Rối loạn mỡ máu giai đoạn đầu rất âm thầm nên người mắc thường chủ quan, không điều trị sớm. Nhiều người thắc mắc, bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không, nguy hiểm ra sao? Hãy xem câu trả lời cho các thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, mỡ máu cao hoặc cholesterol cao là thuật ngữ chỉ sự bất thường của các chỉ số mỡ máu (thường là tăng cao). Các chỉ số đó bao gồm:

- Cholesterol toàn phần;

- LDL-cholesterol;

- HDL-cholesterol;

- Triglyceride.

Mỗi chỉ số sẽ có mức an toàn và không an toàn. Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu cụ thể:

Bảng chỉ số mỡ máu 

Bảng chỉ số mỡ máu

Tất cả chúng ta đều cần cholesterol trong máu để cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu mức cholesterol của bạn quá cao, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn mỡ máu, ngay cả khi bạn còn trẻ, gầy, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Đó là bởi vì cholesterol cao có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau như lối sống không lành mạnh hoặc di truyền.

Cholesterol cao là tình trạng rất phổ biến nhưng hầu hết mọi người không biết mình mắc bởi triệu chứng bệnh rất mơ hồ, không rõ ràng. Đó là lý do tại sao mọi người nên kiểm tra cholesterol định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 1 là gì?

Bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc liệu: Bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không? Có thể khẳng định, rối loạn mỡ máu là tình trạng nguy hiểm bởi quá nhiều cholesterol trong máu có thể bám vào thành mạch máu và tạo thành các mảng bám. Lâu dần, mảng bám dày lên, gây xơ vữa động mạch. Rối loạn mỡ máu có thể khiến:

- Động mạch bị thu hẹp:

Khi các động mạch trở nên hẹp khiến máu khó chảy qua. Điều này gây áp lực cho trái tim vì nó phải làm việc nhiều hơn để bơm máu xung quanh cơ thể. Cuối cùng, trái tim trở nên yếu và không thể hoạt động tốt như bình thường.

 Xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu không được điều trị sớm

Xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu không được điều trị sớm

- Hình thành các cục máu đông:

Các cục máu đông có thể hình thành và chặn hoàn toàn động mạch, cắt đứt lưu lượng máu đến cơ quan đích. Các mảnh của cục máu đông có thể vỡ ra và bị kẹt trong động mạch hoặc tĩnh mạch ở một bộ phận khác của cơ thể, từ đó gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Một số tác động tiêu cực của rối loạn mỡ máu, bao gồm:

- Bệnh tim mạch vành (bệnh động mạch vành): Động mạch vành bị xơ vữa khiến máu không thể chảy đến các cơ quan của cơ thể và trở lại tim dễ dàng. Ngoài ra, nếu cục máu đông hình thành, chúng có thể gây đau ngực, suy tim, đau tim và đột quỵ.

- Đau thắt ngực (đau ngực): Đây là một cơn đau âm ỉ, nặng nề ở ngực và có thể lan sang cánh tay trái, cổ, hàm hoặc lưng. Nó xảy ra khi các động mạch dẫn đến tim bị thu hẹp và tim không nhận đủ oxy. Cơn đau có thể xảy ra khi tập thể dục quá sức vì tim cần nhiều oxy hơn.

- Đau tim: Đây là trường hợp cấp cứu y tế. Nó xảy ra khi một động mạch dẫn đến tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, thường là do cục máu đông cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tim. Một phần của cơ tim sẽ nhanh chóng chết đi, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

 Người bị rối loạn mỡ máu có thể bị đau tim, thậm chí đột quỵ

Người bị rối loạn mỡ máu có thể bị đau tim, thậm chí đột quỵ

Các dấu hiệu của một cơn đau tim bao gồm: Đau ngực dữ dội, đổ mồ hôi, khó thở, yếu ớt hoặc ngất xỉu.

- Suy tim: Tình trạng này thường xảy ra khi tim phải làm việc quá sức để ép máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, cơ tim sẽ yếu và không thể đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể.

- Đột quỵ: Đây là trường hợp cấp cứu y tế. Nó xảy ra khi một động mạch trong hoặc dẫn đến não bị tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Một phần của não chết có thể gây ra khuyết tật. Nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể hạn chế được các di chứng nặng nề sau này.

Các dấu hiệu đột quỵ bao gồm: Khuôn mặt rủ xuống một bên, nói chậm hoặc không thể nói, yếu ở cánh tay hoặc không thể nâng tay lên.

- Thiếu máu não thoáng qua: Các mạch máu bị chặn cũng có thể gây ra cơn đột quỵ nhỏ được gọi là thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng tạm thời, thường diễn ra trong vài phút. Nó là dấu hiệu cảnh báo rằng, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ.

- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Xảy ra khi một hoặc nhiều động mạch dẫn đến chân và bàn chân bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp, do đó, máu không thể cung cấp đủ cho chúng. Điều này có thể khiến chân cảm thấy lạnh và đau, đặc biệt là khi đi bộ. Trường hợp xấu nhất phải cắt bỏ bàn chân.

- Sa sút trí tuệ: Biến chứng máu nhiễm mỡ có thể gây ra vấn đề với trí nhớ, suy nghĩ và khả năng nói chuyện. Nó xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não bị hạn chế do mạch máu bị hẹp.

 Suy giảm trí nhớ do biến chứng rối loạn mỡ máu

Suy giảm trí nhớ do biến chứng rối loạn mỡ máu

>> Xem thêm: Cách chữa mỡ máu cao bằng thuốc nam

Phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả

Để điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả, người mắc cần đến các cơ sở y tế để khám và được chuyên gia hướng dẫn phác đồ cụ thể. Dưới đây là một số biện pháp điều trị được chỉ định:

+ Có chế độ ăn khoa học, lành mạnh;

+ Tăng cường vận động;

+ Quản lý stress, căng thẳng;

+ Giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì;

+ Bỏ hút thuốc lá;

+ Hạn chế uống rượu;

+ Sử dụng thuốc: Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ. Mỗi loại sẽ có tác dụng và ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, bạn nên đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Ngoài các giải pháp trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả cải thiện rối loạn mỡ máu. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

 Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả

Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả

Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Người dùng sử dụng sản phẩm liên tục từ 3 – 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho thắc mắc: Bị bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không? Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để máu nhiễm mỡ không “quấy rầy”, bạn nhé.

>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?

Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã cải thiện rõ nét.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người


Đánh giá của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Hiện nay, có nhiều loại lá có thể được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ, trong đó, lá sen được ông cha ta dùng từ lâu đời nhất”. Xem thêm tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Nếu bạn còn thắc mắc bị bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Ngân Linh