Trong xã hội hiện đại, gan nhiễm mỡ đang ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện và điều trị hiệu quả có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Bài viết dưới đây sẽ trình bày các thông tin quan trọng về gan nhiễm mỡ mà bạn không thể bỏ qua.

Tổng quan về gan nhiễm mỡ 

Gan được biết tới là cơ quan tổng hợp và dự trữ các chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể như: Tổng hợp protein, yếu tố đông máu, lipid, dự trữ glucose,... Bất kỳ tổn thương gan nào dù là nhỏ đều gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? 

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mà lượng mỡ bị tích tụ nhiều trong gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động và chức năng gan. Lượng mỡ trong gan ở người bình thường là 2 - 4% trọng lượng gan. Với người bị gan nhiễm mỡ, tỷ lệ này sẽ từ 5% trở lên.

hinh-anh-gan-nhiem-mo.webp

Hình ảnh gan nhiễm mỡ

3 mức độ gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ được chia làm 3 mức độ với những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

- Gan nhiễm mỡ độ 1: Lúc này, lượng mỡ chiếm từ 5 - 10% trọng lượng gan. Đây được coi là giai đoạn nhẹ, thường không có triệu chứng và cũng không gây ảnh hưởng tới chức năng gan. Người bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn này thì có thể hoàn toàn khỏi hẳn.

- Gan nhiễm mỡ độ 2: Lượng mỡ chiếm 10 - 25% trọng lượng gan. Ở giai đoạn này, khi siêu âm gan có thể thấy mỡ xuất hiện rõ trên cơ hoành và nhu mô gan. Người bị gan nhiễm mỡ độ 2 có thể xuất hiện triệu chứng như ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Vì đây là những triệu chứng phổ biến nên nhiều người còn chủ quan ở giai đoạn này.

- Gan nhiễm mỡ độ 3: Gan nhiễm mỡ độ 2 không được điều trị sớm sẽ tiến triển sang mức độ 3. Gan nhiễm mỡ độ 3 được xác định khi lượng mỡ chiếm đến hơn 30% trọng lượng gan, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, ban vàng nổi trên da,... Gan nhiễm mỡ độ 3 nếu không được điều trị đúng cách có thể tiến triển tới trường hợp xấu nhất là tử vong.

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, nhưng chủ yếu bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh và mắc các bệnh lý nền. Cụ thể:

  • Gan nhiễm mỡ do rượu: Việc thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng lượng NADH trong gan. Đây là một coenzym làm tăng tổng hợp triglyceride và các chất béo tại gan, dẫn tới gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương tế bào gan, dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
  • Thừa cân - béo phì: Tăng cân không kiểm soát hay béo phì là yếu tố nguy cơ gây tình trạng gan nhiễm mỡ. Khi tiêu thụ quá mức lượng chất béo khiến cơ thể không chuyển hóa được hết sẽ gây tích tụ tại gan.
  • Bị tiểu đường: Lượng acid béo tự do trong máu tăng cao khi bị tiểu đường. Khi đó, gan sẽ tăng chuyển hóa các acid béo tự do thành triglyceride dẫn tới tăng lượng mỡ trong gan.
  • Sút cân nhanh: Ở người bị sút cân quá nhanh, cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein dẫn tới triglyceride tích tụ tại gan, thời gian dài sẽ gây gan nhiễm mỡ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như kháng sinh tetracycline, nhóm corticoid hay thuốc điều trị lao phổi có thể gây tác dụng phụ là gan nhiễm mỡ.
  • Rối loạn lipid máu: Khi bị rối loạn lipid máu, hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu đều tăng cao khiến gan không chuyển hóa được hết. Lipid tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ.

roi-loan-lipid-mau-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-ra-gan-nhiem-mo.webp

Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ

>>> XEM THÊM: Cách trị gan nhiễm mỡ từ thiên nhiên

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

Lượng mỡ tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động và chức năng gan. Nhiều người bị gan nhiễm mỡ nhưng chủ quan không điều trị dẫn tới viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

- Viêm gan: Tình trạng mỡ bao quanh các tế bào gan làm giảm chức năng gan, hạn chế khả năng đào thải độc tố của gan. Điều này khiến gan dễ bị tấn công bởi các yếu tố có hại, dẫn tới tình trạng viêm gan. 

- Xơ gan: Người bị gan nhiễm mỡ độ 3 (tổng lưỡng mỡ vượt trên 30% trọng lượng gan) có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan. Tình trạng xơ gan ngày càng nặng, các sợi xơ càng nhiều khiến tế bào gan bị tổn hại nặng nề. Gan lúc này đã bị biến đổi cấu trúc và suy kiệt mà không thể hồi phục. 

- Ung thư gan: Nhắc tới ung thư thì chắc hẳn ai cũng hiểu được mức độ nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị tốt. Xơ gan lâu ngày sẽ tiến triển thành ung thư gan và làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Bệnh gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không?

Bệnh gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không là thắc mắc được phần lớn người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi bệnh gan nhiễm mỡ sẽ càng cao nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Tuyệt đối tuân thủ điều trị, nghe theo lời dặn của các chuyên gia y tế.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì lối sống điều độ.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ cho hiệu quả nhanh

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thường được áp dụng:

Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ 

Cho tới hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tình trạng gan nhiễm mỡ. Hầu hết các thuốc được sử dụng chỉ tác động vào nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Cụ thể:

  • Người bị bệnh nền là rối loạn lipid máu được chỉ định các thuốc hạ mỡ máu như: Nhóm fibrat (fenofibrat, bezafibrat,...), nhóm statin không chuyển hóa kéo dài qua gan (rosuvastatin, pravastatin,...).
  • Người bị bệnh nền là đái tháo đường được chỉ định thuốc tăng nhạy cảm insulin như metformin, pioglitazone,...
  • Methionin: Một loại acid amin có tác dụng tăng cường các quá trình hòa tan mỡ thừa tại gan, từ đó giúp giải độc và cải thiện chức năng gan.

mot-so-thuoc-co-the-duoc-dung-trong-dieu-tri-gan-nhiem-mo.webp

Một số thuốc có thể được dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ

Ngoài ra, tiêm phòng virus viêm gan A, B, C cũng góp phần làm giảm nguy cơ dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Người bị gan nhiễm mỡ cần xây dựng lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh bằng cách:

  • Giảm cân ở những người béo phì đang mắc gan nhiễm mỡ. Giảm cân sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gan, đồng thời giảm kháng insulin, từ đó cải thiện gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, người bệnh nên giảm cân từ từ, vì nếu giảm quá nhanh sẽ gây nhiều tác động xấu tới gan.
  • Tập thể dục đều đặn và ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường chức năng gan.
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh stress, căng thẳng gây ảnh hưởng xấu tới gan.
  • Không sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích làm tăng áp lực cho gan.

>>> XEM THÊM: Gan nhiễm mỡ ăn thịt bò được không?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gan nhiễm mỡ

Một trong những nguyên nhân chính của gan nhiễm mỡ là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Vì vậy, để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, người mắc cần lưu ý một số điểm sau trong chế độ dinh dưỡng:

  • Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn thay vì mỡ động vật do trong mỡ động vật chứa lượng lớn cholesterol khiến bệnh nặng thêm.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày để cung cấp vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng giúp chức năng gan được cải thiện hiệu quả.
  • Nên ăn nhiều cá biển giúp bổ sung omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trình, cá ngừ,...
  • Bổ sung các loại hạt như hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt óc chó,... 
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán và các loại đồ ăn nhanh do có chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Hạn chế tối đa việc ăn mỡ, nội tạng động vật và các loại thịt đỏ do chúng có chứa nhiều cholesterol.
  • Hạn chế dùng những loại đồ uống hại gan như nước ngọt, rượu bia,… 

nguoi-bi-gan-nhiem-mo-can-xay-dung-che-do-dinh-duong-khoa-hoc.webp

Người bị gan nhiễm mỡ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Bảo vệ gan được coi là biện pháp tối ưu nhất để phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, cá béo, các loại hạt, ngũ cốc. Giảm ăn thịt đỏ, mỡ và nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,...
  • Tập thể dục đều độ: Việc vận động thường xuyên giúp tăng thải độc gan. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để tập thể dục hoặc chơi thể thao.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn và chất kích thích.
  • Khám định kỳ 1 năm 2 lần để theo dõi chỉ số mỡ gan và phát hiện kịp thời các bệnh lý ở gan.

Lipidcleanz - Giải pháp giúp cải thiện gan nhiễm mỡ an toàn, hiệu quả

Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng của gan nhiễm mỡ và ngăn ngừa tái phát. Tiêu biểu trong những sản phẩm thiên nhiên cho người bị gan nhiễm mỡ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-lipidcleanz-giup-cai-thien-tinh-trang-gan-nhiem-mo.webp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Lipidcleanz có thành phần chính cao lá sen, kết hợp cùng chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Đặc biệt, thành phần chính cao lá sen đã được nghiên cứu tại Trung Quốc bởi chuyên gia Cheng - Hsun Wu và cho thấy: Lá sen giúp ức chế enzyme HMG - CoA, nhờ vậy giúp giảm tổng hợp mỡ ở gan. Lipidcleanz còn giúp cải thiện rối loạn lipid máu, giảm cân và tăng cường sức khỏe của cơ thể. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm theo từng đợt từ 3 – 6 tháng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz đã được nhiều người sử dụng và đánh giá cao, tiêu biểu như ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, trú tại Hà Nội). Ông Phong đã cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ máu cao nhờ dùng Lipidcleanz. Xem thêm về cơ chế giảm mỡ máu, mỡ gan của Lipidcleanz qua video sau:

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý hết sức nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện ở giai đoạn sớm cũng như điều trị đúng cách thì sẽ tiến triển nhanh và gây ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan,... Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu có thắc mắc về gì về gan nhiễm mỡ cũng như sản phẩm Lipidcleanz, hãy liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn.

Link tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

https://my.clevelandclinic.org/health/

https://www.webmd.com/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/