Mỡ máu là tình trạng rối loạn các thành phần lipid trong máu (tăng cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol) hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. Theo đó, khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu và tiến hành việc điều trị, thì bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng mức độ mỡ trong máu mà đưa ra quyết định sử dụng thuốc hay không. Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu giúp ức chế quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến. Chúng ta có thể tham khảo một số thuốc dùng để điều trị rối loạn mỡ máu đang được sử dụng hiện nay, ưu nhược điểm của từng nhóm thuốc này.
Ưu và nhược điểm của các nhóm thuốc hạ mỡ máu
1 .Các loại renins gắn acid mật: cholestyramine (questran), colestipol (colestid)...
Các thuốc này không hấp thụ qua ruột mà gắn với acid mật giúp làm giảm hấp thu của chúng. Thuốc sẽ làm tăng chuyển hóa cholesterol sang acid mật trong gan, giúp làm giảm lượng dự trữ cholesterol ở gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể lipopotein tỷ trọng thấp (LDL) trong gan. Thuốc này sẽ làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% tuy nhiên chúng sẽ làm tăng nhẹ triglycerid. Do đó, khi sử dụng phải kết hợp với thuốc khác và không uống khi triglycerid tăng cao.
Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp: táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, nóng ruột... Chú ý khi dùng chung các thuốc khác có thể làm giảm hấp thu các thuốc đó.
2. Nicotinic acid (niacin): Đây là loại vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra lipoprotein. Thuốc này làm giảm LDL-C tới 25% và tăng HDL-C từ 15 - 35%. Liều dùng khi bắt đầu nên thấp, sau đó có thể tăng liều lượng. Chú ý không được sử dụng thuốc nhóm này cho bệnh nhân bị gút, loét dạ dày tá tràng, hay bệnh viêm đại tràng mạn. Với bệnh nhân đái tháo đường khi dùng cần thận trọng.
Tác dụng phụ của thuốc: Cảm giác đỏ bừng da hầu như gặp ở tất cả các bệnh nhân. Có thể tránh bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống Aspirin 100 mg trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút. Các tác dụng phụ khác bao gồm: mẩn ngứa, buồn nôn, đầy bụng, chóng mặt, mất ngủ, tăng nhãn áp, hạ huyết áp. Cũng có thể gặp tăng urê máu và tăng men gan khi dùng thuốc.
Chống chỉ định của Niacin: ở bệnh nhân bị gút, loét dạ dày tá tràng, bệnh viêm đại tràng mạn. Chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân đái tháo đường.
3. Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin):
Nhóm thuốc này gồm simvastatin (zocor), lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Những thuốc này ức chế hoạt hóa men HMG-CoA Reductase giúp làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và làm tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do vậy giúp làm giảm LDL-C trong máu.
Simvastatin và Artovastatin có thể làm giảm LDL-C tới 60% và làm giảm TG tới 37%. Đã nhiều nghiên cứu chứng minh được là các Statin có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm tỷ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân bị tăng lipid máu, và làm giảm tỷ lệ phải can thiệp lại ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành hoặc mổ cầu nối chủ - vành.
Các thuốc nhóm này không nên dùng gần bữa ăn và có thể dùng 1 lần trong ngày trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ bao gồm: Khó tiêu, đi ngoài, táo bón, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mất ngủ. Tăng men gan có thể gặp ở 1-2% số bệnh nhân dùng thuốc. Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ, tiêu cơ vân... Không nên dùng Statin cùng với Cyclosporin, các dẫn xuất Fibrat, Erythromycin, Niacin... vì các thuốc này có thể làm tăng độc tính khi dùng cùng nhau.
Chú ý: Hiện tại thuốc liprobay (cerivastatin) đã phải rút khỏi thị trường do tác dụng phụ nguy hiểm gây tiêu cơ vân khi sử dụng cùng với các fibrat.
4. Các dẫn xuất fibrat (acid fibric): Nhóm thuốc này bao gồm gemfibrozil (lopid), clofibrat (lipavlon), tricor, bezafibrat (benzalip), fenofibrat (lipanthyl).
Các thuốc này làm giảm TG khoảng 20-50%, làm tăng HDL-C khoảng 10-15%. Gemfibrozil làm giảm LDL-C khoảng 10-15%. Do vậy các thuốc này chỉ định tốt trong các trường hợp tăng TG máu và có thể kết hợp tốt với thuốc gắn muối mật.
Tác dụng phụ có thể gặp là: sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa... Men gan có thể tăng, cần theo dõi men gan khi dùng các thuốc này. Nhóm thuốc này còn làm tăng nguy cơ sỏi mật.
5. Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen): Phương pháp này có lợi cho những phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Estrogen được dung nạp sẽ làm giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C cũng khoảng 15%. Đây là loại thuốc nên chọn lựa đầu tiên cho điều trị phụ nữ sau tuổi mãn kinh khi bị mỡ máu. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm tăng triglycerid đôi chút. Có thể dùng viên uống phối hợp với progestin cho phụ nữ bị đau bụng kinh.
Nhìn chung các phương pháp điều trị hiện nay đều giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp cholesterol tại gan hoặc tăng thủy phân triglyceride trong máu, từ đó làm giảm LDL,VLDL tăng HDL. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị này đều ngăn chặn quá trình tạo năng lượng cho cơ thể (vì lipid là một nguồn năng lượng) nên người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi trong thời gian sử dụng thuốc. Ngoài ra các loại thuốc giảm mỡ máu ít nhiều đều có tác dụng phụ. Trong trường hợp phải dùng thuốc cần có sự theo dõi và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
Để giảm mỡ máu từ từ một cách an toàn, hiệu quả, bạn nên kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp với việc sử dụng các loại thuốc bào chế từ thiên nhiên.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz - Giải pháp giúp cải thiện mỡ máu an toàn
Thuốc tây sử dụng để điều trị rối loạn mỡ máu chủ yếu ngăn chặn quá trình sản xuất lipid tại gan nên trong khi sử dụng thuốc người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra thuốc tây có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Hiện nay các chuyên gia tim mạch vẫn khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để điều trị. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz là một công thức toàn diện cho bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn lipid máu do có các thành phần thảo dược như: dịch chiết tỏi, curcuma phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, Acid Alpha Lipoic (ALA), bào chế dưới dạng viên uống tiện dụng. Sản phẩm vừa giảm tổng hợp lipid đồng thời cũng tăng sử dụng lipid để sản sinh năng lượng nên có tác dụng giảm mỡ máu một cách rõ rệt đồng thời vẫn tạo năng lượng giúp người bệnh duy trì các hoạt động bình thường.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ số hotline: 0917 214 851 / 0975 284 017 để được hỗ trợ.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh