Rối loạn lipid máu giai đoạn đầu rất khó phát hiện bởi không có dấu hiệu đặc trưng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không điều trị, triệu chứng rối loạn lipid máu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, đau tim, tê bì chân tay,… Vậy, làm thế nào để cải thiện các triệu chứng này? Hãy đọc ngay bài viết sau để tìm ra giải pháp phù hợp cho bản thân.
Rối loạn lipid máu là gì?
Lipid là các phân tử chất béo hòa tan. Chúng có vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy chúng rất cần thiết cho sự sống. Lipid có các chức năng như: Cung cấp năng lượng dự trữ, truyền tín hiệu, xây dựng cấu trúc tế bào, sản xuất hormone và steroid, kích hoạt enzyme, hỗ trợ chức năng não và hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Cholesterol và triglycerid được mang theo khắp cơ thể nhờ các lipoprotein.
Các loại lipid có liên quan đến rối loạn lipid máu bao gồm: Axit béo, cholesterol, phospholipids, triglycerid và sterol thực vật. Khi mức độ của các lipid này nằm ngoài phạm vi bình thường thì rối loạn lipid máu được chẩn đoán.
Có 4 chỉ số mỡ máu, bao gồm: Cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và triglycerid. Mức độ an toàn và không an toàn của các chỉ số trên được phân tích chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng chỉ số mỡ máu
>> Xem thêm: Các chỉ số máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Các nguyên nhân cơ bản của rối loạn lipid máu có liên quan đến yếu tố di truyền (nguyên nhân nguyên phát) và do lối sống (thứ phát).
Nhiều chuyên gia tin rằng, ở các quốc gia công nghiệp hóa, bao gồm cả Mỹ, phần lớn các trường hợp rối loạn lipid máu là do nguyên nhân thứ phát. Những nguyên nhân này gắn liền với lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như ít vận động và ăn nhiều thực phẩm chế biến có chứa chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Một số đột biến gen có thể gây ra sự sản xuất thừa triglycerid, cholesterol LDL hoặc giảm sản xuất/giải phóng quá mức cholesterol HDL.
- Các điều kiện y tế can thiệp vào mức độ lipid như bệnh tiểu đường, béo phì,…
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa hoặc cholesterol từ các nguồn không lành mạnh.
- Lười vận động, tập thể dục.
Lười vận động làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu
- Tiêu thụ quá nhiều rượu.
- Mắc bệnh thận hoặc gan, suy giáp.
- Sử dụng một số loại thuốc: Thiazide, thuốc chẹn beta, retinoids, thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, cyclosporine, tacrolimus, estrogen, proestin và glucocorticoids.
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng steroid đồng hóa.
- Nhiễm HIV.
- Hội chứng thận hư.
>> Xem thêm: Bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?
Cách cải thiện triệu chứng rối loạn lipid máu hiệu quả
Mục tiêu của điều trị rối loạn lipid máu là ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh lý, bao gồm: Xơ vữa động mạch (ASCVD), hội chứng mạch vành cấp tính, đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh động mạch ngoại biên. Một số cách tự nhiên giúp bạn hạ mỡ máu bao gồm:
Chế độ ăn uống
Can thiệp chế độ ăn uống thường là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân rối loạn lipid máu. Một số bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân giảm cân một cách lành mạnh nếu họ thừa cân hoặc béo phì.
Hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống ≤ 7% tổng lượng calo. Những người mắc rối loạn lipid máu nên hạn chế lượng cholesterol < 200 miligam/ngày. Ngoài ra, hãy hạn chế lượng muối tiêu thụ. Tránh các thực phẩm chế biến làm tăng cholesterol do chúng gây viêm. Ngoài ra, bạn nên:
- Loại bỏ các thực phẩm như: Dầu thực vật tinh chế, khoai tây chiên, các loại bánh quy, đồ ăn nhẹ, thịt xông khói, thịt chế biến, các sản phẩm sữa và ngũ cốc tinh chế.
- Tăng lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan từ thực phẩm giàu chất xơ như: Rau xanh; Các loại đậu; Hạt chia và hạt lanh; Các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó; Khoai lang và bí đao; Quả bơ, các loại quả mọng, táo, lê và các loại trái cây khác.
Các loại quả mọng tốt cho người bị rối loạn lipid máu
- Thay thế carbohydrate chế biến bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu, và rau có tinh bột.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước ngọt, món tráng miệng đóng gói, các sản phẩm từ sữa,…
- Tăng tiêu thụ cá 4 lần/tuần để tăng lượng axit béo omega-3.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên hầu như luôn luôn được khuyến khích bởi nó giúp giảm cholesterol LDL ở một số người và cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, nồng độ triglycerid có thể giảm khoảng 30% sau khi tập thể dục. Hãy bắt đầu với khoảng 30 - 60 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp.
Điều trị các vấn đề sức khỏe đi kèm
Điều trị rối loạn lipid máu luôn phải bao gồm điều chỉnh các mối nguy cơ tiềm ẩn như huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Thay đổi lối sống được coi là bước đầu tiên để phục hồi các vấn đề sức khỏe này. Những thay đổi có thể bao gồm tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung nếu chúng có thể hữu ích và hạn chế tiếp xúc với độc tố.
Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và chất kích thích
Bỏ hút thuốc, không uống nhiều rượu và không sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào là tiền đề quan trọng để ngăn ngừa rối loạn lipid máu trầm trọng hơn bởi thói quen này có thể làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường, các vấn đề về gan hoặc thận, làm tăng tình trạng viêm, khiến rối loạn lipid máu nặng hơn.
Sử dụng thực phẩm bổ sung
Bạn có thể bổ sung thêm các chất sau để hạ mỡ máu hiệu quả:
- Dầu cá: Có tác dụng chống viêm, giúp ngăn ngừa các vấn đề như huyết áp cao, cholesterol cao và làm giảm nguy cơ bệnh tim.
- Tỏi: Có thể giúp bình thường hóa mức huyết áp.
- Axit lipoid: Đây là một chất chống oxy hóa bảo vệ và chống lại quá trình oxy hóa, tăng huyết áp.
Ngoài ra, một điều không thể thiếu giúp cải thiện triệu chứng rối loạn lipid máu tại nhà hiệu quả là sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với tỏi, cao hoàng bá,… giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu an toàn, không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả kéo dài.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Lipidcleanz giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó, sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có giải pháp để cải thiện triệu chứng rối loạn lipid máu hiệu quả. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm bệnh mỡ máu, tránh những biến chứng nguy hiểm và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cao lá sen mỗi ngày, bạn nhé!
>> Xem thêm: Các biện pháp thay đổi lối sống giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Kinh nghiệm chiến thắng bệnh mỡ máu
Lipidcleanz đã giúp nhiều người cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội). Anh Hòa đã cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả nhờ sử dụng Lipidcleanz.
Mời quý độc giả xem chia sẻ của anh Hòa về cách cải thiện máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hiệu quả TẠI ĐÂY.
Tham khảo kinh nghiệm cải thiện máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hiệu quả TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Nếu đã bị rối loạn lipid máu, người mắc cần chú ý: Không ăn dư thừa calo, không ăn nhiều mỡ động vật, không uống bia rượu, hút thuốc lá”. Xem thêm tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trong video sau:
>> Xem thêm: Cách điều trị rối loạn lipid máu ở người thừa cân
Quý độc giả có thắc mắc về triệu chứng rối loạn lipid máu cũng như sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Linh Nga