Mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm, phải làm gì để kiểm soát chứng mỡ máu cao tốt nhất,... đó chỉ là 1 trong số vô vàn câu hỏi liên quan đến hiện tượng mỡ máu cao, hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các độc giả. Do đó, để giúp bạn có đủ kiến thức hiểu biết nhằm trả lời chính xác câu hỏi trên, hãy tham khảo nội dung sau!
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu, cholesterol cao) đang trở thành cụm từ phổ biến trong xã hội hiện đại. Thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, hiện có 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu.
Đây là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu (thường là cao hơn). Bình thường, gan sản sinh ra 80% cholesterol của cơ thể, 20% còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Cholesterol được sản sinh sẽ đi từ gan, qua mạch máu đến các mô, tế bào để thực hiện chức năng sống của cơ thể như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên hormone, xây dựng tế bào,... Tuy nhiên, khi gan tổng hợp ra quá nhiều cholesterol hoặc quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào giảm thì cholesterol trong máu sẽ tăng lên và gây ra bệnh mỡ máu.
Mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Để đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể, chúng ta sẽ có các chỉ số giới hạn, nếu vượt qua tức là sức khỏe đã và đang bị đe dọa. Chỉ số máu nhiễm mỡ cũng là một giới hạn, để biết chính xác, bạn cần tiến hành xét nghiệm máu.
Thành phần mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride. Để biết được chỉ số máu nhiễm mỡ hiện tại như thế nào, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm của cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride. Đây là 3 chỉ số chính giúp chúng ta xác định được lượng mỡ trong máu cụ thể là bao nhiêu và có an toàn hay không?
- Chỉ số cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L tương ứng với 240 mg/dL là không an toàn.
- Chỉ số LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L tương ứng với 160 mg/dL là không an toàn.
-Triglyceride nếu > 2,3 mmol/L tương ứng với 200 mg/dL sẽ không an toàn.
Nếu kết quả xét nghiệm vượt qua ngưỡng giới hạn, bệnh máu nhiễm mỡ sẽ xuất hiện, tùy từng người mà sự tăng lên hay vượt quá giới hạn sẽ khác nhau.
Các chỉ sô mỡ máu xấu vượt ngưỡng cho phép gây nên bệnh mỡ máu cao
3 cách kiểm soát chứng mỡ máu cao
Bệnh mỡ máu được xếp trong nhóm 3 bệnh nguy hiểm “tam cao” (bên cạnh tiểu đường, huyết áp). Đây là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy các vấn đề tim mạch, dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao. Để kiểm soát chứng mỡ máu cao, bạn nên tham khảo các cách sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Kiểm soát hàm lượng chất béo có hại vào cơ thể bằng việc hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chế biến sẵn. Bạn nên:
+ Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn: Chất xơ có trong các loại rau quả, ngũ cốc làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, loại bỏ nguy cơ máu nhiễm mỡ.
+ Dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt: Thường có trong các loại dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu thực vật, dầu oliu,… các loại chất béo sẽ làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, hỗ trợ điều trị mỡ máu.
+ Lựa chọn thực phẩm chứa đạm thích hợp: Chất đạm từ cá biển như: Cá hồi, cá mòi, cá trích rất tốt cho người mỡ máu cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng từ gà, vịt.
Xây dựng chế độ luyện tập
Tập luyện thể dục giúp bạn tiêu hao lượng mỡ thừa, đốt cháy năng lượng và tăng cường đề kháng. Với người bị rối loạn mỡ máu, tùy vào giai đoạn sẽ có chế độ luyện tập khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn các bài tập vừa sức, thời gian trung bình khoảng 30 phút và duy trì mỗi ngày như: Đi bộ nhanh, chạy bộ, yoga, đạp xe,… Các bài tập thể dục này có tác dụng đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol-LDL (cholesterol xấu) trong máu.
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao
Kiểm soát cân nặng cơ thể
Ở những người thừa cân, béo phì, nguy cơ rối loạn mỡ máu rất cao. Đối với người có chỉ số cơ thể vượt mức quy định thì cần phải thực hiện các biện pháp giảm cân lành mạnh. Đặc biệt, bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tránh việc ép cân quá mức gây ảnh hưởng các cơ quan khác trong cơ thể như: Dạ dày, bao tử và các cơ.
Lipidcleanz giúp ổn định chỉ số mỡ máu
Mỡ máu cao đang dần trở thành chứng bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây hại đến sức khỏe. Đây là nguồn cơn dẫn đến xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... thậm chí là tử vong.
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các loài cây cỏ gần gũi trong đời sống để cải thiện chứng mỡ máu. Ngày nay, các chuyên gia đã kết hợp một số thành phần thảo dược giúp giảm mỡ máu, tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Lipidcleanz là sản phẩm không chỉ tác động vào quá trình tổng hợp, mà còn làm tăng vận chuyển lipid ở trong máu đến các mô đích (đây được coi là phương án tối ưu, đưa lipid máu tăng cao đến nơi cần để sử dụng, giúp người bệnh không mệt mỏi, tăng cường các chức năng khác trong cơ thể. Đây là công thức toàn diện dành cho người mỡ máu là nhờ sự kết hợp của các thành phần:
Cao lá sen (Nelumbo nucifera): Có tác dụng hạ đường huyết (thông qua tác dụng ức chế α-glucosidase mạnh hơn cả acarbose, một thuốc dùng để ức chế hấp thu glucose qua đường tiêu hóa) và cải thiện tính nhạy cảm của insulin. Điều đó góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu.
Chiết xuất tỏi (Allium sativum): Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, phospholipid, triglyceride, cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan.
Cucurma phospholipid: Curcumin là một hoạt chất rất phổ biến, được chiết xuất từ củ nghệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, curcumin giúp làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt.
Cao hoàng bá (Phellodedron amurense): Cao hoàng bá có hoạt chất chính là berberin. Các nghiên cứu cho thấy, berberin có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch thông qua tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần.
Vitamin B5: Sau khi vào cơ thể, vitamin B5 tồn tại dưới dạng dẫn chất pantethine. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, pantethine có tác dụng làm giảm lipid máu. Cơ chế hạ lipid máu của pantethine chưa rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tác dụng này thông qua cơ chế ức chế enzyme acetyl-CoA carboxylase và HMG-CoA reductase, do đó làm giảm lipid máu.
ALA (acid alpha lipoic): Acid alpha lipoic có thể làm tăng sự điều chỉnh lipid và lipoprotein thông qua cơ chế làm giảm sự tổng hợp cholesterol toàn phần và LDL thông qua hoạt tính của lipoprotein lipase hoặc do chuyển hóa cholesterol qua gan.
Lipidcleanz - Giải pháp cho người bệnh mỡ máu cao
Trên thực tế, Lipidcleanz đã nhận được hàng nghìn phản hồi tích cực từ khách hàng. Đa số người dùng đều có chung cảm nhận, sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:
- Sau 3 - 4 tuần: Chỉ số cholesterol toàn phần giảm xuống, các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, tê bì chân tay cải thiện.
- Sau 1 - 3 tháng: Các chỉ số mỡ máu giảm, cholesterol toàn phần giảm rõ rệt gần về ngưỡng bình thường. Những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tê bì chân tay,… dường như không còn.
- Sau 3 - 6 tháng: Chỉ số mỡ máu trở về mức an toàn, người dùng cảm nhận ăn ngủ tốt, khỏe mạnh, cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần phấn chấn.
Lưu ý: Thời gian có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người và sử dụng Lipidcleanz đúng hướng dẫn hay không!
Giải thưởng của Lipidcleanz
Năm 2018, Lipidcleanz vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 - sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình và Trẻ em” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với báo Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em bình chọn.
Chứng máu nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, đây là bệnh lý làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, đột quỵ não, thậm chí gây tử vong. Để điều hòa lipid và ổn định cholesterol trong máu, hãy sử dụng sản phẩm Lipidcleanz mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và thông tin chi tiết về sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 185 170 (Zalo/Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.