Cholesterol cao là tình trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại do tác động của lối sống bận rộn, ăn nhiều đồ ăn nhanh, lười vận động, uống nhiều bia rượu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về cholesterol cao. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến tình trạng này, hãy đọc ngay 10 điều có thể bạn chưa biết về cholesterol cao trong bài viết sau đây.
Cholesterol cao là gì?
Một xét nghiệm máu nhiễm mỡ đơn giản tại một cuộc thăm khám y tế thông thường có thể cho biết bạn có bị cholesterol cao hay không.
Bạn có thể được chẩn đoán mắc cholesterol cao (mỡ máu cao, bệnh mỡ máu) nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy:
- Cholesterol toàn phần: > 200 mg/dL.
- Cholesterol LDL: > 100 mg/dL.
- Chất béo trung tính (triglycerid) > 150 mg/dL.
- HDL cholesterol < 60 mg/dL.
Bảng chỉ số mỡ máu
Rất khó để nhận biết bạn có bị cholesterol cao hay không nếu chỉ quan sát các triệu chứng biểu hiện bên ngoài vì đây là một tình trạng âm thầm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể biến chứng sang xơ vữa động mạch và gây đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
>> Xem thêm: 4 bài thuốc trị mỡ máu cao hiệu quả
10 điều bạn có thể chưa biết về cholesterol cao
Cholesterol cao ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người dưới 40 tuổi đã mắc bệnh này. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết để có biện pháp phòng ngừa và điều trị cholesterol cao phù hợp.
1. Cholesterol cao ảnh hưởng ra sao?
Cholesterol cao có thể gây xơ cứng và thu hẹp các động mạch, cũng như làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu qua chúng do sự tích tụ của mảng bám - sự kết hợp của cholesterol, chất béo, chất thải của tế bào, canxi và fibrin (chất gây đông máu. Đó là lý do tại sao cholesterol cao lâu ngày có thể dẫn đến thiếu lưu lượng máu đến não, tim và gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
2. Cholesterol cao ảnh hưởng đến ai?
Cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ có cholesterol cao. Nhưng không ít trẻ em cũng mắc tình trạng này do cholesterol cao di truyền và có xu hướng chạy trong gia đình.
3. Cholesterol cao có thể di truyền?
Cholesterol cao có khả năng di truyền với tỷ lệ 1/200 người. Đây là tình trạng tăng cholesterol máu gia đình (FH). Thật không may, 90% những người mắc FH không biết điều đó. Sàng lọc cholesterol cao là cách duy nhất để xác định những người mắc FH. Vì điều này, tất cả trẻ em nên được kiểm tra sàng lọc cholesterol một lần trong độ tuổi từ 9 - 11.
Nếu mức cholesterol LDL của bạn > 100 mg/dL thì được coi là cao. Nhưng nếu nó > 190 mg/dL, bạn có thể đã thừa hưởng FH. Nếu cha mẹ bị tăng cholesterol máu gia đình, bạn sẽ có 50% khả năng mắc bệnh này. Hãy tìm hiểu xem bạn có mắc bệnh này không và điều trị sớm bởi vì FH làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 20 lần so với những người không bị di truyền cholesterol cao.
4. Cholesterol cao có thể khiến bạn mệt mỏi?
Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh mạch vành. Đây là tình trạng cholesterol LDL dư thừa tích tụ dưới dạng mảng bám trong các động mạch nhỏ của tim, làm hẹp và cứng động mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu và khiến bạn mệt mỏi, khó thở, cũng như gây đau ngực.
Cholesterol cao không được điều trị có thể gây mệt mỏi
Nếu bạn đang dùng thuốc statin để điều trị cholesterol cao, các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, mất trí nhớ, hay quên và nhầm lẫn. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ khi tình trạng trên xảy ra để có hướng can thiệp kịp thời.
5. Cholesterol cao có thể gây đột quỵ?
Nếu có cholesterol cao, bạn có nguy cơ bị đột quỵ do lượng cholesterol dư thừa lưu thông trong máu. Cholesterol LDL tích tụ trong các động mạch, làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của máu giàu oxy và dinh dưỡng đến cơ thể, bao gồm cả não. Khi các động mạch hẹp và cứng lại, cục máu đông có thể hình thành và gây ra đột quỵ não.
Khoảng 795.000 người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm và 130.000 trong số này tử vong. Điều này khiến đột quỵ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Hoa Kỳ. Đột quỵ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra khuyết tật ở Hoa Kỳ.
6. Cholesterol cao sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ?
Điều này có thể không đúng bởi đối với hầu hết mọi người, cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi gây ra sự tích tụ mảng bám trong các động mạch lớn hơn ở tim, nó có thể gây đau thắt ngực, đau ngực, rối loạn nhịp tim và khó thở. Điều này khiến bạn mệt mỏi. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra cholesterol mỗi 4 - 6 năm/lần bắt đầu từ 20 tuổi (hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ).
7. Cholesterol cao có gây ra rối loạn cương dương (ED) không?
Theo nghiên cứu của Viện Tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, chỉ riêng cholesterol cao không gây ra rối loạn cương dương nhưng các động mạch bị tắc nghẽn mảng bám có thể gây ra tình trạng trên bởi lưu lượng máu là điều cần thiết để cương cứng.
8. Cholesterol cao có thể gây đau đầu hoặc chóng mặt?
Cholesterol cao thực chất không gây đau đầu hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị cholesterol cao có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra, nếu động mạch cảnh bị xơ vữa, máu đến não không đủ cũng có thể gây chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
Chóng mặt, hoa mắt là tình trạng thường gặp của người bị cholesterol cao
9. Khi nào nên điều trị cholesterol cao bằng thuốc?
Nếu bạn bị đau tim hoặc được chẩn đoán mắc cholesterol cao do di truyền, bạn cần phải dùng thuốc giảm cholesterol kết hợp với chế độ ăn kiêng và duy trì hoạt động.
Các loại thuốc bao gồm: Statin, chất cô lập axit mật và các chất ức chế hấp thu cholesterol.
10. Cholesterol cao luôn xấu?
Không phải tất cả cholesterol cao đều xấu. Mức cholesterol HDL ≥ 60 mg/dL có thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, cholesterol toàn phần cao và đặc biệt là mức cholesterol LDL cao có thể khiến bạn có nguy cơ đau tim và đột quỵ.
>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 3
Làm gì để hạ cholesterol hiệu quả?
Cholesterol cao nếu không được điều trị sớm có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thường xuyên để khám sức khỏe để có thể phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống khoa học, giới chuyên gia khuyên người bị cholesterol cao sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cholesterol cao.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Bài viết đã cung cấp cho bạn 10 điều có thể bạn chưa biết về tình trạng cholesterol cao. Hãy áp dụng lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị cholesterol cao hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?
Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu của nhiều người
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã cải thiện rõ rệt.
Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người
Đánh giá của chuyên gia
Chỉ số cholesterol tăng do đâu? Điều trị như thế nào? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn dưới đây:
>> Xem thêm: Nên ăn gì để tăng cholesterol tốt? PGS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn
Nếu bạn còn thắc mắc về cholesterol cao và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Minh Anh