Cholesterol là chất béo quan trọng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu thành nên tế bào, các hormone. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng quá cao so với mức bình thường sẽ gây nên nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, trong đó có biến chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên rất nguy hiểm.

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Bình thường, gan tổng hợp cholesterol từ nguồn thực phẩm, đường, đạm,… Sau đó, cholesterol đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, mô để thực hiện những chức năng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid thì gan có thể sản xuất quá nhiều hoặc mô, tế bào hạn chế tiêu thụ cholesterol. Lúc này, cholesterol bị ứ trệ tại máu, gây cholesterol máu cao (còn được gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ).

Để biết có bị cholesterol cao hay không, bạn cần đến các xét nghiệm máu để tìm ra nồng độ các chỉ số mỡ máu sau: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglyceride và cholesterol toàn phần (tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglyceride). Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu giúp bạn biết khi nào các chỉ số trên an toàn hoặc bất thường:

Bảng chỉ số mỡ máu 

Bảng chỉ số mỡ máu

Theo đó, bạn sẽ có cholesterol cao khi có một hoặc nhiều trường hợp sau xảy ra:

- Cholesterol toàn phần ≥ 5,2 mmol/L.

- LDL-cholesterol ≥  3,3 m

- HDL-cholesterol ≤ 1,3 mmol/L

- Triglyceride ≥ 2,2 mmol/L.

>> Xem thêm: Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?

Cách giảm cholesterol nhờ uống sinh tố

Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu cholesterol có thể gây cholesterol cao. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm cholesterol hiệu quả nhờ một số cách làm và các loại sinh tố sau đây:

Chọn thành phần sinh tố giảm cholesterol

- Bổ sung thêm rau: Một nhóm thực phẩm tuyệt vời cho món sinh tố và giải pháp giúp giảm cholesterol là ăn rau. Chúng có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Chế độ ăn giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL. Chất xơ hòa tan cũng giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Các loại rau tốt nhất giúp giảm cholesterol bao gồm: Rau xanh đậm (như rau bina, cải xoăn hoặc củ cải xanh), bí ngô và dưa chuột.

- Thêm trái cây giàu chất chống oxy hóa: Trái cây là một thành phần phổ biến để làm sinh tố. Vị ngọt tự nhiên, chất dinh dưỡng và lượng calo thấp của chúng giúp giảm cholesterol hiệu quả. Trái cây không chỉ có lượng calo thấp một cách tự nhiên mà còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol. Những lựa chọn trái cây tốt bao gồm: Quả việt quất, táo, nho, dâu tây, bơ và trái cây họ cam quýt.

 Việt quất là sự lựa chọn tuyệt vời cho món sinh tố của bạn

Việt quất là sự lựa chọn tuyệt vời cho món sinh tố của bạn

- Thêm yến mạch: Ngũ cốc này nhiều chất xơ. Thêm yến mạch vào chế độ ăn uống là cách đơn giản để giảm và quản lý cholesterol. Ngoài việc ăn bột yến mạch, bạn có thể thêm yến mạch vào sinh tố.

Yến mạch rất tốt trong việc giảm cholesterol là bởi vì chúng có nhiều chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này (cũng được tìm thấy trong đậu thận, lúa mạch và mận khô) đặc biệt là làm giảm LDL của bạn.

- Bổ sung nguồn chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh rất tốt cho tim và giúp giảm cholesterol. Chúng bao gồm: Quả óc chó, hạnh nhân, quả bơ, hạt lanh, hạt chia,… Bạn hãy bổ sung các thực phẩm trên vào món sinh tố rồi từ từ thưởng thức nhé.

- Trộn sinh tố với nước cam: Điều này giúp sinh tố dễ uống. Trộn với nước cam sẽ làm cho món sinh tố của bạn dễ thưởng thức, từ đó làm giảm cholesterol.

- Thêm bột whey protein: Để cung cấp cho món sinh tố của bạn thêm lượng protein và tăng cường chức năng giảm cholesterol, hãy trộn thức uống của bạn với bột whey protein. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung whey protein vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm cholesterol LDL và tổng mức cholesterol.

Cách làm sinh tố giúp giảm cholesterol

- Sinh tố bơ việt quất

Pha trộn các thành phần sau: 1 cốc quả việt quất đông lạnh, 1/2 quả bơ, 1 cốc nước dừa, nước ép 1 quả chanh, 1 khẩu phần bột vani whey protein và 4 viên đá. Cho vào máy xay và xay đến khi các thành phần hoàn toàn mịn màng. Nếu cần tăng thêm độ ngọt, bạn có thể thêm một chút mật ong. Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng hàm lượng chất dinh dưỡng của món sinh tố này, hãy thêm chút rau bina hoặc cải xoăn.

 Sinh tố bơ, việt quất rất tốt cho người bị cholesterol cao

Sinh tố bơ, việt quất rất tốt cho người bị cholesterol cao

- Làm sinh tố rau xanh truyền thống: Đây là một bữa ăn nhẹ lành mạnh cổ điển. Các thành phần trong món sinh tố này có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol hiệu quả. Bạn chuẩn bị các thành phần sau: 1/2 quả dưa chuột còn vỏ, 2 bát củ cải xanh, 2 cọng cần tây, 1 quả đào, 1 quả cam đã gọt vỏ, 1/4 quả bơ và nước. Cho chúng vào máy xay và trộn các thành phần này cho đến khi chúng hoàn toàn mịn màng. Nếm và thêm một chút mật ong nếu bạn muốn nó ngọt hơn.

- Làm sinh tố bột yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm giúp giảm cholesterol rất tuyệt vời. Bạn có thể trộn các thành phần sau: 1/4 chén bột yến mạch, 1/4 cốc nước, 1/2 cốc sữa, 1/3 cốc sữa chua, 1/2 muỗng cà phê quế, 1 quả táo, 1 muỗng cà phê vani, 1 muỗng nước chanh và một vài viên đá.

Trộn các thành phần này cho đến khi hoàn toàn mịn màng và sánh mịn. Hãy thêm một chút si-rô trái cây yêu thích nếu bạn muốn nó ngọt hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm cholesterol

- Nên ăn thịt nạc: Thêm sinh tố với các thành phần làm giảm cholesterol là một cách tuyệt vời để quản lý sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn thịt nạc và các loại protein khác trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Một số loại thịt và nguồn protein có nhiều chất béo bão hòa giúp chống lại tình trạng cholesterol cao. Ngoài ra, nên tránh xa các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội và salami.

 Các loại thịt nguội không tốt cho người bị cholesterol cao

Các loại thịt nguội không tốt cho người bị cholesterol cao

- Tránh xa carbohydrate tinh chế: Carbohydrate chế biến có thể làm tăng mức cholesterol. Bạn nên hạn chế những thực phẩm này một cách đáng kể để giúp kiểm soát mức cholesterol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều carbohydrate chế biến dẫn đến mức cholesterol và triglyceride cao hơn. Carbohydrate chế biến bao gồm: Bánh mì trắng, gạo trắng, pizza, ngũ cốc ăn sáng có đường, bánh ngọt và thực phẩm làm từ nhiều đường (đồ uống ngọt, kem, bánh hoặc kẹo).

- Ăn nhiều chất xơ: Ngoài việc tránh các thực phẩm có thể làm tăng cholesterol, bạn nên bổ sung thực phẩm giúp giảm cholesterol. Thực phẩm có nhiều chất xơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol. Các nhóm thực phẩm nhiều chất xơ nhất bao gồm: Trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Ngoài việc thực hiện các sửa đổi chế độ ăn uống, có rất cách thay đổi lối sống để giảm cholesterol, ví dụ như tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục giúp kiểm soát mức cholesterol của bạn bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm mức chất béo trung tính có hại.

- Hạn chế rượu và bỏ thuốc lá: Ngoài việc tập thể dục, hãy cân nhắc hạn chế uống rượu và bỏ hút thuốc. Cả hai hành vi này có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Hút thuốc ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Nó làm cứng động mạch và làm tăng huyết áp của bạn. Bỏ hút thuốc có thể giúp tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt), giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Giống như hút thuốc, tiêu thụ một lượng lớn rượu cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol và lipid. Do đó, bạn nên từ bỏ 2 thói quen này.

 Hạn chế uống rượu giúp cải thiện nồng độ cholesterol

Hạn chế uống rượu giúp cải thiện nồng độ cholesterol

>> Xem thêm: Rối loạn lipid máu là bệnh gì?

Sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm, áp dụng những biện pháp thay đổi lối sống như ở trên, người bị cholesterol cao nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược cho người bị bệnh mỡ máu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

 Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp tạo năng lượng, tăng cường chức năng gan, thận mà không gây mệt mỏi. Sản phẩm an toàn khi dùng lâu dài, không tương tác thuốc và không gây tác dụng phụ.

Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Bài viết đã giúp bạn tìm ra cách giảm cholesterol nhờ việc uống các loại sinh tố phù hợp. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để máu nhiễm mỡ không có cơ hội “làm phiền” bạn.

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, việc điều trị máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người

Ý kiến của chuyên gia

Người bị mỡ máu nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn trong video sau:

>> Xem thêm: Cách trị máu nhiễm mỡ tốt nhất hiện nay là gì? PGS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn

Quý độc giả có thắc mắc về cách giảm cholesterol và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Phương Mai