Lipid máu là thành phần chất béo trong máu gồm 2 hợp chất cholesterol và trigly-ceride. Rối loạn lipid máu là tình trạng xảy ra khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng cholesterol huyết tương cao hơn 5,2 mmol/L (200 mg/dL) ; tăng triglycerid (TG) trong máu cao hơn 2,3 mmol/L (200mg/dL) ; tăng LDL cholesterol (LDL-C) lớn hơn 3,4 mmol/L (130mg/dL); giảm HDL cholesterol (HDL-C) nhỏ hơn 1,03 mmol/L (40 mg/dL). Vậy các chỉ số Cholesterol, TG, HDL –C, LDL-C là gì và phản ánh tình trạng rối loạn lipid máu của cơ thể ra sao? Mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

Khi xét nghiệm rối loạn lipid máu 4 chỉ số sau cần được quan tâm

Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu là bệnh khá phổ biến hiện nay. Mặc dù rối loạn lipid máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng nhưng đa số người mắc đều không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Vì vậy việc hiểu các chỉ số xét nghiệm sẽ giúp người mắc biết được tình trạng cũng như có những điều chỉnh để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Khi xét nghiệm mỡ máu, 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm, đó là: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglycerid.

Cholesterol là gì? có nguy hiểm không?

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan và từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tủy sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, nhưng nếu không kiểm soát được lượng cholesterol trong cơ thể (cholesterol bị cao vượt mức bình thường) sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein đặc biệt gọi là lipo-protein. Tương ứng với 2 loại lipoprotein này là 2 loại cholesterol tốt và xấu:

- Lipo-protein tỉ trọng thấp (LDL) hoặc "cholesterol xấu", chất này làm tăng các mảng bám của mỡ trong động mạch gây ra các biến chứng xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim,...

- Lipo-protein tỉ trọng cao (HDL) hoặc "cholesterol tốt", loại này có thể lấy cholesterol dư thừa trong thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim.

Mục tiêu là giữ mức cholesterol toàn phần của bạn càng thấp càng tốt. Bất kỳ lượng cholesterol dư thừa nào trong máu đều có thể tích tụ vào các động mạch, bao gồm các động mạch vành. Các mảng bám này làm cứng và hẹp các động mạch, khiến lượng máu đến tim giảm thiểu hoặc bị tắc nghẽn gây đột quỵ có thể gây tử vong ngay.

Triglyceride là gì? Các chỉ số nào cho thấy bạn đang rối loạn lipid máu?

Triglycerid là những hợp chất hóa học cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóaTriglycerid là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu của các dầu thực vật cũng như mỡ động vật.

Phân tử triglycerid là một dẫn xuất của hoá chất glycerol có chứa ba acid béo (tri = ba phân tử acid béo + glyceride  = glycerol). Các thành phần này khi vào ruột non sẽ phân tách ra để rồi sau đó tái kết hợp với cholesterol để tạo thành chylomicrons. Đây là nguồn năng lượng của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào mỡ và tế bào gan được dùng làm kho tồn trữ và sẽ phóng thích chylomicrons mỗi khi cơ thể cần tới năng lượng.

Triglycerid tích tụ trong máu bám vào các thành mạch tạo nên các mảng mỡ trên động mạch, động mạch bị hẹp cản trở đường lưu thông của máu, gây xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim,.. hay các bệnh về mỡ máu và gan nhiễm mỡ,…

Mức triglycerid cao cũng có thể có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác như: bệnh tiểu đường khó điểu chỉnh, bệnh thận, có sử dụng nhóm thuốc tây (như beta blockers, thuốc lợi tiểu, thuốc ngừa thai).

Bảng phân tích chỉ số mỡ máu dùng để đối chiếu, đánh giá về tình trạng bệnh

Muốn phát hiện sớm bệnh rối loạn lipid máu cần làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và triglycerid; chỉ có một thành phần giúp bảo vệ là HDL- Cholesterol.

Khi xem kết quả xét nghiệm cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì việc điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu không thể chậm trễ. Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đó đã là rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố liên quan như: tuổi, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay tiểu đường đi kèm.

Hai nhiệm vụ điều trị rối loạn lipid máu

Trên thực tế, mỡ tồn tại trong máu là hiện tượng sịnh học “hiển nhiên”, bởi mỡ là một trong những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì sự sống. Trên thực tế, toàn bộ năng lượng được sản sinh và cung cấp cho hệ thần kinh, cơ quan đích, các mô cơ… của cơ thể con người đều được tế bào chuyển hóa từ mỡ.

Nếu mỡ máu không xấu, tại sao tình trạng máu nhiễm mỡ lại nguy hiểm đến vậy? Bởi mỡ máu chỉ không xấu khi chúng được duy trì ở một chỉ số an toàn nhất định. Đó là khi mỡ được vận chuyển thông thuận từ máu vào tế bào qua các cổng sinh học. (tiếp theo là quá trình chuyển hóa mỡ tế bào thành năng lượng). Khi vì một lý do nào đó, quá trình vận chuyển này gặp trục trặc, mỡ máu không thể đi vào tế bào (hoặc đi vào rất ít), tình trạng dư thừa mỡ trong máu sẽ xuất hiện. Đây chính là lúc người mắc bệnhđược chẩn đoán mắc máu nhiễm mỡ. Tình trạng máu nhiễm mỡ kéo dài lâu ngày không được kiểm soát, mỡ dư thừa trong máu bám chặt vào lòng động mạch, gây xơ vữa mạch và tắc nghẽn dòng chảy máu đến tim, não và các cơ quan đích khác, các biến chứng nguy hiểm (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, viêm gan, hoại tử ruột, …) sẽ diễn ra.

Dựa vào cơ chế sinh bệnh phía trên của máu nhiễm mỡ, phương pháp điều trị đúng đắn chúng ta nên áp dụng phải đảm bảo được 2 nhiệm vụ:

- Giảm mỡ trong máu

- Tăng mỡ trong tế bào

Việc giảm mỡ trong máu có thể được tự động thực hiện khi chúng ta tìm cách đưa mỡ vào tế bào. Chính vì thế nên ưu tiên cho nhiệm vụ thứ hai thay vì thứ nhất như trước nay vẫn vậy.

Xem thêm: Điều trị máu nhiễm mỡ, sai lầm nhiều người mắc phải

Các phương pháp điều trị điều chỉnh chỉ số xét nghiệm rối loạn lipid

Không dùng thuốc (thực hiện tốt có thể giảm được 15 -20% cholesterol toàn phần): có lối sống lành mạnh như ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia, thay đổi thói quen ăn uống (tránh thực phẩm có nhiều chất béo) và chăm chỉ luyện tập thể thao.  

Dùng thuốc: được áp dụng khi phương pháp trên không hiệu quả trong 3 - 6 tháng và khi dùng thuốc thì nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc Tây điều trị máu nhiễm mỡ có tác dụng tức thì. Tuy nhiên, việc dùng nhóm thuốc này trong một thời gian dài, không những rất tốn kém, mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: nhờn thuốc, suy nhược cơ thể do mệt mỏi kéo dài, tiêu cơ vân, suy giảm sinh lý…

+ Nhóm thuốc Sờ-ta-tin: Gây tiêu cơ vân: Hầu hết các thuốc trong nhóm sờ-ta-tin gây tổn thương và tiêu cơ vân nếu không dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ. Làm nghẽn mạch thận, tăng nguy cơ suy thận. Tăng men gan. Gây mất trí nhớ, lú lẫn, tăng đường huyết (Kết luận mới của FDA tuyên bố năm 2012)

+ Nhóm thuốc Fibrat: gây tiêu chảy, mệt mỏi, mất thăng bằng sau khi uống thuốc, đau đầu hoặc đau bụng,...

Xem thêm: Uống thuốc điều trị mỡ máu, vẫn bị xơ vữa động mạch. Tại sao?

Chính vì vậy, uống thuốc Tây không phải là phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu được các Chuyên gia Y tế khuyến khích sử dụng. Thay vào đó theo các Chuyên gia, nếu có thể người mắc nên "hạn chế" uống thuốc Tây và sử dụng thảo dược kết hợp, để vừa đảm bảo hiệu quả cải thiện bệnh, vừa đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.

Lipidcleanz – Giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện rối loạn lipid máu hoàn toàn từ thảo dược

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá sen để phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau và giờ đây lá sen cũng được khoa học chứng minh có rất nhiều công dụng như: tác dụng hạ đường huyết. Điều đó cũng góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ở người bị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, cao lá sen cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa rất tốt nhờ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe của cơ thể.

Xem thêm: Cao lá sen - bước đột phá của y học trong điều trị rối loạn lipid máu

Chính bởi những tác dụng quý giá này mà cao lá sen đã được ứng dụng trong thành phần chính, kết hợp với nhiều thành phần thảo dược khác như: dịch chiết tỏi, cucurmin phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA và bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng mang tên là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipo-protein xấu, tăng lipo-protein tốt. Đặc biệt, Lipidcleanz còn có tác dụng làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tăng tạo năng lượng, giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường. Vì vậy, sản phẩm Lipidcleanz rất phù hợp với những người mắc hội chứng tăng cholesterol máu nói riêng và rối loạn lipid máu nói chung.

Đối với những người mỡ máu cao hay có nguy cơ mắc mắc bệnh này, nên dùng liều dùng 6 viên/ ngày, chia 2 lần. Sau khi lipid máu ổn định, dùng 2-4 viên/ ngày, chia 2 lần. Nên uống theo đợt từ 2-4 tháng để đạt hiệu quả tốt.

 Hãy nghe chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích thành phần và tác dụng của Lipidcleanz trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu:

 Hoàng Yến

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh