Rối loạn lipid máu (dân gian thường gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao) không phải là một bệnh mà là một hội chứng, hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… và không chia ra thành các cấp độ 1, 2, 3 như gan nhiễm mỡ. Để hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn lipid máu, hãy đọc hết bài viết này bạn nhé!
1.Thế nào là máu nhiễm mỡ?
Rối loạn lipid máu không phân chia thành các cấp độ 1, 2, 3 như gan nhiễm mỡ. Bệnh chỉ được xác định chung là tình trạng xảy ra khi cơ thể có một hoặc nhiều rối loạn sau đây
- Tăng cholesterol cao hơn 5,2 mmol/L (200mg/dL),
- Tăng triglyceride (TG) trong máu cao hơn 1,7 mmol/L (150mg/dL),
- Tăng LDL-C > 2.58 mmol/L (100mg/dL)– một lipoprotein xấu,
- Giảm HDL-C < 1.03 mmol/L (40mg/dL) - một lipoprotein tốt có tính bảo vệ thành mạch
Bệnh mỡ máu cao rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời
Mức độ nguy hiểm và khả năng điều trị khỏi bệnh máu nhiễm mỡ được quyết định bởi các cấp độ của chỉ số lipid máu. Ví dụ tổng cholesterol toàn phần dao động từ 200-239 mg/dL thì khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn tổng cholesterol toàn phần cao hơn 240mg/dL.
2. Biến chứng của rối loạn lipid máu
Hậu quả trực tiếp của rối loạn chuyển hóa lipid máu là biến chứng mạch máu gây xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan đến các rối loạn chuyển hóa khác.
Bệnh tim mạch
Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.
–› Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch: Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực (Cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút); cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi; cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày; khó thở: có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.
Tăng huyết áp
Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi, làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến tăng huyết áp. Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Bản thân tăng huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL-C dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa.
Tăng huyết áp là 1 trong những biến chứng của mỡ máu cao
Đột quỵ
Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt ở người tăng cholesterol, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não).
Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ở vùng thượng vị và hạ sườn phải. Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có biểu hiện vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to.
Sỏi mật
Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da... Đái tháo đường
Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường; đồng thời bệnh đái tháo đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn mỡ máu. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn mỡ máu.
Béo phì
Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Do đó, việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân béo phì có thể giúp điều trị và dự phòng sớm những hậu quả do béo phì gây ra.
3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là một hội chứng, tiến triển từ từ và kéo dài, có tính chất mạn tính, nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, tuy nhiên có thể xác định dựa trên nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
3.1. Nguyên nhân nguyên phát: Thường gặp ở trẻ em, do một hoặc nhiều đột biết gen làm tăng tổng hợp quá mức hoặc giảm thải triglycerid hay cholesterol, hoặc tổng hợp không đủ hay đào thải quá mức HDL dẫn đến rối loạn lipid máu.
3.2. Nguyên nhân thứ phát: Thường gặp ở người trưởng thành do dung nạp quá nhiều thức ăn giàu chất béo bão hòa, cholesterol và mỡ động vật. Những nguyên nhân thứ phát khác gồm các bệnh lý nguy cơ như: Đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp trạng, xơ gan mật nguyên phát, dùng các thuốc như thiazid, chẹn β giao cảm, estrogen, progestin và glucocorticoid, uống nhiều rượu bia…
Chất béo bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mỡ máu cao
Ngoài ra, cần lưu ý đến nguyên nhân gây tăng cholesterol toàn phần và gây giảm HDL-C vì khi hai trường hợp này xảy ra có thể dẫn đến xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
3.3. Nguyên nhân gây tăng cholesterol toàn phần trong máu: Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II; tăng cholesterol có tính chất gia đình; béo phì; uống quá nhiều rượu; đái tháo đường; dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.
3.4. Nguyên nhân gây giảm HDL-C: Hút thuốc lá; béo phì; lười vận động thể lực; dùng thuốc chẹn bê ta giao cảm kéo dài; rối loạn gen chuyển hoá HDL.
4. Điều trị rối loạn lipid máu
Trong điều trị rối loạn lipid máu, bệnh nhân cần phối hợp điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc
4.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Chế độ ăn uống hợp lý:
- Hạn chế cung cấp các chất béo trong chế độ ăn, đặc biệt là mỡ động vật, nên thay thế bằng dầu thực vật nhưng cũng ăn lượng vừa phải.
- Tránh xa các đồ nướng, chiên, xào,…
- Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
- Nên ăn nhiều rau củ, quả và rau xanh, uống nhiều nước mỗi ngày.
- Lượng tinh bột và lipid đưa vào cơ thể mỗi ngày cũng cần kiểm soát trong giới hạn cho phép.
- Kết hợp luyện tập thể dục thích hợp.
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Sinh hoạt hợp lý với một chế độ tập thể dục phù hợp với sức khỏe.
- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày hạn chế tiếp xúc dị nguyên gây bệnh.
4.2. Phương pháp điều trị bằng thuốc
Với mỗi trường hợp rối loạn lipid máu khác nhau mà cần kê đơn thuốc phù hợp, các loại thuốc được kê đơn chủ yếu trong điều trị rối loạn lipid máu gồm:
- Các loại resins gắn acid mật: Các thuốc này không hấp thu qua ruột, nó gắn với acid mật làm giảm hấp thu lipid.
- Nicotinic acid (Niacin): là một loại Vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra các lipoprotein.
- Thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase (nhóm Statin): Các thuốc này ức chế hoạt hoá men HGM-CoA-reductase làm giảm tổng hợp
- Cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL do đó làm giảm LDL-C trong máu.
- Các dẫn xuất fibrat (acid fibric) bao gồm: Các thuốc này làm giảm VLDL và do đó làm giảm TG khoảng 20-50%, làm tăng HDL-C khoảng 10-15%.
5. Bước tiến mới trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu (mỡ máu)
Đối với rối loạn lipid máu, mục tiêu điều trị là đưa các chỉ số lipid máu về ngưỡng cho phép, vì vậy ngoài việc tăng thải trừ, tăng tổng hợp, giảm hấp thu các lipoprotein tốt, còn cần làm tăng HDL - một lipoprotein tốt của cơ thể, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ,…
Hướng đến các mục tiêu điều trị trên, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công một sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tên là Lipidcleanz. Với các thành phần từ thiên nhiên bao gồm: cao lá sen, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, Acid Alpha Lipoic, vitamin B5 và Curcuma phospholipid giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả.
Lipid Cleanz - sản phẩm cho người rối loạn lipid máu
- Sự kết hợp giữa cao tỏi và vitamin B5 có tác dụng ức chế enzym HMG-CoA reductase nên giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Curcumin và Berberin trong cao hoàng bá giúp làm giảm cholesterol và lipid máu qua đó có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Thành phần Acid Alpha Lipoic (ALA) vừa giúp làm giảm lipoprotein xấu (LDL) và tăng lipoprotein tốt trong máu thông qua cơ chế: tăng hoạt hóa thụ thể LDL ở gan, từ đó giúp tăng chuyển LDL- C về gan, vì vậy làm giảm LDL–C ở máu. Đồng thời, tại gan LDL–C được chuyển thành LDL và Cholesterol. Như vậy LDL sẽ tồn tại dưới dạng dự trữ ở gan thay vì ở trong máu, còn Cholesterol được dùng để tăng tổng hợp HDL-C có lợi cho thành mạch và góp phần tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, ALA làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tăng tạo năng lượng, giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.
- Cao lá sen giúp tăng chuyển hóa lipid thông qua hoạt hóa enzym lipase có tác dụng giảm cân ở những người thừa cân béo phì.
- Cao lá sen có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch giúp nâng cao thể trạng do đó giúp người dùng không mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và tinh thần.
Hãy nghe chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích thành phần và tác dụng của Lipidcleanz trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu:
Thùy Dung
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh