Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên các vấn đề, các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Do đó, sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, vẫn có không ít người mắc phải sai lầm về căn bệnh này.
1. Không thường xuyên đi kiểm tra
Mỡ máu còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” do người mắc bệnh này thường không có biểu hiện rõ ràng, nếu có thì khi đó bệnh cũng đang ở giai đoạn nguy hiểm. Do đó, cách duy nhất để phát hiện và có phương pháp điều trị sớm là thường xuyên đo và kiểm tra tình trạng.
Tuy nhiên, đại đa số người Việt Nam đều không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, đa số đều chỉ đi khám khi thấy trong người không khỏe. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết các bệnh nhân mỡ máu đều không biết mình đang mắc bệnh.
-
Những người ở độ tuổi từ 25 nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để phát hiện sớm và có hướng điều chỉnh kịp thời.
Hiện nay, mỡ máu đang có xu hướng trẻ hóa và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người trẻ
-
Những nhóm người có nguy cơ cao như béo phì, ít vận động, đái tháo đường, hút thuốc lá, … Và những người ở độ tuổi trên 40 nên khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm máu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh.
2. Rất ít người có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn không cần vận động quá nhiều, chỉ cần mỗi ngày dành ra 40 phút đi bộ, bơi lội, đi xe đạp hay chạy bộ. Và chỉ cần thực hiện đều đặn 3 đến 4 lần trong 1 tuần. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy chia nhỏ 40 phút thành 10 phút trong mỗi lần nghỉ ngơi.
>>> Đọc ngay: 2 bài tập đơn giản giúp hạ mỡ máu cao nhanh chóng chỉ sau 1 tháng
3. Bạn ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu trong một thời gian dài có thể khiến bạn mắc bệnh béo phì, bệnh tim và huyết áp cao. Ngồi quá lâu cũng sẽ làm giảm cholesterol tốt trong cơ thể bạn (giúp loại bỏ các chất xấu) và làm tăng mức triglyceride. Nếu bạn ngồi làm việc tại bàn, hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi lần, hoặc nghĩ đến việc sử dụng bàn làm việc đứng.
Ngồi làm việc một chỗ quá lâu không chỉ khiến bạn gặp vấn đề về xương khớp mà còn mỡ máu
4. Hút thuốc thường xuyên
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người hút thuốc lá rất dễ dẫn đến mỡ máu cao vì thuốc lá gây ảnh hưởng quá trình tiêu hủy mỡ, giảm khả năng đào thải mỡ trong máu. Thuốc lá vào cơ thể sẽ làm gia tăng nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL – Cholesterol. Ngược lại giảm Cholesterol tốt HDL trong máu.
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai có mức HDL thấp hơn những đứa trẻ bình thường khác. Hút thuốc lá khiến nam giới có mức HDL Cholesterol thấp hơn những người không hút thuốc 4 mg/dL, và nữ giới là 6mg/dL.
5. Bạn chưa thực sự quan tâm đến cân nặng của mình
Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc mỡ máu. Đây chính là một lý do rất quan trọng để bạn thực hiện giảm cân ngay nếu bạn đang thừa cân đấy! Các nhà nghiên cứu phân tích, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt, các chất béo thường hay xuất hiện tập trung ở vùng bụng của bạn thay vì ở phần ngực hay hông, đùi. Chỉ cần giảm 10% cân, tình trạng bệnh mỡ máu của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn có thể thực hiện một chế độ ăn hợp lý để thực hiện giảm cân.
Béo phì sẽ khiến tình trạng mỡ máu của bạn nghiêm trọng hơn
>>>> Xem thêm: 4 mục tiêu quan trọng khi lên thực đơn dinh dưỡng cho người mỡ máu
6. Bạn ăn quá nhiều chất béo bão hòa
Chất béo này đến từ thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và sữa béo cũng như các sản phẩm từ sữa như bơ, kem, phô mai, và sữa chua có đường, cũng như các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ… Tất cả những loại thực phẩm này sẽ làm tăng LDL hay cholesterol xấu trong cơ thể bạn. Để cải thiện tình trạng này hãy cắt bớt các thực phẩm này trong bữa ăn của bạn và thay vào đó bởi thực phẩm giàu chất xơ, protein hay sữa không bé. Nếu LDL cao, bạn không nên tiêu thụ 6% calo từ chất béo bão hòa mỗi ngày.
Chất béo bão hòa làm tăng LDL hay cholesterol xấu trong cơ thể
7. Bạn ăn quá nhiều chất béo trans
Đôi khi còn được gọi là chất béo hydro một phần. Chất béo này đến từ thực phẩm chiên, rán, bánh nướng, bánh pizza, bánh ngọt, bán nướng xốp, bánh quy và các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Chúng làm gia tăng cholesterol xấu trong cơ thể bạn, giảm cholesterol tốt. Hãy kiểm tra và lên thực đơn hàng ngày một cách hợp lý, ăn nhiều hoa quả, ngũ cốc, sữa ít béo và các loại hạt thay vì thực phẩm nhiều béo.
Ăn quá nhiều bánh ngọt sẽ khiến tình trạng mỡ máu của bạn chuyển biến xấu
8. Bỏ hoàn toàn chất béo
Rất nhiều bệnh nhân mỡ máu cho rằng bị mỡ trong máu thì không được ăn chất béo nữa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực chất, cholesterol xuất hiện trong mọi tế bào sống của cơ thể. Cholesterol có mặt trong hầu hết thức ăn hàng ngày và được sử dụng để tổng hợp nhiều hormon, acid mật và nhiều hợp chất khác cần thiết để duy trì sự sống. Não sử dụng cholesterol xuất hiện vitamin D trong làn da chúng ta. Cholesterol là chất chống ôxy hóa và bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư. Do vậy, nếu như cắt giảm hoàn toàn chất béo có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khó hoạt động được. Thay vào đó, chỉ cần hạn chế sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn, thay thế những thực phẩm chất béo xấu bằng chất béo tốt là được.
9. Bạn chưa bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể
Có hai loại chất xơ là tan (tan trong nước và không hòa tan. Cả hau loại trên đều tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của bạn, nhưng chất xơ hòa tan sẽ giúp bạn giảm mức LDL trong cơ thể. Chế độ ăn kiêng của bạn nên bổ sung lúa mạch – thực phẩm giàu chất xơ tốt cho cơ thể.
Những thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung
>>> Xem thêm: 3 sai lầm trong ăn uống để hạ mỡ máu cao người nào cũng mắc phải
10. Bạn uống quá nhiều
Các chất có cồn có thể khiến chỉ số cholesterol trong cơ thể bạn tăng cao, làm tăng lượng chất béo trong máu của bạn. Nam giới chỉ nên uống 2 cốc mỗi ngày, còn phụ nữ là một. Nếu thực hiện đúng thói quen như trên, bạn có thể tăng cholesterol tốt trong cơ thể.
11. Bạn chưa thực sự quan tâm đến mỡ máu như tiểu đường
Nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp cùng nhau. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ quan tâm đến tăng huyết áp hay tiểu đường mà chưa thực sự chú ý đến mỡ máu. Chính điều này sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn xấu đi. Vì thế, hãy chú ý đến tất cả các bệnh để kiểm soát tốt tình trạng của mình
Thùy Dung