Máu nhiễm mỡ (rối loạn mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng các thành phần mỡ trong máu, trong đó có sự gia tăng các thành phần mỡ xấu (LDL-Cholesterol, Triglycerid). Vậy 2 hoạt chất này có nguồn gốc do đâu, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu hỏi này.

Nguồn gốc của cholesterol

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của các mô trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương. Cholesterol phần lớn được gan tổng hợp (30%) nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... Đặc điểm của cholesterol: kém tan trong nước, không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).

Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật.

Cholesterol có 3 loại là: VLDL cholesterol, LDL cholesterol, HDL cholesterol. Trong đó VLDL có nhiệm vụ lớn lao là chuyên chở mỡ từ gan đi khắp nơi trong cơ thể để cung cấp mỡ cho tế bào, phần còn thừa lại sẽ chuyển thành LDL. LDL là mỡ xấu, đây là thủ phạm gây ta xơ vữa mạch máu, nguy cơ của các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đột quỵ. HDL là mỡ tốt, nó giúp lấy đi một phần mỡ xấu đọng ở các thành mạch máu, rồi chuyển chúng lại về gan giúp ngăn ngừa tình trạng tạo mảng xơ vữa.

 

Mỡ máu là thủ phạm gây xơ vữa động mạch

Nguồn gốc mỡ triglyceride

Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Mỡ triglycerid tăng là do thức ăn mang lại nó chiếm 90% của một bữa ăn có quá nhiều chất béo, tinh bột, đạm. Tùy theo sức khỏe của con người nếu một cơ thể khoẻ mạnh sức khỏe tốt thì sau nửa ngày hầu như tất cả các triglycerid này sẽ được cơ thể chuyển hoá hết. 

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Tình trạng tăng mỡ xấu chính là LDL tăng hoặc giảm HDL sẽ khiến tình trạng xơ vữa mạch máu hình thành, lòng mạch hẹp và tắc khiến huyết áp tăng, tim thiếu máu nuôi dưỡng,  não cũng thiếu máu… nguy hiểm nhất của tình trạng này sẽ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tăng triglyceride sẽ khiến mỡ trong gan tăng, dẫn đến đường huyết tăng. Lượng Triglyceride quá cao cũng có thể gây viêm tụy cấp.

Kiểm tra máu nhiễm mỡ thế nào?

Việc kiểm tra các chỉ số mỡ máu chỉ cần làm các xét nghiệm về các chỉ số này. Kết quả của các chỉ số sẽ cho ta biết mức độ tốt, xấu.

Điều trị máu nhiễm mỡ

Với người đã bị mỡ máu cao cần thăm khám và điều trị tích cực, nên đi kiểm tra định kỳ 3-6 tháng một lần. Dùng thuốc điều trị khi chế độ ăn uống, tập luyện không cải thiện được chỉ số mỡ máu. Trong điều trị cần theo hướng dẫn của chuyên gia về thời gian cũng như chỉ số mỡ máu thế nào là hợp lý với bản thân người mắc.

Kiểm soát cân nặng phù hợp, chú ý chế độ ăn và vận động phù hợp giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tốt cũng như kiểm soát được cân nặng.

Khi bị rối loạn lipid máu, người mắc thường được điều trị bằng thuốc giúp làm tăng tiêu thụ các lipoprotein xấu, tăng sản xuất những lipoprotein tốt ở trong mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị đều làm ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày, khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, các thuốc này lại dễ gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đầy bụng, táo bón); đau đầu chóng mặt, đau khớp, nổi ban da… Vì vậy, một giải pháp điều trị vừa hiệu quả, vừa an toàn, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường là điều mong mỏi của rất nhiều người không may mắc phải hội chứng bệnh này.

Từ xa xưa, người dân đã biết dùng trà lá sen với mục đích giảm cân và giảm mỡ máu. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều tác dụng của cao lá sen đối với chứng bệnh rối loạn lipid máu:

- Nghiên cứu được thực hiện bởi Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan.

- Nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp ở Hàn Quốc cho thấy: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid huyết tương và cholesterol toàn phần, đồng thời nồng độ HDL-C tăng cao hơn so với nhóm đối chứng không sử dụng chiết xuất lá sen.

Xu hướng được nhiều người áp dụng hiện nay là dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có thành phần chính là cao lá sen để hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu.

Nhằm phát huy tốt nhất tác dụng của cao lá sen, dưới công nghệ bào chế hiện đại, cao lá sen đã được sử dụng làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược khác như: dịch chiết tỏi, cucurmin phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA và bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng mang tên là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Trong đó, sự kết hợp giữa cao tỏi và vitamin B5 có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase nên giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Cucurmin trong cucurma phospholipid và berberin trong cao hoàng bá giúp làm giảm cholesterol và lipid máu, từ đó có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch. Thành phần ALA vừa giúp làm giảm lipoprotein xấu (LDL) và tăng lipoprotein tốt trong máu thông qua cơ chế: tăng hoạt hóa thụ thể LDL ở gan, từ đó giúp tăng chuyển LDL- C về gan, vì vậy làm giảm LDL – C ở máu. Đồng thời, tại gan LDL – C được chuyển thành LDL và Cholesterol. Như vậy LDL sẽ tồn tại dưới dạng dự trữ ở gan thay vì ở trong máu, còn cholesterol được dùng để tăng tổng hợp HDL-C có lợi cho thành mạch và góp phần tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, ALA làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tăng tạo năng lượng, giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.

 

Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu

Vì vậy, Lipidcleanz được đánh giá là một công thức chuyên biệt giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipoprotein xấu, tăng lipoprotein tốt mà vẫn giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.

Hãy nghe chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích 2 ưu điểm nổi bật của lá sen trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

 

Thùy Dương