Cholesterol cao là tình trạng thường gặp ở người từ 40 – 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên hiện nay, không ít trẻ em, thanh thiếu niên cũng mắc bệnh này và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ bị cholesterol cao? Cách điều trị là gì? Mời bạn đọc thông tin bài viết sau!

Tình trạng cholesterol cao ở trẻ em

Nồng độ cholesterol cao có hại cho sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong năm 2014, hơn 7% trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ được phát hiện có cholesterol toàn phần tăng cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 1/5 trong số đó có cholesterol toàn phần cao và cholesterol HDL thấp. Nhiều trẻ em có vấn đề về cholesterol cao cũng đang mắc phải các vấn đề về cân nặng.

 Trẻ bị béo phì làm tăng nguy cơ mắc cholesterol cao

Trẻ bị béo phì làm tăng nguy cơ mắc cholesterol cao

Năm 2011, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ đã ra hướng dẫn rằng, tất cả trẻ em phải được xét nghiệm cholesterol trong độ tuổi từ 9 - 11 và một lần nữa ở độ tuổi 17 - 21. Ở trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm hoặc tăng cholesterol, nên xem xét sàng lọc sớm hơn.

>> Xem thêm: Rối loạn lipid máu là bệnh gì?


Cholesterol ở trẻ em: Khi nào quá cao?

Theo hướng dẫn của về kết quả xét nghiệm lipid máu, mức bình thường đối với trẻ em (tính bằng mg/dL) như sau:

- Tổng lượng cholesterol < 200 mg/dL.

- LDL cholesterol < 130 mg/dL.

- Cholesterol HDL > 40 mg/dL.

- Triglyceride (chất béo trung tính) < 130 mg/dL ở trẻ em từ 10 - 19 tuổi.

- Triglyceride < 100 mg/dL ở trẻ dưới 10 tuổi.

Di truyền có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của trẻ em. Một số trẻ em đã thừa hưởng tình trạng cholesterol cao được gọi là tăng cholesterol máu gia đình (FH). Ở những người khác, cholesterol cao có liên quan đến béo phì. Do đó, các gia đình hãy chú ý đến chế độ ăn uống, vận động của con em mình để duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh những hệ lụy tai hại cho sức khỏe.

 Bố mẹ bị cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ

Bố mẹ bị cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ

>> Xem thêm: Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?

Cách điều trị cholesterol cao cho trẻ em

Thay đổi lối sống là bước hành động đầu tiên nếu mức cholesterol không lành mạnh ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Trọng tâm là cần giảm cân nếu cần thiết, hoạt động thể chất hàng ngày và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hơn để giảm cholesterol.

Những gợi ý cho chế độ dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm:

- Ngừng ăn thức ăn nhanh bởi những thực phẩm này chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Hãy tránh cho trẻ ăn xúc xích, đồ chiên rán,… bởi chúng làm tăng nguy cơ bị béo phì và cholesterol cao.

- Ăn nhiều salad, trái cây và rau quả.

- Tập trung vào chất béo tốt từ các nguồn thực vật. Nếu bạn đang nấu ăn với bơ, hãy chuyển sang dầu ô liu.

- Thực hiện các biện pháp giảm mỡ máu cần thiết. Nếu bạn thường mua bánh quy phủ kem sô cô la, hãy chuyển sang bánh quy vani không có kem.

- Chuyển sang một bữa ăn cá hoặc ăn chay thay vì thịt 2 – 3 lần/ tuần. Các loại cá được khuyến khích tiêu thụ là cá giàu omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi,…

- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt bởi đây là đồ uống không tốt đối với sức khỏe của trẻ.

 Ăn nhiều cá tốt cho trẻ bị cholesterol cao

Ăn nhiều cá tốt cho trẻ bị cholesterol cao

- Hoạt động thể chất là một việc quan trọng khác để thay đổi lượng cholesterol. Trẻ em và thiếu niên cần ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, bao gồm aerobic (như đi bộ nhanh), tăng cường cơ bắp (chống đẩy) và tăng cường xương (chạy hoặc nhảy). Để giúp cho hoạt động thể chất của trẻ em hấp dẫn hơn, nên:

+ Cho trẻ tham gia vào một môn thể thao ở trường hoặc với các đội khác.

+ Gia đình có thể đi bộ cùng nhau 20 phút sau bữa tối để hướng tới mục tiêu giảm cholesterol.

+ Sử dụng các ứng dụng và chương trình để tạo động lực cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo sự phấn khích và hào hứng cho con bằng những món quà động viên nho nhỏ.

+ Khuyến khích cạnh tranh thân thiện giữa các anh chị em. Điều này có thể tạo động lực cho trẻ hoạt động hàng ngày.

Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên không tạo ra mức cholesterol lành mạnh hơn, con bạn có thể phải sử dụng các loại thuốc điều trị như statin. Tùy thuộc vào loại statin, các loại thuốc này được FDA chấp thuận cho trẻ em từ 7 - 8 tuổi trở lên bị tăng cholesterol máu gia đình. Điều trị sớm cholesterol cao giúp trẻ tránh đau tim ngay từ khi còn nhỏ. Tác dụng phụ của statin có thể bao gồm: Đau cơ, đau đầu, buồn nôn và các vấn đề khác. Ngoài ra, statin có thể tương tác với các loại thuốc khác nên cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

 Hãy thận trọng khi dùng statin điều trị cholesterol cao cho trẻ

Hãy thận trọng khi dùng statin điều trị cholesterol cao cho trẻ

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc ở trên, trẻ trên 6 tuổi có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

 Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng cholesterol cao ở trẻ em. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định nồng độ cholesterol và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.


Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, việc điều trị máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người

Ý kiến của chuyên gia

Giảm cholesterol trong máu hiệu quả bằng cách nào? PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh tư vấn trong video sau:

>> Xem thêm: Bị rối loạn chuyển hóa lipid máu có cần dùng thuốc không? PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh tư vấn

Quý độc giả có thắc mắc về cholesterol cao ở trẻ em và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Linh Nga