Máu nhiễm mỡ là căn bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm: tiểu đường, huyết áp cao gây đột quỵ, các bệnh về tim mạch, viêm tụy… đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, để phòng bệnh ngay hôm nay, bạn cần nâng cao nhận thức của bản thân về căn bệnh này với 8 sự thật “ít người biết” dưới đây.

1. Bạn không thể sống nếu không có Cholesterol

Da xấu, già nhanh, trầm cảm là những hậu quả mà thiếu cho-les-te-rol mang lại. Trong khi đó, Cho-les-te-rol luôn bị buộc tội là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như mỡ máu cao, tim mạch... Nhưng sự thực thì không phải thế, chỉ có cholesterol xấu mới sinh ra bệnh.

Tất cả tế bào trong cơ thể đều chứa cho-les-te-rol. Cho-les-te-rol cũng được sử dụng để tổng hợp nhiều hor-mon, acid mật và nhiều hợp chất khác cần thiết để duy trì sự sống. Não chúng ta có nhu cầu sử dụng số lượng lớn cho-les-te-ro. Chính từ cho-les-te-rol xuất hiện vitamin D trong làn da chúng ta. Cơ thể có nồng độ thấp cho-les-te-rol là nguyên nhân già trước tuổi, xuất hiện không ít chứng bệnh và sự cố tâm lý, từ trầm cảm đến hung hãn. Cho-les-te-rol là chất chống ôxy hóa và bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư.

Cholesterol có trong tất cả tế bào của cơ thể

Cho-les-te-rol có trong tất cả tế bào của cơ thể

2. Cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người bị mỡ máu cao

Tại Mỹ, trung bình mỗi năm có tới 32% người lớn từ 20 có mức LDL cao và có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Tại Anh, số người rối loạn mỡ máu luôn ở mức cao, với 2/3 dân số có tỷ lệ cho-les-te-rol cao hơn mức khuyến cáo. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%. Tức là, có thể hiểu cứ 4 người thì lại có một người bị máu nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ. So với thế giới, đây là con số đáng báo động.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành từ 20 nên kiểm tra chỉ số cholesterol bằng những xét nghiệm máu đơn giản trung bình 1 lần/ 5 năm. Tuy nhiên, thực tế là chỉ có 75% người lớn từ 20 thực hiện các xét nghiệm này. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc mỡ máu cao, hãy tiến hành các xét nghiệm cơ bản nhưng cần thiết từ hôm nay.

3. Mỡ máu cao có thể là do di truyền

Nhiều người cho rằng lượng mỡ trong máu cao liên quan đến nguồn thức ăn cung cấp vào hàng ngày hơn là di truyền. Nhưng thực tế, mỡ máu cao phụ thuộc vào chính bộ gen của chúng ta. Khoảng 1 trên 500 người có một loại đột biến gen đặc biệt dẫn đến việc tích lũy cho-les-te-rol trong máu.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống cho biết: “Trong cơ thể, có các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo, khi một hoặc nhiều gen bị rối loạn, có thể gây ra những biến đổi trong quá trình tổng hợp và phân giải các chất béo, từ đó khiến lượng cho-les-te-rol xấu, tri-gly-ce-rid trong cơ thể tăng cao… và các gen này có tính di truyền”. Như vậy chúng ta đã biết tại sao rất nhiều người có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, những người trẻ tuổi nhưng vẫn có thể mắc hội chứng tăng mỡ máu.

4. Đổ mồ hôi có thể làm tăng lượng cho-les-te-rol tốt trong cơ thể bạn

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể làm tăng lượng cho-les-te-rol tốt trong cơ thể bằng tập thể dục. Theo nghiên cứu, thường xuyên tập các bài tập giúp tăng nhịp tim ít nhất 3 tiếng mỗi tuần sẽ giảm mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng lượng cho-les-te-rol tốt (HLD) và làm giảm lượng tri-gly-ce-rid. Thêm vào đó, những người tập thể dục thường xuyên còn có tỉ lệ mỡ trong cơ thể thấp, từ đó giúp tránh béo phì, gián tiếp làm giảm mỡ máu và tri-gly-ce-rid trong máu. Do đó, để phòng ngừa cao mỡ máu, bạn nên bắt đầu các bài tập thể dục ngay từ bây giờ.

Đổ mồ hôi có thể làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể bạn

Đổ mồ hôi có thể làm tăng lượng cho-les-te-rol tốt trong cơ thể bạn

5 Thực phẩm không chứa cho-les-te-rol vẫn có thể làm tăng nồng độ cho-les-te-rol

Bạn đừng cho rằng: chỉ những thực phẩm chứa cholesterol mới khiến nồng độ này gia tăng. Thực tế, hãy cẩn thận với những thực phẩm không chứa cho-les-te-rol. Nhiều thực phẩm và đồ nướng công nghiệp chứa chất béo trans làm tăng nồng độ cho-les-te-rol xấu, thường thấy nhất là trong dầu thực vật được hy-dro hóa một phần. Chất béo trans, cùng với chất béo bão hòa, là thủ phạm chính của sự tăng nồng độ cho-les-te-rol do thức ăn, nhưng chúng sẽ không được ghi vào danh mục thành phần trên bao bì.

Hãy đọc danh mục thành phần và ký hiệu dinh dưỡng cẩn thận, nhìn thông tin chất béo cũng như thông tin về cho-les-te-rol trước khi cho rằng một sản phẩm gì là tốt cho sức khỏe.

6. Trẻ em cũng có thể mắc mỡ máu cao

Hầu hết chúng ta đều cho rằng mỡ máu cao là căn bệnh ở người trưởng thành, tuy nhiên các tổ chức y tế đã chỉ ra căn bệnh này hoàn toàn có thể gặp ở trẻ nhỏ. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ thuộc Viện Tim, Phổi, Huyết học Quốc gia cho biết, tất cả trẻ em cần được kiểm tra một lần từ 9 đến 11 tuổi và lần nữa từ 17 đến 21 tuổi. Theo đó, mức cho-les-te-rol ở trẻ em chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố nguy cơ:

- Di truyền (chuyển từ cha mẹ sang con)

- Chế độ ăn

- Béo phì

- Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị cholesterol cao có cha mẹ cũng bị cholesterol cao.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu cao ở trẻ em

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu cao ở trẻ em

7. Giảm mỡ máu không dùng thuốc

Bên cạnh thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể thao là sự lựa chọn đầu tiên giúp giảm cho-les-te-rol một cách an toàn. Đây là phương pháp giảm mỡ máu từ từ nhưng an toàn do không ra các tác dụng phụ như thuốc tây Y. Do đó, nếu bệnh mỡ máu cao của bạn chưa quá nguy hiểm hãy sử dụng cách này thay vì lệ thuộc vào thuốc tây

>>>> Xem thêm: 10 loại quả giúp hạ mỡ máu sau 1 tháng

>>>> Tham khảo: 20 phút vận động mỗi ngày giúp cải thiện bệnh mỡ máu

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể bằng cách sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên: an toàn, không tác dụng phụ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nhanh. Hiện nay trên thị trường, Lipid Cleanz – sản phẩm hạ mỡ máu nhờ bộ đôi lá sen và tỏi đang được hàng triệu người bị mỡ máu cao tin dùng.

>>> Xem thêm: Lipid Cleanz – giải pháp hạ mỡ máu hiệu quả.

8. Mức cholesterol của phụ nữ dao động trong suốt quãng đời của họ

Mặc dù phụ nữ có mức cho-les-te-rol thấp hơn nam giới, chỉ số này thường biến động trong suốt quãng đời của họ. Trong thời gian mang thai, mức cho-les-te-rol ở phụ nữ tăng lên, được cho là do sự phát triển của bé. Sau khi mang thai, mức cho-les-te-rol sẽ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, mức cho-les-te-rol LDL của phụ nữ tăng lên, trong khi mức độ HDL bảo vệ giảm. Đến năm 75 tuổi, phụ nữ thường có mức cho-les-te-rol cao hơn nam giới.

Trong thời kỳ mang thai, cholesterol tăng cao trong cơ thể phụ nữ

Trong thời kỳ mang thai, cho-les-te-rol tăng cao trong cơ thể phụ nữ

Thùy Dung