Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu) được chia làm 3 giai đoạn, trong đó, máu nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng và khó điều trị hơn. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy máu nhiễm mỡ độ 2 là gì? Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Máu nhiễm mỡ độ 2 là gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình trạng máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên,…
Máu nhiễm mỡ được chia làm 3 giai đoạn chính là: Giai đoạn đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn nghiêm trọng. Trong đó, máu nhiễm mỡ độ 2 chính là giai đoạn giữa, khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, hồi hộp, cân nặng tăng lên nhanh chóng, dễ béo phì,...
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ phát triển
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ độ 2 là do bạn không phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. Các yếu tố khiến bệnh máu nhiễm mỡ hình thành và phát triển có thể kể tới như:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong các thực phẩm như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, có thể làm tăng mức cholesterol và gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất là nguyên nhân máu nhiễm mỡ.
- Chu vi vòng eo lớn: Nghiên cứu cho thấy, người có chu vi vòng eo lớn hơn 102 cm với nam và hơn 89 cm với nữ sẽ có nguy cơ bị rối loạn lipid máu cao hơn.
- Thói quen lười vận động: Tập thể dục giúp tăng cường cholesterol tốt HDL cho cơ thể nên sẽ giảm nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Chính vì vậy, tình trạng máu nhiễm mỡ thường gặp ở người lười vận động.
- Do tuổi tác: Khi già đi, mức cholesterol của chúng ta sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có tổng lượng cholesterol thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol LDL (có hại) của phụ nữ lại có xu hướng tăng lên.
- Do di truyền: Các gen một phần xác định lượng cholesterol cơ thể bạn tạo ra. Điều này có nghĩa, nếu trong gia đình có người thân bị mỡ máu cao thì nguy cơ bạn mắc phải căn bệnh này cũng sẽ lớn hơn.
- Mắc bệnh tiểu đường: Đường huyết cao cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL, gây ra tình trạng rối loạn lipid máu.
Điều trị máu nhiễm mỡ độ 2 bằng cách nào?
Tùy vào tình trạng máu nhiễm mỡ độ 2 mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều thuốc giúp giảm cholesterol hoạt động theo những cách khác nhau có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Theo các chuyên gia, những thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả. Các thay đổi này bao gồm:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Một kế hoạch ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và có lợi cho tình trạng máu nhiễm mỡ. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ chiên rán, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Quản lý cân nặng: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm cholesterol xấu LDL.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Mọi người nên hoạt động thể chất thường xuyên. Tập luyện mỗi ngày tối thiểu 30 phút là cách giúp giảm cholesterol trong cơ thể hiệu quả.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng có thể là yếu tố làm giảm nồng cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt). Do vậy, bạn hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi để giảm cholesterol hiệu quả.
Kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ độ 2 nhờ thảo dược
Luôn “lắng nghe” những triệu chứng bất thường của cơ thể là cách giúp bạn có thể phát hiện và điều trị bệnh mỡ máu cao sớm, đúng cách, kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh việc thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược cho người bị rối loạn lipid máu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Người dùng sử dụng sản phẩm theo từng đợt từ 3 – 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máu nhiễm mỡ độ 2 và cách điều trị hiệu quả tại nhà. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để máu nhiễm mỡ sớm được đẩy lùi, bạn nhé!
Kinh nghiệm cải thiện máu nhiễm mỡ thành công
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Ý kiến của chuyên gia
PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Nếu đã bị rối loạn lipid máu, người mắc cần chú ý không ăn dư thừa calo, không ăn nhiều mỡ động vật, không uống bia rượu, hút thuốc lá”. Xem thêm tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trong video sau:
Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ độ 2 và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh