Máu nhiễm mỡ là tình trạng mỡ dư thừa trong máu. Nhiều người thắc mắc, bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không, có những biến chứng gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Nếu bạn có cùng thắc mắc trên thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi!
Dấu hiệu máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ (bệnh mỡ máu, rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu. Thông thường, gan sản sinh 80% mỡ của cơ thể, 20% còn lại đến từ nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Mỡ từ gan sẽ được máu vận chuyển đến các mô, tế bào để sản sinh năng lượng, cấu thành nên tế bào, hormone,… Nếu gan sản sinh ra quá nhiều mỡ và/hoặc tế bào, mô tiêu thụ kém thì mỡ sẽ bị ứ trệ tại máu, gây máu nhiễm mỡ.
Rất khó để bạn nhận biết máu nhiễm mỡ thông qua những triệu chứng mà cần phải đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Các chỉ số mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Trong đó:
- LDL-cholesterol còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nếu nó tăng cao, có thể gây ra xơ vữa động mạch.
- HDL-cholesterol được coi là tốt vì nó giúp loại bỏ LDL-cholesterol khỏi máu.
- Triglycerid (chất béo trung tính): Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng nếu nó quá cao có thể gây viêm tụy,…
- Cholesterol toàn phần = LDL-cholesterol + HDL-cholesterol + 0,2 x triglycerid
Bảng chỉ số mỡ máu
Triệu chứng máu nhiễm mỡ ban đầu thường không rõ ràng, thậm chí nhiều người không biết mình bị bệnh. Nhưng theo thời gian, LDL-cholesterol sẽ bám vào thành động mạch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên. Lúc này, các triệu chứng đã rõ ràng hơn, có thể bao gồm: Đau chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc đứng; Đau ngực; Đau cổ, hàm, vai và lưng; Khó tiêu; Rối loạn giấc ngủ; Mệt mỏi; Chóng mặt; Tim đập nhanh; Sưng, phù nề ở mắt cá chân,… Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động hoặc căng thẳng và giảm thiểu lúc nằm nghỉ.
>> Xem thêm: Cách hạ mỡ máu nhanh và bền vững
Bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Cholesterol là một chất béo có trong mọi tế bào của cơ thể, chịu trách nhiệm tạo ra vitamin D và cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, cholesterol cao có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng và nó chỉ ra rằng, bạn có nhiều cholesterol trong cơ thể hơn mức cần thiết. Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Chúng bao gồm:
- Bệnh tim: Một trong những tác động phổ biến nhất của cholesterol cao là sự gia tăng các vấn đề liên quan đến tim. Quá nhiều cholesterol tích lũy trong động mạch sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trong lòng mạch và thu hẹp mạch máu. Điều này khiến lưu lượng máu bị giảm và có thể dẫn đến đau tim. Nếu mảng bám vỡ ra sẽ gây nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng người mắc.
Biến chứng máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ đau tim
- Bệnh tiểu đường: Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường khi bạn có xu hướng tăng cân và chức năng tiêu hóa của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong cơ thể làm suy yếu khả năng sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh thận và nhiều nguy cơ khác. Bệnh tiểu đường có thể trở thành di truyền, vì vậy hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là những người lớn tuổi.
- Sỏi mật: Cholesterol cao có thể tạo ra sự mất cân bằng mật và gây sỏi mật trong cơ thể bạn. Sỏi mật gây đau đớn nhưng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật và dùng thuốc.
- Thừa cân, béo phì: Quá nhiều chất béo tích tụ trong cơ thể khiến bạn thừa cân và dẫn đến béo phì. Béo phì có thể khiến bạn nặng nề và dẫn đến nhiều bệnh. Thừa cân gây áp lực cho các khớp và cuối cùng có thể dẫn đến đau khớp nghiêm trọng.
- Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn. Khi máu không đến được não, não sẽ bị thiếu oxy. Không phải tất cả mọi người có cholesterol cao đều bị đột quỵ nhưng nó làm tăng nguy cơ của bạn. Vì vậy, bạn và gia đình phải kiểm soát chỉ số cholesterol thường xuyên.
Đột quỵ gây di chứng méo miệng
>> Xem thêm: 7 lời khuyên giúp điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, máu nhiễm mỡ có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, bạn nên kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát tốt chỉ số cholesterol. Tùy vào mức độ mắc bệnh cũng như biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng máu nhiễm mỡ đã nặng hoặc có biến chứng, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc để kiểm soát cholesterol. Nói chung, điều trị bằng thuốc có xu hướng ảnh hưởng đến mức cholesterol nhanh hơn biện pháp thay đổi lối sống. Tuy nhiên, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Thay đổi lối sống
Đây là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Chúng bao gồm:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, natri và chất béo bão hòa. Sử dụng chất béo tốt có trong cá, dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại carbohydrate tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng, nước ngọt và đồ nướng.
Bổ sung hoa quả tươi vào chế độ ăn uống giúp hạ mỡ máu hiệu quả
- Giảm cân: Những người béo phì mà chỉ số khối cơ thể > 30 có mức độ HDL thấp và LDL, triglyceride cao hơn so với những người có cân nặng bình thường. Giảm cân có thể giúp tăng HDL và giảm LDL.
- Không hoặc bỏ hút thuốc: Nghiên cứu cho thấy rằng, bỏ thuốc lá có thể làm tăng trung bình 4 mg/dL HDL của một người. HDL giúp loại bỏ LDL, từ đó giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
- Tập thể dục: Lười vận động làm tăng LDL. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên vì thói quen này giúp tăng cường sức khỏe tim và giảm huyết áp.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia và thay đổi lối sống lành mạnh, người bị máu nhiễm mỡ cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, curcumin phospholipid,… giúp hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả rối loạn lipid máu. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Mời bạn xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:
Bài viết đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc: Bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để áp dụng các bài thuốc này hợp lý nhất. Ngoài ra, đừng quên có lối sống khoa học, tăng cường tập luyện và sử dụng sản phẩm Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để tạm biệt mỡ máu hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?
Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu hiệu quả, thành công
Ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ nhưng chỉ sau 3 tháng sử dụng Lipidcleanz, chỉ số gan nhiễm mỡ đã trở về mức an toàn, cholesterol toàn phần giảm từ mức 7mmol/L xuống mức bình thường dưới 5.2mmol/L. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hải TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người
Ý kiến của chuyên gia
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị rối loạn lipid máu ở người trẻ
Nếu bạn có thắc mắc về bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Phương Hoa