Máu nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ, trong đó máu nhiễm mỡ độ 1 được coi là tình trạng nhẹ nhất. Nếu được phát hiện trong giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vậy, làm thế nào để nhận biết và điều trị khỏi máu nhiễm mỡ cấp độ 1. Xem ngay trong bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ độ 1 là gì?

Trước khi tìm hiểu máu nhiễm mỡ độ 1 là gì thì hãy điểm qua một số thông tin về bệnh mỡ máu. Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, bệnh mỡ máu, cholesterol cao) là tình trạng các chỉ số mỡ máu tăng cao. Ngày càng có nhiều người mắc bệnh và xu hướng đang trẻ hóa. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, 29% người Việt trưởng thành bị máu nhiễm mỡ ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ này ở người dân thành thị lên đến 44,3%.

Nếu trước đây, độ tuổi bị máu nhiễm mỡ phổ biến nhất là trên 55, thì hiện nay, số người từ 25 - 44 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh đã tăng cao bất thường. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng hầu hết người mắc còn chủ quan, không điều trị từ sớm, dẫn đến những sự cố đáng tiếc, thậm chí gây tử vong.

Máu nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn từ 1 – 3 dựa trên mức độ trầm trọng của bệnh. Máu nhiễm mỡ cấp độ 1 là tình trạng nhẹ nhất, chớm phát triển. Lúc này, bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhiều người thậm chí không biết mình bị bệnh. Cách duy nhất để phát hiện bệnh là đi khám sức khỏe. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành máu nhiễm mỡ độ 2, 3, gây biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng người mắc.

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ rất đa dạng. Dựa trên nhiều yếu tố, các chuyên gia phân nó thành 2 loại là: Nguyên phát và thứ phát.

Máu nhiễm mỡ nguyên phát

Các yếu tố di truyền gây ra rối loạn lipid máu nguyên phát. Chúng bao gồm:

- Tăng lipid máu gia đình kết hợp: Thường phát triển ở thanh thiếu niên, thanh niên và có thể dẫn đến máu nhiễm mỡ trong tương lai.

- Tăng triglycerid máu gia đình, dẫn đến mức chất béo trung tính cao.

- Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL.

Máu nhiễm mỡ thứ phát

Rối loạn lipid máu thứ phát xuất phát do lối sống hoặc các bệnh khác gây ra. Đây là yếu tố có thể thay đổi được. Một số nguyên nhân gây rối loạn lipid máu thứ phát bao gồm: Béo phì, đặc biệt là béo bụng; Mắc bệnh tiểu đường, suy giáp; Nghiện rượu; Hội chứng buồng trứng đa nang; Hội chứng chuyển hóa; Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans; Hội chứng Cushing; Bệnh viêm ruột; Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như HIV; Phình động mạch chủ bụng,...

Một số yếu tố rủi ro gây máu nhiễm mỡ bao gồm: Lười vận động; Hút thuốc lá; Sử dụng một số loại thuốc; Bệnh lây truyền qua đường tình dục; Mắc bệnh thận hoặc gan mạn tính; Tuổi già; Gia đình có người bị máu nhiễm mỡ.

Điều trị máu nhiễm mỡ ra sao?

Máu nhiễm mỡ độ 1 có thể được chữa khỏi nếu người mắc phát hiện sớm. Người bị cholesterol cao có thể điều trị theo nhiều cách dựa trên sự hướng dẫn của các chuyên gia. Một số cách quan trọng nhất bạn có thể kiểm soát cholesterol bao gồm:

- Thay đổi lối sống: Tình trạng cholesterol cao thường được cải thiện khi thay đổi lối sống. Những thay đổi lối sống sau đây được chứng minh là hữu ích:

+ Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, chạy hoặc các hình thức tập thể dục khác sẽ giúp bạn giữ mức cholesterol trong mức an toàn. Hãy dành ra ít nhất 30 phút/ngày để vận động, cố gắng đi bộ đến chỗ làm nếu nhà gần hoặc đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy.

+ Dinh dưỡng và thực phẩm: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,… Hạn chế ăn các loại thức ăn như thịt đỏ, đồ chiên rán, mỡ động vật, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật,….

+ Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì: Giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

+ Ngừng hút thuốc: Nếu bạn là người hút thuốc thì bỏ thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất giúp kiểm soát cholesterol và phòng tránh bệnh tim.

+ Hạn chế uống rượu: Rượu, bia là loại đồ uống khiến chỉ số triglycerid tăng lên rất cao. Điều này có thể gây viêm tụy, ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, rượu cũng làm giảm hiệu quả điều trị của một số loại thuốc. Do đó, bạn hãy hạn chế uống rượu.

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp bạn kiểm soát cholesterol như nhóm thuốc statin, thuốc ức chế acid mật,… Tuy nhiên, đừng tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia bởi chúng có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm.

- Bên cạnh việc thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược cho người bị rối loạn lipid máu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Người dùng nên sử dụng sản phẩm theo từng đợt từ 3 – 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máu nhiễm mỡ độ 1 và cách điều trị hiệu quả. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để máu nhiễm mỡ sớm được đẩy lùi, bạn nhé!

Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu hiệu quả

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Ý kiến của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Nếu đã bị rối loạn lipid máu, người mắc cần chú ý không ăn dư thừa calo, không ăn nhiều mỡ động vật, không uống bia rượu, hút thuốc lá”. Xem thêm tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trong video sau:

Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ độ 1 và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.