Dựa theo các chỉ số máu nhiễm mỡ cũng như việc xuất hiện triệu chứng mà người ta phân ra máu nhiễm mỡ từ độ 1 – 3. Trong đó, máu nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn trung gian giữa bệnh còn nhẹ và khi đã trở nặng. Vậy ở giai đoạn này, bệnh đã biểu hiện triệu chứng chưa và cách điều trị máu nhiễm mỡ độ 2 là gì? Mời bạn đọc thông tin trong bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ cấp độ 2 là gì?

Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu) là tình trạng mỡ trong máu tăng cao hơn ngưỡng an toàn. Người ta chia bệnh thành 3 giai đoạn từ 1 – 3, trong đó:

- Máu nhiễm mỡ độ 1: Giai đoạn mới bị bệnh, chưa có biến chứng nguy hiểm và chưa biểu hiện triệu chứng.

- Máu nhiễm mỡ độ 2: Đây là giai đoạn đã tiến triển, người bệnh bắt đầu xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch,…

- Máu nhiễm mỡ độ 3: Cấp độ nặng nhất, người bệnh có nguy cơ cao bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Ở giai đoạn máu nhiễm mỡ cấp độ 2, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, hồi hộp, chân tay tê bì,… Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển lên độ 3. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Máu nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không?

Như phân tích ở trên, người bị máu nhiễm mỡ độ 2 sẽ bắt đầu cảm nhận thấy các dấu hiệu khác biệt của cơ thể như mệt mỏi, đau đầu,… Nếu để lâu mà không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

- Xơ vữa động mạch: Đây là tình trạng mỡ máu xấu dư thừa và bám vào thành động mạch, chúng dày lên sẽ làm hẹp mạch máu đi nuôi dưỡng các cơ quan như tim, não, chân,… và gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

- Đột quỵ não: Nếu động mạch cảnh cung cấp máu cho não bị xơ vữa, máu đến não có thể bị gián đoạn, từ đó gây đau đầu, chóng mặt,… hoặc trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến đột quỵ.

- Bệnh viêm tụy: Đây cũng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra khi bị máu nhiễm mỡ. Hàm lượng triglycerid cao làm sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: Đau bụng dữ dội, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Trong trường hợp dịch tiêu hóa bị rò rỉ ra bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng người mắc.

- Bệnh tim mạch: Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể kết hợp với chỉ số triglycerid tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị các bệnh tim mạch cho người mắc.

- Bệnh gan: Mỡ máu cao cũng làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan,…

- Đau và tê chân: Tình trạng này còn được gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Khi có quá nhiều mỡ máu, chúng sẽ tạo thành mảng bám trong lòng động mạch, khiến máu đến chân bị suy giảm, gây đau, tê bì chân, nhất là khi người bệnh đi bộ, leo cầu thang.

- Suy giảm trí nhớ: Một trong những tác động của máu nhiễm mỡ là ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung, tư duy,…

Biện pháp ngăn ngừa và điều trị máu nhiễm mỡ cấp độ 2 hiệu quả

Để ngăn ngừa máu nhiễm mỡ độ 2 tiến triển nặng hơn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần nhằm kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, người mắc nên:

- Kiểm soát cân nặng, nếu có dấu hiệu thừa cân, béo phì thì cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để giảm cân xuống mức hợp lý.

- Tăng cường vận động: Bạn hãy chọn một môn thể thao yêu thích, phù hợp với sức khỏe. Nên duy trì tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần.

- Ngoài ra, luôn giữ lượng mỡ trong máu ở mức độ tối ưu nhất, nếu bạn đang mắc những bệnh như đái tháo đường, suy thận mạn tính, thiếu máu cơ tim,... kèm theo.

- Loại bỏ các thói quen xấu làm bệnh mỡ máu cao trầm trọng như: Hút thuốc lá, uống bia, rượu, các chất có chứa nồng độ cồn cao,... bởi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.

- Điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý và đảm bảo nhất, tránh ăn quá nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều cholesterol bởi sẽ khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn.

- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc. Thời gian sử dụng tùy thuộc vào việc bạn có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số mỡ máu đang là bao nhiêu. Một liệu trình thông thường sẽ từ 4 - 8 tuần đối với người mỡ máu cao và không mắc thêm bệnh nào khác; 3 - 6 tháng hoặc từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

 

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về máu nhiễm mỡ cấp độ 2 và cách quản lý các chỉ số cholesterol luôn trong tầm kiểm soát. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định nồng độ cholesterol và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.

Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ cấp độ 2 và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.