Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý. “Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của bệnh lý máu nhiễm mỡ. Tìm hiểu và thực hiện lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh vượt qua căn bệnh thời hiện đại này.
Mỡ máu là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.
Nhiều người vẫn nghĩ, cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng, góp mặt trong nhiều bộ phận như: Cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone, giúp chúng ta phát triển, hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.
Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là protein để dễ di chuyển trong máu. Nên khi xét nghiệm lượng mỡ máu, ngoài tổng số cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại lipoprotein, trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL–c (lipoprotein tỷ trọng thấp) - “mỡ xấu” và HDL-c (lipoprotein tỷ trọng cao) - “mỡ tốt”. Mỡ máu tăng cao khi loại “mỡ xấu” tăng và “mỡ tốt” giảm, gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não,...
Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglyceride, còn được gọi là chất béo trung tính, đóng vai trò quan trọng là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu chỉ số này tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglyceride thường gặp ở người bị lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá. Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol có hại LDL và giảm cholesterol có lợi HDL.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglyceride, cholesterol,... Khi bị máu nhiễm mỡ, các chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Tiêu thụ quá nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày là nguyên nhân phổ biến gây máu nhiễm mỡ. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa,… chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Béo phì
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng, khiến nồng độ HDL-cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL-cholesterol tăng cao, gây máu nhiễm mỡ.
Lười vận động
Cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ LDL và giảm nồng độ HDL. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ rất cao.
Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?
Trước hết, chúng ta cần biết trứng gà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi (hàm lượng các chất béo, đạm) cho cơ thể. Một quả trứng trung bình chỉ chứa khoảng 1,5g chất béo bão hoà và chất béo dạng trans, khoảng 5g chất béo không bão hoà (thuộc nhóm omega-3) và chất béo dạng không trans.
Trứng có 11 loại vitamin (B12, B2, B6, C, folic acid, D,…) và chất khoáng (Fe, Cu, Mg, Ca, Kali,…), không có chất xơ. Trứng gia cầm nói chung, trứng gà nói riêng, tuy có chứa chất béo nhưng phần lớn là chất béo có lợi không gây tăng cholesterol máu, ngoài ra còn có nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin D, các acid amin thiết yếu rất tốt cho xương, não và mắt. Do đó, người bị máu nhiễm mỡ có thể ăn trứng, tuy nhiên, chỉ nên hạn chế ăn từ 2 – 3 quả/tuần.
Lưu ý chế độ ăn uống dành cho người máu nhiễm mỡ
Theo các chuyên gia, để giảm áp lực, giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, người bệnh cần tuân theo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, vì 50% hiệu quả điều trị nằm ở chế độ ăn uống.
1. Ăn các thực phẩm chứa ít cholesterol
Đây là nguyên tắc mà người bệnh cần lưu ý đầu tiên bởi lượng cholesterol tăng lên sẽ làm cho mỡ máu tăng. Các thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp nên lựa chọn như: Rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, bí đỏ, nấm hương, hoa quả,...
2. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo no
Các chất béo no làm tăng nguy cơ gây tắc động mạch, chúng thường có trong mỡ và nội tạng động vật, khi sử dụng sữa thì nên lựa chọn loại chứa hàm lượng chất béo thấp khoảng 1 – 2%. Trong chế biến đồ ăn, nên sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật thay cho các loại dầu chiết xuất từ mỡ động vật.
3. Ăn nhiều hoa quả
Người bị máu nhiễm mỡ cần tăng cường lượng chất xơ, đặc biệt chất xơ trong hoa quả có tác dụng làm giảm chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể, giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa.
Lipidcleanz - Lựa chọn hiệu quả cho người máu nhiễm mỡ
Ngoài các thực phẩm cần hạn chế ở trên, người bị mỡ máu cao cần tăng cường vận động ít nhất 30 phút/ngày, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz chứa thành phần chính từ cao lá sen, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: Chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp hạ mỡ máu hiệu quả thông qua cơ chế 2 chiều: Vừa ức chế giảm sản sinh mỡ tại gan, vừa tăng cường vận chuyển, tiêu thụ mỡ tại gan, tế bào. Khi sử dụng sản phẩm kéo dài, người dùng không phải lo lắng về tác dụng phụ bởi các cơ quan như gan, thận,… sẽ được bảo vệ.
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh mỡ máu
Anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội). Anh Hòa đã cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả nhờ sử dụng Lipidcleanz.
Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc: Người máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không? Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!
Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh mỡ máu cao và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.