Thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, khoảng 29% người Việt trưởng thành bị mỡ máu cao. Do đó, rất nhiều người lo lắng tìm cách giảm mỡ máu nhanh nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh phải làm gì? Cách nào giúp hạ mỡ máu nhanh mà vẫn an toàn? Mời bạn xem thông tin trong bài viết sau!

Các chỉ số mỡ máu là gì?

Ban đầu, mỡ máu cao rất khó nhận biết bởi triệu chứng không rõ ràng. Lúc này, người mắc cần xét nghiệm máu để biết mình có bị bệnh hay không. 4 chỉ số mỡ máu bao gồm: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid, cholesterol toàn phần.

- Triglycerid còn được gọi là chất béo trung tính. Khi lượng calo tiêu thụ vào cơ thể không được sử dụng hết sẽ được chuyển thành triglycerid và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Khi cơ thể cần năng lượng, nó giải phóng chất béo trung tính.

- LDL- cholesterol được gọi là cholesterol “xấu” bởi có thể làm tắc nghẽn động mạch, từ đó, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.

- HDL–cholesterol: Các nghiên cứu ở cả nam và nữ cho thấy, HDL-cholesterol càng cao, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành càng thấp. Đây là lý do tại sao HDL-cholesterol được gọi là cholesterol "tốt".

- Cholesterol toàn phần: Cholesterol toàn phần là tổng lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Dấu hiệu bệnh mỡ máu cao

Ban đầu, dấu hiệu mỡ máu cao rất khó phát hiện bởi nó không rõ ràng. Theo thời gian, mỡ máu xấu (LDL-cholesterol) sẽ bám vào thành mạch máu và gây ra những mảng bám ngày càng dày trong thành động mạch, làm hẹp mạch máu và khiến lưu lượng máu đến các cơ quan đích như não, tim, các chi, thận,… bị suy giảm. Lúc này, người bệnh có thể nhận thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở, xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua hoặc tê bì, lạnh chân,...

Chế độ ăn uống giúp giảm mỡ máu nhanh nhất là gì?

20% mỡ của cơ thể được cung cấp từ nguồn thực phẩm mà hàng ngày chúng ta tiêu thụ. Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống giúp bạn hạ mỡ máu hiệu quả:

- Tăng lượng trái cây và rau quả: Đây là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng quan trọng, ít chất béo bão hòa và không có cholesterol. Chúng cũng giàu chất xơ, có tác dụng giảm cholesterol rất hiệu quả.

- Giảm lượng chất béo không lành mạnh: Chất béo bão hòa và không bão hòa làm tăng mức cholesterol trong máu. Chất béo chuyển hóa là tồi tệ nhất, vì vậy hãy hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Bạn nên chọn các sản phẩm sữa ít béo, những loại dầu lành mạnh như dầu ô liu và dầu hạt lanh thay vì bơ. Bên cạnh đó, nên loại bỏ mỡ từ da và thịt gia cầm.

- Nấu ăn với dầu ô liu – đây là một nguồn chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp giảm mức cholesterol toàn phần hiệu quả.

- Ăn nhiều tỏi: Là một phần của chế độ ăn ít chất béo, tỏi có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim. Nghiên cứu cho thấy, người dân các quốc gia ăn nhiều tỏi có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn.

- Ăn nhiều đậu: Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan rất tốt cho những người có mức cholesterol cao. Chúng ít chất béo và giàu chất dinh dưỡng như vitamin B, sắt và chất béo không bão hòa. Chúng cũng là một nguồn giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm mức cholesterol.

- Ăn bột yến mạch: Yến mạch nguyên chất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi cho tim như vitamin B, vitamin E và sắt. Đây cũng là một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời, làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Các loại hạt: Nguồn thực phẩm này rất giàu chất béo không bão hòa. Chúng bao gồm: Hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào, hạt dẻ cười,...

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung ở trên, người bị mỡ máu cao nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm sau:

- Nội tạng động vật: Đây là một món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao gấp nhiều lần so với những thực phẩm khác. Những người bị máu nhiễm mỡ và các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch,… không nên tiêu thụ nội tạng động vật.

- Thịt đỏ: Các loại thịt màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn nhanh từ thịt) có chứa nhiều chất béo và cholesterol, khiến tình trạng bệnh mỡ máu ngày càng nguy hại hơn. Do đó, người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

- Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào: Thức ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo. Khi hấp thụ vào cơ thể thì tình trạng mỡ máu cao sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa những món được chế biến dạng chiên, xào, thay vào đó, nên luộc, hấp hoặc nướng.

- Thực phẩm chứa nhiều đường: Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ cần hạn chế những thực phẩm như kem, bơ, bánh ngọt,… bởi chúng chứa nhiều đường, từ đó gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Lipidcleanz – Giải pháp giảm mỡ máu hiệu quả từ thảo dược

Máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Do đó, người mắc cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz được bào chế dạng viên nén tiện dụng, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... có tác dụng giảm mỡ máu thông qua cơ chế ức chế gan sản sinh mỡ, đồng thời tăng cường vận chuyển mỡ từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ. Sản phẩm an toàn cho người dùng, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về cách giảm mỡ máu nhanh nhất nhờ chế độ ăn uống. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định các chỉ số mỡ máu và bảo vệ sức khỏe, bạn nhé.

Quý độc giả có thắc mắc về cách giảm mỡ máu và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.