóa chất béo,... Bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện triệu chứng, một số ít sẽ có dấu hiệu mệt mỏi hoặc sờ thấy gan to. Ở giai đoạn này, bệnh được xem là lành tính và hoàn toàn có thể điều trị được gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên người bệnh thường có tâm lý chủ quan, hầu hết chỉ phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến thành những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, ung thư gan. Do đó phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ sớm là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. 

Điều trị gan nhiễm mỡ sớm để ngăn biến chứng xơ gan, ung thư gan

Điều trị gan nhiễm mỡ sớm để ngăn biến chứng xơ gan, ung thư gan

Điều trị gan nhiễm mỡ theo phác đồ chuẩn

Khi bạn đã được làm những xét nghiệm sinh hóa máu và được chẩn đoán là mắc bệnh. Điều bạn nên làm là tuân thủ phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ một cách nghiêm túc để đẩy lùi nhanh căn bệnh nguy hiểm âm thầm này.

Nguyên tắc để điều trị gan nhiễm mỡ được khuyến cáo từ chuyên gia mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh (lạm dụng rượu bia, béo phì, bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,...).
  • Thay đổi phong cách sống lành mạnh và khoa học.

Tùy vào mức độ gan nhiễm mỡ và tình trạng bệnh của bạn mà các chuyên gia y tế có thể áp dụng những cách điều trị sau:

Sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

Mục đích sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ là để kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ là các bệnh lý mắc kèm và giảm thiểu tối đa tình trạng tích tụ mỡ trong gan. Những bệnh lý thường được phát hiện chung với bệnh gan nhiễm mỡ cần kiểm soát và điều trị như: Bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, đái tháo đường...

Cần điều trị gan nhiễm mỡ kết hợp với các bệnh lý mắc kèm

Cần điều trị gan nhiễm mỡ kết hợp với các bệnh lý mắc kèm

Vì thế những thuốc điều trị gan nhiễm mỡ mà bệnh nhân có thể được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ - Kích thích hoạt động của insulin: 

Insulin là một hormon được tiết bởi tế bào beta tụy đảo, được ghi nhận là có vai trò trong chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein. Insulin ức chế sự phân giải lipid từ các mô mỡ dự trữ, và tăng hoạt động chuyển hóa đưa glucose, giúp cung cấp năng lượng cho tế bào từ đó giúp kiểm soát chỉ số đường máu, mỡ máu cũng như hạn chế được tình trạng mỡ tích tụ tại các nhu mô gan. 

Tình trạng kháng insulin ở người bệnh béo phì và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với quá trình xơ hóa gan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Do đó cần kiểm soát và ngăn ngừa được tình trạng kháng insulin này.

Các thuốc này bao gồm: metformin và thiazolidinedione.

  • Các chất chống oxy hóa trong điều trị gan nhiễm mỡ

Stress oxy hóa và peroxy hóa lipid là hai quá trình có thể làm đẩy nhanh tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin E có khả năng góp phần làm giảm chỉ số men gan ALT của người bệnh gan nhiễm mỡ. Nó giúp cải thiện tốt tình trạng xơ hóa gan do lipid trong gan. 

Vitamin E có thể được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ

Vitamin E có thể được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ

Ngoài vitamin E, những chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan khác như N-acetyl-cysteine, silymarin, lecithin, các nhóm flavonoid và beta-carotene cũng cho những tác dụng tốt trong điều trị gan nhiễm mỡ.

  • Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ làm giảm lipid máu

Ở những người bệnh gan nhiễm mỡ các chỉ số acid béo trung tính triglyceride, LDL - cholesterol cũng thường tăng cao hơn bình thường. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, tổng hợp cholesterol tại gan và làm nặng thêm tình trạng tích tụ mỡ trong gan. 

Nhóm thuốc statin làm giảm cholesterol bằng cách ức chế cạnh tranh với enzym HMG-CoA thường được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ. Nhóm thuốc statin an toàn và cho thấy những dấu hiệu tích cực cải thiện tình trạng tổn thương gan, giảm xơ hóa ở người bệnh gan nhiễm mỡ. Các thuốc thuộc nhóm statin bao gồm: Lovastatin, simvastatin, atorvastatin...

Nhóm thuốc statin được đánh giá là an toàn trong điều trị gan nhiễm mỡ

Nhóm thuốc statin được đánh giá là an toàn trong điều trị gan nhiễm mỡ

Nhóm thuốc từ dẫn xuất fibrat cũng có hiệu quả điều trị tốt bệnh gan nhiễm mỡ, cải thiện làm tăng chỉ số cholesterol tốt HDL và giảm triglycerid, lDL-C và VLDL-C. Thuốc thuộc nhóm fibrat điển hình nhất có thể kể đến fenofibrate.

  • Những thuốc điều trị gan nhiễm mỡ khác

Acid béo omega-3 và alpha lipoic acid được chứng minh là làm giảm cholesterol máu, chống oxy hóa và tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Omega-3 cũng giúp điều chỉnh các gen và hormone liên quan đến béo phì và giúp người bệnh hạn chế được những tác nhân xấu làm tăng nặng bệnh lý gan nhiễm mỡ.

>>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Biến chứng, cách phòng bệnh

Điều trị gan nhiễm mỡ bằng thay đổi lối sống

Lối sống thiếu lành mạnh chính là nguyên do làm cho tỷ lệ người bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng gia tăng, thậm chí trẻ hóa. Do đó, xây dựng một phong cách sống khoa học là một trong những lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia y tế gửi đến bạn. Ở những trường hợp gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống cũng đã có thể điều trị được căn bệnh này.

Những nguyên tắc liên quan sinh hoạt giúp điều trị gan nhiễm mỡ bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bổ sung những thực phẩm giàu các acid béo không bão hòa như omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hải sản, dầu thực vật... Hạn chế dùng những loại thịt đỏ, mỡ, nội tạng động vật có chứa nhiều triglycerid và cholesterol.
  • Tăng cường thêm chất xơ từ rau xanh và các vitamin C, E, B có nhiều trong hoa quả và các loại hạt ngũ cốc.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Giảm tối đa tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, thức ăn bán sẵn, đồ ngọt chứa nhiều đường, muối.
  • Tăng cường tập luyện thể dục để kiểm soát cân nặng và kích thước vòng bụng.
  • Không ăn quá muộn sau 8 giờ tối và thức khuya.

Thực phẩm chứa omega 3 tốt cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ

Thực phẩm chứa omega 3 tốt cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ

>>> Xem thêm: Người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng gì, ăn gì? Cần chú ý ngay!

Sử dụng thảo dược là cách điều trị gan nhiễm mỡ

Sử dụng thảo dược để điều trị gan nhiễm mỡ là biện pháp an toàn, hiệu quả và đã được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian qua hàng nghìn năm của ông cha ta.

Tinh chất nghệ, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá là những nguồn nguyên liệu có tác dụng tốt giúp giảm mỡ máu và mỡ gan. Nhưng nổi bật nhất phải kể đến lá sen, loại thảo dược nổi tiếng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu và gan nhiễm mỡ.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp tại Hàn Quốc cho thấy: Chiết xuất lá sen làm giảm nồng độ lipid máu bao gồm triglycerid và cholesterol toàn phần trong máu, đồng thời giúp nồng độ HDL-C (cholesterol tốt) tăng cao hơn so với nhóm không đối chiếu không sử dụng.

Từ đó chứng minh tác dụng của dịch chiết lá sen trong hỗ trợ giảm tình trạng máu nhiễm mỡ, giảm tích tụ mỡ trong gan. Dùng các sản phẩm có chứa thành phần lá sen là phương pháp phòng bệnh gan nhiễm mỡ an toàn mà hiệu quả bạn nên thử.

Chiết xuất lá sen giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ trong gan

Chiết xuất lá sen giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ trong gan

Lipidcleanz - Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, năm 2017, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz chứa thành phần chính cao lá sen dưới dạng viên nén tiện dùng, giúp loại bỏ tạp chất, giữ lại tối đa các dưỡng chất. Đây được coi là giải pháp giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.

Lipidcleanz chứa các thảo dược tốt nhất cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Lipidcleanz chứa các thảo dược tốt nhất cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Ngoài cao lá sen, trong Lipidcleanz còn chứa những thảo dược đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa có tác dụng sinh học tốt giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ như cao hoàng bá và chiết xuất tỏi. 

Sự xuất hiện của curcumin chiết xuất từ củ nghệ ở dạng cucurma phospholipid có ưu thế vượt trội, đem đến khả năng chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, thúc đẩy chuyển hóa lipid, tăng cường vận chuyển mỡ từ máu vào mô và hạn chế dư thừa mỡ tại gan.

Trong sản phẩm Lipidcleanz còn có sự xuất hiện của vitamin B5 và Acid alpha lipoic (ALA) có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và gốc tự do cực mạnh, đốt cháy mỡ tại mô. Những thành phần này giúp bảo vệ tế bào gan và giúp tăng cường chuyển hóa mỡ tạo thành năng lượng giúp hạ mỡ máu, giảm mỡ gan, giảm cân không gây mệt mỏi

Lipidcleanz - Giải pháp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Lipidcleanz - Giải pháp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

dat-mua-ngay

Lipidcleanz giải pháp giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan và các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid khác từ đó ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và những biến chứng của căn bệnh này hiệu quả.

Đã có được nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz và đánh giá cao. Ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, Hà Nội) đã cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ máu cao nhờ dùng Lipidcleanz. Cũng lắng nghe tâm sự của ông Phong trong video dưới đây. 

Ông Phong đã giảm được triglycerid máu từ 5.38 mmol/L xuống còn 1.78 mmol/L chỉ sau 3 tháng sử dụng

Để bảo vệ gan bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz theo đợt từ 3-6 tháng. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về điều trị gan nhiễm mỡ và sản phẩm Lipidcleanz hãy liên hệ hotline 0917185170 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3002571/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2563793/