Rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị kịp thời có thể làm người bệnh tử vong. Nguy hiểm là vậy nhưng vẫn có quan niệm, suy nghĩ sai lầm về bệnh mỡ máu cao. Thậm chí những quan điểm này có thể khiến bệnh nhân phải “trả giá đắt”.
1. Cholesterol là xấu
Thực chất cholesterol lại là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống. Tất cả tế bào trong cơ thể đều chứa cholesterol. Cholesterol cũng được sử dụng để tổng hợp nhiều hormon (trong đó có cortisol, progesteron, estrogen và testosteron), acid mật và nhiều hợp chất khác cần thiết để duy trì sự sống. Não chúng ta có nhu cầu sử dụng số lượng lớn cholesterol!
Cholesterol chứa nhiều trong dầu thực vật, bơ…
Chính từ cholesterol xuất hiện vitamin D trong làn da chúng ta. Cơ thể có nồng độ thấp cholesterol là nguyên nhân già trước tuổi, xuất hiện không ít chứng bệnh và sự cố tâm lý, từ trầm cảm đến hung hãn. Cholesterol là chất chống ôxy hóa và bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư.
Quan trọng là vậy, tuy nhiên, cần đảm bảo cholesterol ở mức ổn định, bởi khi thiếu hoặc thừa cholesterol sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
2. Chỉ cần giảm cholesterol là ngăn ngừa được mỡ máu
Không đúng vì Cholesterol giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc tăng hay giảm Cholesterol đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì vậy mục tiêu điều trị là điều hòa Cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu. Khuynh hướng đề phòng và điều trị bệnh mỡ trong máu cao hiện nay là sử dụng các hoạt chất sinh học từ thảo dược thiên nhiên được chứng minh lâm sàng về tác dụng điều hòa Cholesterol và ổn định các thành phần mỡ máu.
Đây được coi là phương pháp mang tính hiệu quả bền vững và an toàn khi sử dụng.
>>>> Xem thêm: Hạ mỡ máu hiệu quả bằng lá sen và tỏi. Tại sao không?
3. Bị mỡ máu cao, chỉ có thể dùng thuốc tây để điều trị
Thực chất, thuốc tây KHÔNG PHẢI phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm tình trạng máu nhiễm mỡ vì lý do sau:
Khi bị mỡ máu cao, người bệnh cần thực hiện song song 2 nhiệm vụ điều trị để kết quả kiểm soát bệnh được nâng cao tối đa.
-
Thứ nhất là giảm tổng hợp lipid ở gan (gan là nhà máy tổng hợp cholesterol, triglyceride) và giảm hấp thu lipid ở đường tiêu hóa.
-
Thứ 2 là tăng sử dụng lipid ở các mô (tiêu hủy, đốt cháy lipid), sản sinh ra năng lượng (lipid là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng lớn nhất), tăng tổng hợp tế bào.
Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc điều trị hiện có trên thị trường chỉ có tá dụng giảm tổng hợp lipid ở gan, nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ thứ 1, còn tăng cường chuyển hóa mỡ từ mô thì chưa thuốc nào làm được.
Để trị mỡ máu cần đồng thời giảm cholesterol và tăng sử dụng cholesterol tại mô
Thêm vào đó, sử dụng thuốc tây thường xuyên còn khiến người bệnh phải chịu các tác dụng phụ của thuốc.
>>>> Xem thêm: Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc tây trị mỡ máu
>>>> Xem thêm: Việt Nam: Phát hiện cây thuốc quý mọc khắp nơi trị rối loạn lipid máu
4. Bệnh mỡ máu chỉ gặp ở người béo?
Thực chất là người gầy cũng có thể mắc bệnh mỡ máu cao nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như: sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều nội tạng động vật…. Vì bệnh mỡ máu cao thực chất là sự rối loạn lipid máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên người béo phì sẽ có nguy cơ cao hơn so với người gầy. Đối với người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá hay ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc mỡ máu cao. Chính vì vậy người gầy cũng không nên chủ quan mà nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
5. Kiêng tuyệt đối các chất béo, dầu mỡ khi bị rối loạn lipid máu
Chúng ta thường cho rằng, cholesterol chỉ có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, trứng… mà không biết rằng nó còn có rất nhiều trong tôm, cua, thịt bò… Vì thế, dù ăn ít đồ dầu mỡ, nhưng trong chế độ ăn uống có quá nhiều tôm, cua, thịt bò… thì vẫn có thể bị rối loạn lipid máu.
Thêm vào đó, Chất béo không đồng nghĩa với chất có hại, miễn là hàm lượng chất béo trong cơ thể không vượt quá mức bình thường. Người bị rối loạn lipid máu không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối các chất béo hay các chế phẩm từ sữa.
Chỉ hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ không thể trị mỡ máu cao toàn diện
Vì vậy, có thể thay thế mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa trong chế độ ăn bằng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương bởi các loại dầu này có tác dụng hạ mức cholesterol.Khi sử dụng các chế phẩm từ sữa nên chọn loại đã tách kem (sữa gầy). Sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Thuỳ Dung