Gan nhiễm mỡ hiện nay không phải là tình trạng hiếm gặp. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan,… Vậy xét nghiệm gan nhiễm mỡ gồm những bước nào, thực hiện ra sao và người bệnh cần phải làm gì để ngăn gan nhiễm mỡ tiến triển nặng hơn? Mời bạn đọc thông tin có trong bài viết dưới đây.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Bình thường, gan có chức năng tiêu hóa thức ăn, làm sạch máu, tạo protein và lưu trữ năng lượng. Gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan xảy ra khi sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan
Có 2 loại bệnh gan nhiễm mỡ chính: Gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm: Gan nhiễm mỡ không do rượu đơn thuần, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) và gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ (AFLP).
- Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD) bao gồm AFLD đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ do rượu (ASH).
Gan nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến hiện nay
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan của những người không uống nhiều rượu. Nếu có chất béo dư thừa trong gan và không nghiện rượu, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị NAFLD. Nếu không có tình trạng viêm hoặc biến chứng khác cùng với sự tích tụ chất béo, nó được gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu đơn thuần.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) là một loại NAFLD, xảy ra khi sự tích tụ chất béo dư thừa trong gan đi kèm với viêm gan. Khi không được điều trị, NASH có thể gây sẹo cho gan. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến xơ gan và suy gan.
Gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ (AFLP)
Gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ (AFLP) là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Khi AFLP phát triển, nó thường xuất hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến người mẹ và thai nhi. Sức khỏe gan của bạn có thể sẽ trở lại bình thường trong vòng một vài tuần sau khi sinh.
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (ALFD)
Uống nhiều rượu gây hại cho gan. Khi bị tổn thương, gan không thể phân hủy chất béo đúng cách. Điều này có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu. Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh gan liên quan đến rượu. Nếu không có tình trạng viêm hoặc biến chứng khác thì đây là gan nhiễm mỡ đơn thuần.
Uống nhiều rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ
Viêm gan nhiễm mỡ do rượu (ASH)
Viêm gan nhiễm mỡ do rượu (ASH) là một loại AFLD. Nó xảy ra khi gan nhiễm mỡ kèm theo viêm gan. Nếu không được điều trị đúng cách, ASH có thể gây sẹo cho gan, từ đó dẫn đến xơ gan, suy gan.
>> Xem thêm: Bị máu nhiễm mỡ có thuốc gì hiệu quả?
Cách xét nghiệm gan nhiễm mỡ chính xác
Bạn cần xét nghiệm gan nhiễm mỡ khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây: Nước tiểu sẫm màu, chán ăn, trướng bụng, mệt mỏi, vàng mắt hoặc vàng da.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra chức năng gan nếu bạn có nguy cơ bị tổn thương gan hoặc nghiện rượu, tiền sử gia đình bị bệnh về gan, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, uống thuốc có thể gây hại cho gan.
Xác định các dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn dưới đây:
Các loại xét nghiệm chức năng gan nói chung cũng như gan nhiễm mỡ bao gồm:
- Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT): ALT là một loại enzyme giúp phá vỡ protein và được tìm thấy chủ yếu ở gan. Nồng độ enzyme này trong máu cao có thể cho thấy gan đang bị tổn thương.
- Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP): ALP là một loại enzyme trong gan, ống mật và xương. Nếu mức độ enzyme này cao thì có thể bạn đã bị tổn thương gan, tắc ống mật hoặc mắc bệnh xương.
- Xét nghiệm albumin và protein: Gan của bạn tạo ra hai loại protein chính: Albumin và globulin. Mức độ thấp 2 loại protein này có thể cho thấy, gan bị tổn thương.
- Xét nghiệm Aspartate transaminase (AST): AST là một enzyme khác được tìm thấy trong gan. Nồng độ enzyme này trong máu cao có thể là một dấu hiệu của bệnh gan.
- Xét nghiệm bilirubin: Bilirubin được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường, gan làm sạch bilirubin ra khỏi cơ nhưng nếu nồng độ chất này cao trong máu thì có thể bạn đang bị tổn thương gan.
- Xét nghiệm Gamma-glutamyltransferase (GGT): Nồng độ enzyme GGT cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc ống mật.
- Xét nghiệm L-Lactate dehydrogenase (LD): Nồng độ LD sẽ tăng cao khi gan bị tổn thương.
- Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): Xét nghiệm này đo thời gian đông máu của bạn. Nếu mất nhiều thời gian, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan. Các loại thuốc làm loãng máu, như warfarin cũng có thể dẫn đến PT lâu hơn.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Ngoài các xét nghiệm trên, có thể bạn sẽ cần:
- Xét nghiệm máu: Điều này giúp bạn biết:
+ Công thức máu toàn bộ;
+ Xét nghiệm men gan và chức năng gan;
+ Xét nghiệm viêm gan siêu vi mạn tính (viêm gan A, viêm gan C và các loại khác);
+ Xét nghiệm sàng lọc bệnh Celiac;
+ Đo lượng đường trong máu;
+ Huyết sắc tố A1C cho thấy lượng đường trong máu của bạn ổn định như thế nào;
+ Đo chất béo trong máu, chẳng hạn như cholesterol và chất béo trung tính.
- Xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng bao gồm:
+ Siêu âm đơn giản, thường là xét nghiệm ban đầu khi nghi ngờ bị bệnh gan.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng.
+ Chụp siêu âm thoáng qua, một hình thức siêu âm nâng cao để đo độ cứng của gan. Cứng gan cho thấy tình trạng xơ hoặc sẹo ở gan.
+ Chụp cắt lớp cộng hưởng từ, kết hợp hình ảnh cộng hưởng từ với các mô hình được hình thành bởi sóng âm dội ra từ gan.
- Sinh thiết gan: Nếu các xét nghiệm khác không có kết quả, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết gan. Mẫu mô được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu viêm và xơ gan.
Sinh thiết gan giúp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
>> Xem thêm: Cách chữa máu nhiễm mỡ bằng dân gian
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Điều trị gan nhiễm mỡ sớm và hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được biến chứng xơ gan, ung thư gan,… Ban đầu, chuyên gia có thể sẽ khuyên bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học trước rồi mới chỉ định thuốc. Nếu tình trạng bệnh nặng thì có thể kết hợp song song dùng thuốc và thay đổi lối sống, bao gồm:
- Giảm cân: Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm số lượng calo bạn ăn mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất để giảm cân. Giảm calo là chìa khóa để giảm cân và kiểm soát gan nhiễm mỡ.
- Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc và theo dõi lượng calo bạn nạp vào.
- Tập thể dục và năng động hơn: Mục tiêu dành cho bạn là tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.
- Giảm cholesterol: Chế độ ăn uống khoa học, tăng tập thể dục và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp ổn định lượng cholesterol và chất béo trung tính.
- Bảo vệ gan: Tránh những thứ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan của bạn: Hạn chế uống rượu; dùng thuốc đúng chỉ định; tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào,…
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Bên cạnh các biện pháp trên, giới chuyên gia khuyên người bị gan nhiễm mỡ nên sử dụng kết hợp sản phẩm thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng bệnh hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý độc giả về các xét nghiệm gan nhiễm mỡ hiệu quả, chính xác. Đừng quên có lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Bị gan nhiễm mỡ độ 2 uống thuốc gì?
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu, mỡ gan thành công
Ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, TP Vinh, Nghệ An) bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ nhưng chỉ sau 3 tháng sử dụng Lipidcleanz, chỉ số gan nhiễm mỡ đã trở về mức an toàn, cholesterol toàn phần đã giảm từ mức 7mmol/L xuống mức bình thường dưới 5.2mmol/L. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hải TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ hiệu quả của nhiều người
Đánh giá của chuyên gia
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào? PGS. TS. Nguyễn Văn Quýnh tư vấn:
>> Xem thêm: Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào hiệu quả? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn TẠI ĐÂY.
Nếu còn thắc mắc về các xét nghiệm gan nhiễm mỡ và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Thanh Tú