Máu nhiễm mỡ là tình trạng thường gặp ở nam giới ngoài 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, không ít phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai. Vậy tình trạng trên có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và em bé không? Làm cách nào để vượt qua thai kỳ một cách khỏe mạnh? Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau!
Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ còn có cách gọi khác là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu, cholesterol cao,… Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng mỡ trong máu cao bất thường. Bình thường, gan sản sinh ra 80% lượng mỡ của cơ thể thông qua tổng hợp đường và đạm, 20% còn lại đến từ thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Mỡ sau khi được gan sản xuất sẽ di chuyển theo dòng máu đến các tế bào, mô,… để thực hiện các chức năng quan trọng như: Sản sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động, cấu thành nên tế bào, mô, sản sinh hormone,…
Có thể ví gan, mạch máu, tế bào và mô là 3 bình thông nhau chứa cholesterol. Khi gan sản xuất quá nhiều cholesterol hoặc/và quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào bị suy giảm thì cholesterol tại máu sẽ bị ứ trệ, gây máu nhiễm mỡ.
Để biết bạn có bị rối loạn lipid máu hay không, cần phải căn cứ vào 4 chỉ số bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride. Dưới đây là ngưỡng an toàn của 4 chỉ số này:
- Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L;
- LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L;
- Triglyceride: < 2,2 mmol/L;
- HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.
Nếu cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol hoặc triglycerid cao hơn, HDL-cholesterol thấp hơn mức ở trên thì bạn đã bị rối loạn lipid máu.
Tất tần tật thông tin về máu nhiễm mỡ khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng muốn bản thân và bé yêu của mình luôn được mạnh khỏe nhất. Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Rất nhiều người bị máu nhiễm mỡ khi mang thai. Dưới đây là một số câu hỏi cũng như lời giải đáp về tình trạng này.
Có cholesterol cao sẽ khiến tôi khó mang thai hơn?
Nói chung, phụ nữ có cholesterol cao có cơ hội mang thai khó khăn phụ nữ cùng tuổi không bị cholesterol cao. Một nghiên cứu cho thấy, có thể mất nhiều thời gian hơn để phụ nữ bị cholesterol cao mang thai.
Mang thai sẽ ảnh hưởng đến mức cholesterol của tôi như thế nào?
Đối với hầu hết phụ nữ, mức cholesterol giảm nhẹ trong thai kỳ sớm nhưng sau đó tăng lên. Cũng nên nhớ rằng, chế độ ăn uống và tập thể dục có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để có thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Mắc cholesterol cao làm tăng nguy cơ sảy thai của tôi?
Sảy thai có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Phụ nữ có cholesterol cao tiềm ẩn nguy cơ sảy thai tương tự những phụ nữ khác cùng độ tuổi.
Bị cholesterol cao làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé?
Trong mỗi lần mang thai, một người phụ nữ có 3 - 5% nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh. Đây được gọi là rủi ro nền tảng. Các nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho rằng, nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh tăng do có cholesterol cao. Các yếu tố liên quan như bệnh tiểu đường và béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ này.
Có cholesterol cao có nguy cơ cao bị các biến chứng thai kỳ?
Điều đó là không rõ ràng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, không có sự gia tăng các biến chứng thai kỳ khi mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ. Nhưng một số nghiên cứu khác đã tìm thấy nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật (huyết áp cao và thay đổi chức năng thận) và sinh non (trước 37 tuần) khi bị cholesterol cao. Do đó, mẹ bầu nên đi khám sức khỏe thường xuyên và khám thai theo đúng lịch hẹn để được can thiệp kịp thời khi có các biến chứng nguy hiểm.
Tôi có nên ngừng dùng thuốc điều trị cholesterol cao khi mang thai?
Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi dừng bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Điều quan trọng là bạn phải thảo luận về tất cả các lựa chọn điều trị với chuyên gia khi có kế hoạch mang thai hoặc ngay khi bạn biết mình đang mang thai.
Tôi có thể dùng thuốc điều trị cholesterol cao khi cho con bú?
Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị cholesterol cao. Để biết thông tin về loại thuốc cụ thể, hãy xem tờ thông tin về thuốc trong hướng dẫn sử dụng. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi nó có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và em bé.
Nếu cha của em bé bị cholesterol cao thì sao?
Các nghiên cứu về chất lượng tinh trùng và cholesterol cao đã xem xét việc sử dụng thuốc cholesterol của người cha có ảnh hưởng đến khả năng sinh con không. Có gợi ý nhưng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy, chỉ riêng cholesterol cao làm giảm cơ hội làm cha. Do đó, đàn ông mắc cholesterol cao vẫn có khả năng sinh con bình thường.
Sử dụng thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Muốn đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần khám sức khỏe theo đúng lịch để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian mang thai, bà bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà cần có sự tư vấn của bác sĩ. Với những phụ nữ bị máu nhiễm mỡ đang ấp ủ kế hoạch sinh con, bạn nên có hướng điều trị sớm để không ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống theo khuyến cáo, phụ nữ nói riêng và những người bị máu nhiễm mỡ nói chung có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về tình trạng máu nhiễm mỡ khi mang thai. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định nồng độ cholesterol và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.