Xơ vữa động mạch là bệnh lý gây ra bởi sự hình thành của các mảng bám ở trên thành động mạch. Khi các mảng xơ vữa phát triển dày lên theo thời gian, sẽ làm thu hẹp lòng mạch và hạn chế lưu lượng máu tới nuôi dưỡng các cơ quan. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Hầu hết các khảo sát dịch tễ học đều xác nhận tăng mỡ máu (cholesterol cao) là nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch và là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, thiếu máu.

Tình trạng bệnh xơ vữa động mạch

Ở các nước công nghiệp, 50% tử vong do tim mạch trong đó nguyên nhân xơ vữa động mạch chiếm 50%. Tại Mỹ, ở người trên 60 tuổi có 88% xơ vữa động mạch, ở người già hơn thì không người nào là không bị xơ vữa động mạch. Ở nước ta chưa có nghiên cứu cụ thể về tình trạng xơ vữa động mạch nhưng tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch ngày một tăng.

Mỡ máu cao (tăng cholesterol) dẫn tới sự  hình thành xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch hình thành do các tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do hút thuốc lá, mỡ máu cao, nhiễm khuẩn và virus, các yếu tố miễn dịch,...

Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu đến và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C (cholesterol xấu) và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa. Chúng làm thay đổi cấu trúc của thành mạch máu, khiến các mạch máu trở nên xơ cứng và mất tính đàn hồi. Các mảng xơ vữa sau đó có thể bị nứt vỡ bong ra, tiếp tục gây tổn thương lòng mạch. Đây là một quá trình tuần hoàn khiến tình trạng xơ vữa động mạch ngày càng tăng nặng.

 Hình ảnh xơ vữa động mạch

Sự hình thành xơ vữa động mạch phụ thuộc vào loại cholesterol. LDL cholesterol là tác nhân chính gây xơ vữa động mạch. Bất kỳ sự gia tăng LDL cholesterol mức độ nào trong máu cũng đều có nguy cơ gây xơ vữa động mạch. HDL cholesterol lại là yếu tố chống xơ vữa cao vì chúng vận chuyển cholesterol về gan trong điều kiện thành động mạch quá thừa cholesterol, do đó còn gọi chúng là những cholesterol tốt.

Mặc dù hàm lượng LDL và HDL là những chỉ số để dự đoán nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng xác định hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cũng là yếu tố quan trọng để dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành. Một người có hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu thấp hơn 200mg/dl thì ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhưng nếu cao hơn 240mg/dl thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở thế kỷ 21, xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao. Việc phát hiện sớm mảng xơ vữa động mạch từ khi chưa bị biến chứng là một yêu cầu cần thiết, góp phần làm giảm tai biến mạch máu não, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Giảm mỡ máu là cách phòng chống bệnh xơ vữa động mạch

-Thay đổi lối sống:
Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống phù hợp, hoạt động thể lực, duy trì cân nặng lý tưởng, bỏ hút thuốc lá và giảm căng thẳng.

- Chế độ ăn uống hợp lý: 
Nếu bạn rối loạn mỡ máu, nên hạn chế ăn chất béo. Lượng chất béo nên dưới 30% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể mỗi ngày. Hạn chế chất béo bão hòa < 7% (là chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, các loại thịt, sản phẩm từ sữa, sô cô la, thực phẩm đã chế biến và chiên kỹ,...). Ưu tiên sử dụng dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu mè, dầu oliu,...). Không ăn các loại da, lòng động vật. Nên ăn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây như táo, cam, chuối, lê, mận..., các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà lan,... giúp ngừa hấp thu cholesterol từ đường tiêu hóa. Chế độ ăn tốt cũng bao gồm một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu vì cung cấp lượng omega – 3 dồi dào, là chất bảo vệ tim tránh khỏi những tai biến do cục máu đông và viêm, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Hãy cố gắng ăn ít nhất hai bữa cá trong một tuần. Ngoài ra hạn chế ăn mặn và uống rượu, bia.

- Giảm mỡ máu bằng thảo dược giúp bảo vệ sức khỏe: Bản chất của tăng mỡ máu là một rối loạn chuyển hóa. Vì thế, những giải pháp dài hạn giúp cân bằng rối loạn chuyển hóa mới là vấn đề mấu chốt để chữa trị căn bệnh này. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz là một giải pháp giúp cải thiện rối loạn lipid máu. Lipidcleanz là một công thức hiệu quả cho người mắc hội chứng rối loạn lipid máu do có thành phần như cao lá sen, chiết xuất tỏi, curcuma phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA(alpha lipoic acid) đều giúp làm giảm nồng độ cholesterol, lipoprotein xấu và tăng lipoprotein tốt một cách rõ rệt đồng thời vẫn duy trì tạo năng lượng để đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.

Hãy nghe chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích thành phần và tác dụng của Lipidcleanz trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu:


 Minh Hoa