Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng ngày càng phổ biến. Nhiều người thắc mắc, uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Nên điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất? Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Trước đây, những người mắc bệnh thường ở ngoài độ tuổi 40 nhưng hiện nay, không ít người trong độ tuổi 30 đã mắc phải tình trạng này. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid máu, tỷ lệ này ở dân thành thị lên đến 44,3%. Máu nhiễm mỡ là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn cho phép (thường là cao hơn).

Máu nhiễm mỡ không thể quan sát bằng mắt thường mà cần thông qua xét nghiệm máu. Dựa vào thông số của 4 chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride, bác sĩ sẽ kết luận bạn có mắc bệnh hay không. Ngưỡng an toàn của 4 chỉ số này bao gồm:

- Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L;

- LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L;

- Triglyceride: < 2,2 mmol/L;

- HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.

Nếu cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol hoặc triglyceride cao hơn, HDL-cholesterol thấp hơn mức ở trên thì bạn đã bị máu nhiễm mỡ.

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Thông thường, chỉ định dùng thuốc sẽ được áp dụng cho người bị máu nhiễm mỡ mức độ nặng hoặc đã có các biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Các chuyên gia nhận định, dùng thuốc giúp giảm các triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả, nhưng đi kèm với nó là tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể nếu dùng trong thời gian dài. Dưới đây là một số loại thuốc giảm mỡ máu thường được chỉ định:

Statin

Statin là nhóm thuốc có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase, kiểm soát tốc độ sản xuất cholesterol trong cơ thể. Những loại thuốc này làm giảm mức cholesterol từ 20 - 60% bằng cách làm chậm quá trình sản xuất cholesterol và tăng khả năng loại bỏ cholesterol "xấu" (LDL) đã có trong máu của gan. Statin làm giảm mức cholesterol LDL hiệu quả hơn các loại thuốc khác. Chúng cũng làm tăng cholesterol "tốt" (HDL) đồng thời giảm lượng cholesterol toàn phần và triglyceride.

Bạn không nên sử dụng statin nếu: Bị dị ứng với statin hoặc thành phần của chúng; Đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai; Đang cho con bú; Bị bệnh gan; Tiêu thụ quá nhiều rượu; Có tiền sử mắc bệnh cơ; Bị suy thận do tiêu cơ vân.

Nếu trong quá trình sử dụng statin điều trị máu nhiễm mỡ mà gặp phải tình trạng: Đau nhức lan tỏa cơ bắp; nôn mửa; đau dạ dày hoặc nước tiểu có màu nâu, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức và ngừng dùng thuốc. Ngoài ra, một số người có thể bị đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc chuột rút. Những triệu chứng này thường nhẹ đến trung bình và biến mất khi cơ thể điều chỉnh thuốc. Chức năng gan thường được theo dõi ở bệnh nhân dùng statin. Các báo cáo cho thấy, việc sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tê và ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân.

Chất ức chế PCSK9

Thuốc ức chế PCSK9 được sử dụng để điều trị cho người lớn mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử (HeFH), tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (HoFH) hoặc dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch. Thuốc ức chế PCSK9 được tiêm dưới da mỗi 2 tuần hoặc 1 tháng/lần.

Không nên sử dụng PCSK9 ở những người có tiền sử phản ứng quá mẫn với thuốc. Phản ứng quá mẫn bao gồm ngứa, phát ban, nổi mề đay. Nên ngừng thuốc nếu có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến chất ức chế PCSK9 bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm, triệu chứng cảm lạnh thông thường, tiêu chảy, đau cơ, co thắt cơ bắp, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về gan.

Chất cô lập axit mật

Những loại thuốc này liên kết với axit mật có chứa cholesterol trong ruột và sau đó loại bỏ chúng trong phân. Tác dụng thông thường của các chất cô lập axit mật là làm giảm cholesterol LDL khoảng 10% - 20%. Chất cô lập axit mật đôi khi được kết hợp với statin để tăng cường khả năng giảm cholesterol. Khi các loại thuốc này được kết hợp, tác dụng của chúng được thêm vào với nhau để giảm cholesterol LDL hơn 40%. Những loại thuốc này không hiệu quả để giảm triglyceride.

Các chất cô lập axit mật không được hấp thu từ đường tiêu hóa và thường an toàn khi sử dụng. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây táo bón, đầy hơi, buồn nôn.

Chất ức chế hấp thụ cholesterol (Ezetimibe)

Ezetimibe đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào cuối năm 2002. Bản thân ezetimibe làm giảm cholesterol LDL từ 18% - 20% bằng cách giảm hấp thu cholesterol có chọn lọc. Nó làm giảm nhẹ triglyceride. Ezetimibe hữu ích nhất ở những người không thể dùng statin hoặc dưới dạng thuốc bổ sung cho những người dùng statin nhưng chú ý tác dụng phụ khi tăng liều statin. Kết hợp ezetimibe với statin làm tăng hiệu quả giảm cholesterol 2 - 3 lần.

Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, đau khớp và viêm xoang. Phản ứng quá mẫn bao gồm phù mạch và phát ban da hiếm khi xảy ra. Buồn nôn, viêm tụy, tổn thương cơ (bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân) và viêm gan cũng đã được báo cáo.

Axitn nicotinic

Axit nicotinic (còn gọi là niacin) là một loại vitamin B tan trong nước, giúp cải thiện nồng độ của tất cả các lipoprotein trong máu khi được dùng với liều lượng cao. Axit nicotinic làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và chất béo trung tính, đồng thời làm tăng mức cholesterol HDL. Axit nicotinic làm giảm mức cholesterol LDL từ 10% - 20%, giảm triglyceride từ 20% - 50% và tăng cholesterol HDL từ 15% - 35%.

Một tác dụng phụ phổ biến của axit nicotinic là khiến người dùng bốc hỏa. Đây là kết quả của việc giãn nở mạch máu. Hầu hết mọi người đều có khả năng chịu đựng cơn bốc hỏa, đôi khi có thể giảm bằng cách dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc tương tự khác theo chỉ định của bác sĩ 30 phút trước khi dùng niacin. Một loạt các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy và loét dạ dày đã được báo cáo khi sử dụng axit nicotinic.

Ba tác dụng phụ khác của thuốc bao gồm các vấn đề về gan, bệnh gút và lượng đường trong máu cao. Do ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, bác sĩ không kê đơn thuốc này cho bệnh nhân tiểu đường.

Fibrate

Fibrate chủ yếu có hiệu quả trong việc giảm triglyceride và tăng mức cholesterol HDL.

Các tác dụng phụ thường gặp của fibrate bao gồm khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Đau cơ cũng có thể xảy ra.

Sử dụng thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Khi được chỉ định sử dụng các loại thuốc trên, người bị máu nhiễm mỡ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, người mắc cần áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học như: Tăng cường vận động; có chế độ ăn uống nhiều rau xanh, ít mỡ động vật; Hạn chế uống rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá,… và sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. 

Bài viết đã cung cấp thông tin giúp giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Hãy thực hành một lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc về uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.