Máu nhiễm mỡ là căn bệnh giết người thầm lặng. Hầu hết người bệnh máu nhiễm mỡ không nhận thấy sức khỏe suy giảm, cho đến khi một trong những biến chứng nguy hiểm của nó đột ngột cướp đi sinh mạng của họ.
Máu nhiễm mỡ: Kẻ giết người thầm lặng
Mỡ máu có 4 loại: Cholesterol, Triglycerid, Phospholipid và Acid béo tự do, trong đó Cholesterol chiếm 60% - 70%. Theo các chuyên gia, trong máu lúc nào cũng có mỡ, và mỡ là một trong những dưỡng chất không thể thiết để duy trì sự sống. (Các tế bào dùng mỡ trong máu chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng).
Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt. Nếu chất béo ổn định ở một chỉ số hợp lý, bạn không cần phải quá lo lắng. Thế nhưng, nếu chúng cao bất thường, bạn chắc chắn phải đặc biệt lưu tâm. Bởi đó là khi bạn được chẩn đoán mắc rối loạn mỡ máu.
Rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ tiến triển rất âm thầm. Nhưng ngay khi lượng Cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể, động mạch vành đã bắt đầu xơ vữa, có nguy cơ tắc nghẽn bất cứ lúc nào (Do mỡ dư thừa trong máu bám vào thành mạch).
Mỗi năm khoảng 28 triệu người tử vong vì rối loạn mỡ máu
Xem thêm: Hạ mỡ máu hiệu quả từ lá sen và tỏi
Theo ước tính của WHO, 48% số ca tai biến mạch máu não và 56% số ca nhồi máu cơ tim trên toàn thế giới là do mỡ máu cao. Và mỗi năm, khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong bất kể nguyên nhân).
Bệnh mỡ máu có thể xảy ra với bất cứ ai và là bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể điều trị duy trì chỉ số an toàn, nhằm tránh các biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim... Việc điều trị càng diễn ra sớm, càng có hiệu quả cao và nhanh hơn.
Chính vì vậy, những người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh 6 tháng một lần và người bình thường định kỳ một lần một năm. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dự đoán trước khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ bằng một số dấu hiệu điển hình “mắt thấy tai nghe” sau.
Máu nhiễm mỡ: Dấu hiệu nhận biết
1. Chân đau, tê bì và lạnh
Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
Chân đau, tê bì và lạnh là dấu hiệu mỡ máu cao
2. Đau ngực
Có những người bệnh khoẻ mạnh bình thường rồi đột ngột tử vong chỉ vì một cơn đau ngực. Họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là do rối loạn mỡ máu.
Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ thường không diễn ra thường xuyên. Chúng chỉ diễn ra bất chợt, trong thời gian ngắn, và tự mất mà không cần điều trị.
Ngoài những cơn đau tức ngực, người bệnh tiểu đường cũng có thể phải chịu những cảm giác khó chịu khác ở vùng ngực như: Cảm giác bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.
Mỡ máu cao khiến người bệnh đau tức ngực
Xem thêm: 20' mỗi ngày giúp quét sạch mỡ máu
3. Đột quỵ
Khi chỉ số Triglyceride trong máu cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ, và người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài phút.
Tóm lại, khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay để được khám chữa bệnh kịp thời. Ngoài ra, để phòng máu nhiễm mỡ, tất cả chúng ta, từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi đều phải có chế độ ăn hợp lý, có chế độ tập tành để giảm tích tụ mỡ, có lối sống lành mạnh cân bằng cơ thể với tâm trí.
Quý độc giả có thắc mắc về tình trạng máu nhiễm mỡ cũng như sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Phong Linh