Theo ước tính, hơn 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ, trong đó, tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%. Vậy máu nhiễm mỡ nguyên nhân và cách điều trị là gì? Có cách nào kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ an toàn không? Làm sao để phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu, mỡ máu cao) là tình trạng các chất béo trong máu cao hoặc thấp hơn mức an toàn. Máu chứa 3 loại chất béo chính: Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), chất béo trung tính (triglyceride). Nếu bạn bị rối loạn lipid máu, điều đó thường có nghĩa là mức LDL, triglyceride quá cao hoặc mức HDL quá thấp.
- Cholesterol LDL được coi là cholesterol xấu bởi vì nó có thể tích tụ và hình thành mảng bám trên thành động mạch, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- HDL là cholesterol tốt vì nó giúp loại bỏ LDL dư thừa ra khỏi máu.
- Triglyceride đến từ lượng calo tiêu thụ nhưng không được đốt cháy ngay. Chúng lưu trữ trong các tế bào chất béo và giải phóng dưới dạng năng lượng khi cơ thể cần. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều calo hơn lượng đốt cháy, triglyceride sẽ bị dư thừa.
Triglyceride đến chủ yếu từ nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày
Triệu chứng máu nhiễm mỡ ban đầu thường khó phát hiện nên các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Triệu chứng lâm sàng rối loạn lipid máu
Máu nhiễm mỡ nguyên nhân và cách điều trị là gì?
Hiểu được máu nhiễm mỡ có nguyên nhân và cách điều trị là gì sẽ giúp người mắc bệnh hạ mỡ máu hiệu quả, từ đó tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Có nhiều yếu tố có thể gây máu nhiễm mỡ, từ rối loạn di truyền đến lối sống của bạn. Các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể được chia thành 2 loại chính là nguyên phát hoặc thứ phát.
Rối loạn mỡ máu nguyên phát đề cập đến mức lipid bất thường được gây ra bởi một gen đột biến hoặc gen di truyền từ cha, mẹ hoặc cả 2. Các gen khiếm khuyết có thể gây ra sự thanh thải bất thường của lipid hoặc làm thay đổi cách thức một số lipid được tạo ra trong cơ thể. Những người mắc chứng rối loạn mỡ máu nguyên phát liên quan đến tăng LDL có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch sớm trong đời, dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
Trong khi đó, rối loạn lipid máu thứ phát phổ biến hơn và xảy ra do nhiều yếu tố liên quan đến một số khía cạnh trong lối sống hoặc điều kiện y tế nhất định. Tăng lipid máu thứ phát có thể được gây ra bởi:
- Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường;
- Lười tập thể dục;
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc điều trị HIV, thuốc tránh thai;
- Bị bệnh gan;
- Lạm dụng rượu;
- Hút thuốc lá;
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ
- Không điều trị bệnh suy giáp;
- Bệnh tiểu đường không được kiểm soát;
- Bị bệnh cường giáp hoặc một số bệnh ung thư.
Cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Nếu không được điều trị sớm, máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim, bệnh động mạch ngoại biên. Do đó, chẩn đoán sớm và có hướng điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
Để điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
Cải thiện lối sống
Các giải pháp kiểm soát triệu chứng máu nhiễm mỡ từ lối sống, bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Các chuyên gia khuyến cáo những người bị tăng mỡ máu nên giảm ăn một số thực phẩm từ động vật, đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa nhằm hạn chế mức cholesterol. Bạn nên bổ sung những thực phẩm ít béo và không bão hòa như trái cây, rau, protein nạc như cá và các loại hạt. Tuy nhiên, phần lớn cholesterol trong máu được tạo ra bởi gan. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện những thay đổi khác trong lối sống của bạn.
- Tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên tập thể dục cường độ vừa phải, ít nhất 40 phút mỗi ngày. Một số nghiên cứu cho thấy, tập thể dục ít nhất 10 phút mỗi lần có thể giúp giảm cholesterol toàn phần. Bạn có thể đi bộ trong giờ nghỉ trưa, đi xe đạp, tham gia các lớp tập thể dục,...
Tập thể dục giúp cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả
- Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể góp phần làm tăng mức cholesterol trong máu. Giảm chỉ số khối cơ thể sẽ giúp bài tiết và xử lý lipoprotein hiệu quả hơn và ngăn chúng tích tụ trong máu. May mắn thay, con đường tốt nhất để giảm cân là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cả 2 cũng sẽ giúp giảm mức cholesterol.
- Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc không trực tiếp làm giảm mức cholesterol nhưng nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đau tim hoặc đột quỵ. Hút thuốc cũng đẩy nhanh tốc độ nghiêm trọng do lượng cholesterol dư thừa. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá có thể loại bỏ một cách hiệu quả các rủi ro.
Sử dụng thuốc
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ khác nhau. Nhờ cơ chế ngăn ngừa quá trình sản sinh, tổng hợp cholesterol ở tế bào nên thuốc giúp giảm LDL cholesterol, triglyceride, cholesterol toàn phần, từ đó, cải thiện các triệu chứng bệnh mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc tây điều trị bệnh mỡ máu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm lên gan, thận, dạ dày,… nên người dùng hãy thận trọng và cần có chỉ định của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn.
Giải pháp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn
Để mang đến cho người bị máu nhiễm mỡ phương pháp cải thiện an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phối hợp những thảo dược thiên nhiên như: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá,… với công nghệ bào chế hiện đại và cho ra đời sản phẩm thảo dược có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, hạ mỡ máu hiệu quả, đồng thời, giúp tăng năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ của Lipidcleanz trong video dưới đây:
Bài viết đã giúp bạn hiểu được chi tiết về máu nhiễm mỡ nguyên nhân và cách điều trị. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa cũng như cải thiện hiệu quả triệu chứng máu nhiễm mỡ nhé.
>> Xem thêm: Cách điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả tại đây
Tham khảo cách vượt qua bệnh mỡ máu thành công
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị rối loạn lipid máu 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng của ông đã có hiệu quả rất tích cực.
Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hoàng đánh giá về sản phẩm Lipidcleanz như sau: “Sản phẩm chứa cao lá sen, hoàng bá, curcumin từ nghệ,… Đây đều là những thảo dược đã được sử dụng lâu đời trong Đông y nên Lipidcleanz không gây tác dụng phụ. Sản phẩm không gây thiếu hụt lipid trong cơ thể, có thêm thành phần bồi bổ cơ thể như vitamin, các nguyên tố vi lượng nên điều chỉnh lại quá trình tổng hợp lipid và tăng cường sức khỏe cho người bị máu nhiễm mỡ”. Xem thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Hoàng trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ nguyên nhân và cách điều trị cũng như sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Linh Hương