Mỡ máu cao nếu được phát hiện và kiểm soát sớm có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, không phải cũng có may mắn này. Dưới đây là một số cách giảm mỡ máu tại nhà hiệu quả, an toàn và được chứng minh là giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời tránh các biến chứng rất hiệu quả. Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau!

Cholesterol là gì? Nguyên nhân gây cholesterol cao

Cholesterol là một loại chất béo (lipid) có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol để hoạt động bình thường. 80% cholesterol được sản sinh tại gan thông qua tổng hợp từ đường, đạm; 20% còn lại đến từ nguồn thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày.

Khi có nhiều hơn lượng cholesterol cần thiết trong cơ thể, nó sẽ bắt đầu tích tụ trong các động mạch. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Nếu không điều trị sớm, nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, đau tim và đột quỵ.

Cholesterol không thể tự di chuyển trong máu mà cần phải gắn với các protein, tạo thành lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein là:

- Lipoprotein mật độ thấp (LDL): Đây là cholesterol xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

- Lipoprotein mật độ cao (HDL) là cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ.

Vậy nguyên nhân nào gây tăng cholesterol (còn gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao)? Dưới đây là giải đáp cho thắc mắc này:

- Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans thường xuyên có thể làm tăng mức độ LDL-cholesterol.

- Thừa cân: Thừa cân có thể làm giảm mức cholesterol tốt (HDL) và tăng mức cholesterol xấu (LDL).

- Lười vận động có thể làm tăng mức LDL và tăng mức HDL của bạn.

- Tuổi tác và giới tính: Mức cholesterol LDL thường bắt đầu tăng sau tuổi 40 hoặc với phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh.

- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao dễ bị mắc bệnh này.

 Đàn ông trung niên có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Đàn ông trung niên có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Cách giảm mỡ máu tại nhà hiệu quả

Biện pháp giảm mỡ máu đầu tiên mà chuyên gia nào cũng khuyên bạn là cần có lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng bao gồm:

- Tăng mức magiê của bạn: Nhiều chuyên gia cho rằng, magiê hoạt động như một statin tự nhiên, hạn chế sản xuất cholesterol của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều magiê bao gồm: Mầm lúa mì, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, hạt lúa mì, hạt kê, quả óc chó, lúa mạch đen, sô cô la đen.

- Bổ sung vitamin C: Là một chất chống oxy hóa, vitamin C giúp giảm viêm. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, nồng độ cholesterol LDL và tryglyceride trong huyết thanh giảm đáng kể khi bổ sung ít nhất 500mg vitamin C/ngày. Một số nguồn vitamin C tốt bao gồm: Trái cây có múi như cam, bưởi, chanh; quả kiwi; đu đủ; dâu tây; dứa; ớt chuông ngọt, xanh hoặc đỏ; các loại rau họ cải như cải bắp, súp lơ, bông cải xanh và cải xoăn; khoai lang.

- Uống trà xanh: Catechin, một thành phần của trà xanh đã được chứng minh làm giảm LDL. Trong nghiên cứu năm 2007, các tình nguyện viên tiêu thụ tương đương 6 - 7 tách trà xanh mỗi ngày và đã có sự thay đổi đáng kể về nồng độ LDL huyết tương một cách rất tích cực.

- Bổ sung vitamin K2 vào chế độ ăn uống của bạn: Vitamin K2 giúp làm giảm cholesterol, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nguồn vitamin K2 tốt nhất là natto - một loại đậu nành lên men. Các nguồn vitamin K2 khác bao gồm: Pate gan ngỗng, phô mai, lòng đỏ trứng, bơ và gan gà.

- Ăn bột yến mạch: Chất xơ hòa tan trong yến mạch giúp giảm mức cholesterol toàn phần và LDL.

- Đảm bảo tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường: Suy giáp thường liên quan với mức cholesterol cao. Do đó, cải thiện chức năng tuyến giáp có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên.

- Ăn việt quất: Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, việc ăn quả việt quất giúp cải thiện tích cực chức năng mạch máu. Quả việt quất có nhiều chất chống oxy hóa, làm giảm viêm.

- Ăn táo mỗi ngày: Một nghiên cứu năm 2011 của các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Florida cho thấy, phụ nữ lớn tuổi ăn táo mỗi ngày đã giảm mức cholesterol LDL 23% trong vòng 6 tháng và tăng mức cholesterol HDL lên 4%. Phụ nữ ăn táo cũng giúp giảm cân hiệu quả.

- Sử dụng dầu dừa: Trong một nghiên cứu năm 2011, người phụ nữ tiêu thụ khoảng 2 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày đã tăng mức HDL, giảm tỷ lệ LDL/HDL và giảm vòng eo.

- Thêm tỏi vào chế độ ăn uống: Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2012 đã phân tích 26 thử nghiệm lâm sàng và phát hiện ra rằng, tỏi có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm mức cholesterol, cụ thể là mức cholesterol toàn phần và chất béo trung tính (triglyceride). Tỏi dường như không có ảnh hưởng đáng kể đến HDL và LDL. Tỏi cũng chống virus, kháng khuẩn, chống nấm, giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng gan.

- Bổ sung dầu cá: Dầu cá rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm, giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL.

- Ăn các loại hạt: Giống như dầu cá, các loại hạt cũng có nhiều axit béo omega-3 và magiê. Do đó, nên bổ sung các loại hạt như óc chó, hạnh nhân,… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

- Tập thể dục: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó có tác dụng làm giảm chất béo trung tính, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL).

- Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Quý độc giả có thắc mắc về cách giảm mỡ máu tại nhà và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.