Máu nhiễm mỡ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân phải kết hợp giữa tập luyện thể dục hàng ngày và có chế độ ăn uống riêng. Tuy nhiên, ăn uống như thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 sai lầm trong cách ăn uống mà người mỡ máu cao thường gặp.
1. Lòng đỏ trứng gà – ăn quá đà khiến mỡ máu cao
Khoa học thực tế đã chứng minh những tác dụng rất tích cực của trứng gà như:
- HDL cholesterol (mỡ tốt) tăng lên rất cao, trong khi đó, LDL cholesterol (mỡ xấu) hầu như không tăng hoặc tăng rất ít.
- Thành phần omega-3 trong trứng có thể làm giảm triglyceride.
- Các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin tăng nhanh mạnh mẽ.
- Cấu trúc phân tử LDL cholesterol từ kích thước nhỏ và vừa (hại nhiều) chuyển sang kích thước lớn, ít có hại hơn cho các bệnh lý tim mạch.
Khi đọc kết quả nghiên cứu này, rất nhiều người tưởng rằng: Trứng gà chính là thần dược trị máu nhiễm mỡ nên đã bỏ thịt, chuyển sang ăn trứng để phòng ngừa và cải thiện bệnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tại sao lại vậy? Trứng gà có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho một cơ thể sống: Chất đạm (protein), chất béo (lipid), đường (glucid), vitamin và chất khoáng.
Trong đó, chất béo (mỡ - lipid) là dưỡng chất có tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao nếu quá lạm dụng trứng gà. Họ không hề biết rằng, chính lòng đỏ mới là thành phần BÉO NHẤT của quả trứng, (chứa khoảng 54% nước, 29,5% lipid, 13,6% protid, 1% glucid, và 1% chất khoáng), ăn càng nhiều lòng đỏ, mỡ máu càng tăng cao.
Chính vì vậy, mặc dù về nguyên bản, trứng rất tốt cho bệnh máu nhiễm mỡ, nhưng bạn chỉ nên ăn vừa phải, tầm 2 - 3 quả mỗi tuần là được.
2. Ăn ít dầu mỡ để trị mỡ máu cao?
Chúng ta thường cho rằng, cholesterol chỉ có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, trứng… mà không biết rằng nó còn có rất nhiều trong tôm, cua, thịt bò… Vì thế, dù ăn ít đồ dầu mỡ, nhưng trong chế độ ăn uống có quá nhiều tôm, cua, thịt bò… thì vẫn có thể bị rối loạn lipid máu. Cholessterol trong cơ thể được hình thành từ 2 nguồn: 20% từ thực phẩm và 80% lượng cholesterol do gan tự tổng hợp từ đường, đạm. Khi cơ thể suy yếu, receptor tế bào giảm hoạt động gây hạn chế hấp thụ cholesterol dẫn đến gia tăng nồng độ cholesterol trong máu. Như vậy thì dù có ăn ít dầu mỡ, nguy cơ rối loạn lipid máu vẫn cao.
Thực chất, thực phẩm chay cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, ví dụ như xôi, các loại đậu…
Đặc biệt, đậu tương chứa tới 15-25% chất đường, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm. Không những thế, hiện nay, nhiều thực phẩm chay bày bán trên thị trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dùng quá nhiều dầu chiên đi chiên lại. Dầu sử dụng nhiều lần bị biến đổi chất lượng, làm tăng cholesterol xấu LDL, giảm cholesterol tốt HDL trong máu.
Để hạn chế tình trạng này, hãy chú ý điều sau trong chế độ ăn uống của người bị mỡ máu
Cân bằng giữa các thành phần: Tinh bột, đạm, đường, béo…, hãy cẩn thận với những sản phẩm được dán nhãn "không cholesterol”, vì những thực phẩm này có thể không giúp bạn đạt được mức độ lipid máu mong muốn. Bạn nên học cách đọc nhãn thực phẩm và hạn chế chất béo ít hơn 30% tổng số năng lượng mà bạn ăn vào. Đối với những người có bệnh mạch máu, lượng chất béo nên ít hơn 20% tổng số calorie mà bạn ăn vào.
3. Giảm chất béo, tăng tinh bột để trị mỡ máu cao?
Để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, nhiều bệnh nhân cho rằng chỉ cần giảm chất béo trong thực đơn là được. Ví dụ như một bệnh nhân có thắc mắc: “Tôi năm nay 54 tuổi và đã bị máu nhiễm mỡ cách đây 5 năm. Từ khi bị bệnh, tôi ăn kiêng rất nghiêm ngặt. Tôi không ăn thịt nữa, thay vào đó ăn nhiều cơm để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng nhưng mỡ máu vẫn cao. Tôi không hiểu vấn đề tôi gặp phải là gì. Bác sĩ có thể trả lời giúp tôi được không ạ?”.
Trên thực tế, có rất nhiều người mắc máu nhiễm mỡ ĂN KIÊNG SAI CÁCH giống bệnh nhân này: Họ ăn rất ít hoặc hoàn toàn không ăn chất béo (thịt), nhưng lại tăng cường ăn tinh bột từ cơm và các chế phẩm từ bột trắng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thế nào là hợp lý còn phụ thuộc vào việc người bệnh có bị tăng triglycerides hay không. Nếu bệnh nhân tăng đồng thời cholesterol và triglycerides, hoặc trường hợp chỉ tăng triglycerides mà sử dụng nhiều tinh bột thì bệnh sẽ càng nặng hơn, vì tinh bột là nguồn sản sinh triglycerides cho cơ thể. Triglycerides trong máu dư thừa sẽ dẫn đến mỡ máu cao.
Để điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, trước tiên, bệnh nhân phải xem lại chỉ số triglycerides của người bệnh đang ở mức nào. Tiếp theo, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống đúng cách: Ăn vừa đủ chất béo và ăn vừa đủ tinh bột.
Lipid Cleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Bên cạnh đó, người bị máu nhiễm mỡ nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ THẢO DƯỢC Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Sản phẩm vừa KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ, lại hiệu quả nhanh chóng.
Được bào chế từ chiết xuất tỏi, cao lá sen, cao hoàng bá, curcumin chiết xuất từ nghệ, vitamin B5 và ALA, Lipidcleanz giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ:
- Làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL - C: Nhờ tác dụng của chiết xuất tỏi, cao lá sen, cao hoàng bá, curcumin từ nghệ, vitamin B5
- Làm tăng HDL - C: Nhờ tác dụng của cao lá sen, ALA
- Làm giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu: Nhờ tác dụng của chiết xuất tỏi, cao lá sen, cao hoàng bá, curcumin từ nghệ
- Làm tăng chuyển hóa mỡ từ máu vào tế bào, từ đó tăng sinh năng lượng nuôi dưỡng cơ thể: nhờ tác dụng của cao lá sen, vitamin B5, ALA
Chỉ với 4 – 8 viên/ngày, không gây mệt mỏi, không tác dụng phụ, Lipidcleanz giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ nhanh chóng, hiệu quả.