Máu nhiễm mỡ là căn bệnh thầm lặng, có thể biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy, bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện các triệu chứng bệnh? Nguyên nhân gây bệnh là gì và cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Hãy dành ra 3 phút để trả lời các giải đáp trên trong bài viết sau!
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu hoặc bệnh mỡ máu. Đây là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn cho phép (thường là cao hơn). Theo thống kê gần đây của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, hơn 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ, trong đó, tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%, tức là cứ 10 người thì có khoảng 5 người bị máu nhiễm mỡ. Con số này thật đáng báo động.
Tình trạng máu nhiễm mỡ ngày càng trở nên phổ biến
Để biết bạn có bị máu nhiễm mỡ hay không, cần phải căn cứ vào 4 chỉ số bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride. Dưới đây là ngưỡng an toàn của 4 chỉ số này:
- Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L;
- LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L;
- Triglyceride: < 2,2 mmol/L;
- HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.
Nếu cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol hoặc triglyceride cao hơn, HDL-cholesterol thấp hơn mức ở trên thì bạn đã bị máu nhiễm mỡ.
>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 2
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Giống như tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ cũng được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng và thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Do đó, nhiều người chủ quan không điều trị bệnh. Thậm chí, có người biết mình bị máu nhiễm mỡ nhưng cũng không điều trị bởi thấy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chính điều này khiến mỡ máu xấu (LDL-cholesterol) dư thừa bám vào lòng động mạch, tạo thành các mảng bám. Lâu dần, mảng bám dày lên và thu hẹp lòng mạch, khiến máu chảy đến các cơ quan đích (tim, não, chân tay, gan, thận,…) khó khăn và gây ra các triệu chứng như đau tim, đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay,…
Nếu bạn bị đau đầu, chóng mặt kéo dài, có thể bạn đã bị máu nhiễm mỡ
>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì?
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ rất đa dạng. Nhiều người không biết mình bị bệnh do đâu. Dưới đây, các chuyên gia đã chia nguyên nhân máu nhiễm mỡ thành 2 loại là: Nguyên phát (từ các yếu tố gen, di truyền không thể thay đổi) và thứ phát (từ yếu tố lối sống, chế độ ăn uống, điều kiện y tế).
Máu nhiễm mỡ nguyên phát
- Tăng lipid máu gia đình kết hợp: Thường phát triển ở thanh thiếu niên và có thể dẫn đến máu nhiễm mỡ sớm.
- Tăng triglyceride máu gia đình khiến triglyceride tăng cao khó kiểm soát.
- Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL, khiến LDL tăng cao.
Máu nhiễm mỡ thứ phát
Máu nhiễm mỡ thứ phát xuất phát từ lối sống hoặc các bệnh khác gây ra. Một số nguyên nhân khiến nhiều người bị máu nhiễm mỡ thứ phát bao gồm: Béo phì, đặc biệt là béo bụng; Mắc bệnh tiểu đường, suy giáp; Nghiện rượu; Hội chứng buồng trứng đa nang; Hội chứng chuyển hóa; Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans; Hội chứng Cushing; Bệnh viêm ruột; Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như HIV;…
Người bị béo bụng có nguy cơ cao mắc máu nhiễm mỡ
Một số yếu tố rủi ro gây máu nhiễm mỡ bao gồm: Lười vận động; Hút thuốc lá; Sử dụng một số loại thuốc; Mắc bệnh thận hoặc gan mạn tính; Tuổi già; Yếu tố lịch sử gia đình có người bị máu nhiễm mỡ.
>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 1
Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc, bị bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không? Câu trả lời là CÓ nếu tình trạng được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, để phát hiện máu nhiễm mỡ thông qua các triệu chứng sẽ rất khó khăn bởi như phân tích ở trên, ban đầu bệnh chưa có tác động đến sức khỏe và cũng chưa biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Do đó, lời khuyên của chuyên gia là nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Khi không được điều trị sớm, máu nhiễm mỡ có thể biến chứng và gây xơ vữa động mạch – đây là tình trạng LDL-cholesterol dư thừa bám vào thành mạch và hình thành mảng bám. Lâu dần, mạch máu sẽ bị xơ cứng, hẹp lại, khiến máu chảy qua khó khăn. Thậm chí, mảng bám có thể vỡ ra và di chuyển đến các cơ quan đích, hình thành cục máu đông và gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong cho người mắc.
Biến chứng máu nhiễm mỡ có thể gây nhồi máu cơ tim cho người mắc
Ngoài ra, biến chứng khôn lường của máu nhiễm mỡ không được điều trị có thể gây xơ gan, viêm tụy, ảnh hưởng đến thận,… rất nguy hiểm.
Người bị rối loạn mỡ máu lâu năm có chữa khỏi được không? Mời bạn xem chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh giải đáp trong video sau:
>> Xem thêm: Cách chữa máu nhiễm mỡ bằng thuốc nam
Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả nhờ thảo dược
Để điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và được chuyên gia chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ bệnh, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc hoặc yêu cầu điều chỉnh lối sống. Các biện pháp thường là:
- Có chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thực phẩm chiên rán, nội tạng động vật; Hạn chế dùng rượu bia; Bỏ hoặc không hút thuốc lá,…;
- Tăng cường vận động: Nên vận động tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần;
- Hạn chế căng thẳng, stress;
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì;
- Dùng thuốc theo chỉ định;
Ngoài các giải pháp trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả cải thiện máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho thắc mắc: Bị bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không? Đừng quên có lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?
Kinh nghiệm vượt qua máu nhiễm mỡ thành công
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã cải thiện rõ nét.
Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người
Đánh giá của chuyên gia
PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Hiện nay, có nhiều loại lá có thể được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ, trong đó, lá sen được ông cha ta dùng từ lâu đời nhất”. Xem thêm tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Nếu bạn còn thắc mắc bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Thanh Loan