“Mỡ máu cao” dần trở thành cụm từ quen thuộc trong đời sống. Do đó, một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là “uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?”. Bởi, sử dụng thuốc luôn là giải pháp ban đầu dành cho người mỡ máu, tuy nhiên, ẩn sau đó là hàng loạt mối nguy hiểm với sức khỏe. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ lỡ bài viết sau!

Mỡ máu cao là gì?

Hiện nay, bệnh mỡ máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid, cholesterol cao) ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy con số đáng báo động: 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị còn cao hơn, lên đến 44,3%.

Đây là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu (thường là cao hơn). Bình thường, gan sản sinh ra 80% cholesterol của cơ thể, 20% còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Cholesterol được sản sinh sẽ đi từ gan, qua mạch máu đến các mô, tế bào để thực hiện chức năng sống của cơ thể như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên hormone, xây dựng tế bào,... Tuy nhiên, khi gan tổng hợp ra quá nhiều cholesterol hoặc quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào giảm thì cholesterol trong máu sẽ tăng lên và gây ra bệnh mỡ máu.

Các loại thuốc điều trị mỡ máu thông dụng

Máu nhiễm mỡ là tình trạng nguy hiểm của sức khỏe nhưng nhiều người không chú ý điều trị sớm. Hiện nay, việc sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định cho người mắc. Một số loại thuốc thông dụng bao gồm:

Statins

Đây thường là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ kê toa để giảm lipoprotein tỷ trọng thấp LDL – cholesterol gây hại cho sức khỏe. Thuốc cũng làm giảm chất béo trung tính – triglycerid và làm tăng lipiprotein tỷ trọng cao HDL – một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, statin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim như: Đau tim, xơ vữa động mạch,... Nhóm thuốc statins bao gồm:

- Atorvastatin.

- Fluvastatin.

- Lovastatin.

- Pitavastatin.

- Pravastatin.

- Rosuvastatin canxi.

- Simvastatin.

Niacin

Niacin là loại vitamin B còn được gọi là axit nicotinic, được tìm thấy trong thực phẩm nhưng cũng có sẵn ở liều cao bán theo đơn. Nó làm giảm cholesterol LDL và làm tăng cholesterol HDL.

Thuốc gắn axit mật

Đây là các loại thuốc có thể được gọi tên là “thuốc gắn axit mật” hoặc “chất cô lập acid mật”. Chúng dính vào mật từ gan và ngăn nó không bị hấp thu lại vào máu của bạn. Mật được làm chủ yếu từ cholesterol, vì vậy, những loại thuốc này làm giảm lượng cholesterol cung cấp của cơ thể. Những loại thuốc này bao gồm:

- Cholestyramine.

- Colesevelam.

- Colestipol.

Một loại thuốc khác có tên gọi là ezetimibe làm giảm cholesterol LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột non của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ở những người đã từng bị đau tim, thuốc có thể làm giảm một số nguy cơ gây bệnh tim khi bạn dùng statin.

Fibrates

Fibrates là loại thuốc giúp giảm lượng chất béo trung tính mà cơ thể bạn tạo ra và cũng có thể làm tăng cholesterol HDL của bạn. Các loại thuốc Fibrates bao gồm:

- Fenofibrate.

- Gemfibrozil.

Các chất ức chế PCSK9

Những loại thuốc này được sử dụng ở người không thể quản lý cholesterol thông qua lối sống và phương pháp điều trị statin. Chúng ngăn chặn một protein gọi là PCSK9 giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) ra khỏi máu của bạn hơn.

Thuốc chủ yếu được sử dụng ở những người trưởng thành thừa hưởng gen di truyền được gọi là "tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử", bao gồm:

- Alirocumab.

- Evolocumab.

Khi uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Sử dụng thuốc giảm mỡ máu trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn từ nhẹ đến nặng. Hầu hết các bác sĩ đều rất thận trọng trong việc kê toa thuốc và thường họ sẽ chọn loại phù hợp, đúng với chỉ định, liều lượng và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng, bao gồm:

- Đối với hệ gan mật: Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu có thể làm rối loạn chức năng gan như tăng men SGOT/SGPT. Nghĩa là làm hoại tử tế bào gan ít nhiều. Khi SGOT (ASAT) và SGPT (ALAT) tăng gấp 3 lần bình thường, bắt buộc phải ngừng thuốc đang dùng. Những trường hợp viêm gan cấp hoặc mạn tính có men gan tăng kéo dài thì cần chống chỉ định dùng thuốc trị tăng mỡ máu.

- Đối với hệ tiêu hóa: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn tiêu hóa (1%) như: Ăn uống khó tiêu, táo bón khi dùng thuốc nhóm fibrate; Đầy hơi (khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn) khi dùng thuốc nhóm statin.

- Đối với hệ thần kinh: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên.

- Đối với hệ da, cơ, xương, khớp: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm đau cơ khi sử dụng loại atorvastatin hoặc yếu cơ, đôi khi nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mề đay.

Một số lưu ý quan trọng khác là các thuốc điều trị giảm mỡ máu chống chỉ định cho phụ nữ có thai và phụ nữ thời kỳ đang cho con bú. Đối với nhóm fibrate nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn chính; Đối với nhóm thuốc statin thì uống trước hoặc sau ăn đều có tác dụng như nhau.

Bí quyết thảo dược loại bỏ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Xu thế hiện nay để giảm mỡ trong máu là kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thảo dược an toàn nhằm khắc phục những hạn chế của thuốc tây khi sử dụng kéo dài. Những phương pháp điều trị tây y chủ yếu ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp lipid, trong khi đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một sản phẩm chiết xuất từ thảo dược vừa có tác dụng ức chế tổng hợp, vừa tăng sử dụng lipid ở các mô, sản sinh năng lượng, tổng hợp tế bào, giúp giảm nhanh mỡ máu nhưng không mệt mỏi. Sản phẩm với các thành phần: Cao lá sen, dịch chiết tỏi, curcuma phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic - bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Đây là một sản phẩm đột phá giúp giảm mỡ máu nhanh nhưng không gây mệt mỏi, an toàn và có thể sử dụng lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Lipidcleanz có thành phần chính chiết xuất từ cao lá sen - vị thảo dược đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe, được dùng nhiều trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch. Chiết xuất từ lá sen có polyphenol, flavonoid gây ức chế hấp thu lipid và glucid, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid và điều hòa năng lượng nên làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol xấu đồng thời làm gia tăng cholesterol tốt. Đồng thời, cao lá sen còn có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, cao lá sen cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa nhờ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe của cơ thể… Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả, Lipidcleanz còn có sự góp mặt của các thành phần thảo dược như:

Chiết xuất tỏi (Allium sativum): Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, phospholipid, triglycerid, cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan.

Cucurma phospholipid: Curcumin là một hoạt chất rất phổ biến, được chiết xuất từ củ nghệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, curcumin giúp làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt.

Cao hoàng bá (Phellodedron amurense): Cao hoàng bá có hoạt chất chính là berberin. Các nghiên cứu cho thấy, berberin có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch thông qua tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần.

Vitamin B5: Sau khi vào cơ thể, vitamin B5 tồn tại dưới dạng dẫn chất pantethine. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, pantethine có tác dụng làm giảm lipid máu. Cơ chế hạ lipid máu của pantethine chưa rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tác dụng này thông qua cơ chế ức chế enzyme acetyl-CoA carboxylase và HMG-CoA reductase, do đó làm giảm lipid máu.

ALA (acid alpha lipoic): Acid alpha lipoic có thể làm tăng sự điều chỉnh lipid và lipoprotein thông qua cơ chế làm giảm sự tổng hợp cholesterol toàn phần và LDL thông qua hoạt tính của lipoprotein lipase hoặc do chuyển hóa cholesterol qua gan.

Kho tàng y học Việt Nam luôn chứa đựng nhiều bài thuốc quý giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Để hạn chế nhược điểm do thuốc tây y gây ra, bạn hãy lựa chọn sử dụng sản phẩm Lipidcleanz mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả nhé!.

Nếu bạn có thắc mắc về tác hại của thuốc tây y hạ mỡ máu hay muốn biết chi tiết về sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 0975 284 017 ( Zalo/Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Linh Ngân