Máu nhiễm mỡ đang trở thành cụm từ quen thuộc trong xã hội hiện đại. Việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ được coi là chìa khóa giúp rút ngắn quá trình điều trị. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu mỡ máu cao, hãy đến với thông tin có trong bài viết sau. Mời bạn đọc tham khảo!
Máu nhiễm mỡ là gì?
Mỡ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Có 2 cách cung cấp mỡ cho cơ thể: Một là sản xuất mỡ tại gan, hai là hấp thu từ thức ăn. Mỡ sẽ di chuyển trong máu đến các mô, tế bào. Ở đây, mỡ được đốt cháy để: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên tế bào, sản xuất hormone,… Có thể ví gan, mạch máu, tế bào và mô là 3 bình thông nhau chứa mỡ. Nếu gan sản sinh quá nhiều mỡ, hoặc đường tiêu hóa hấp thu quá nhiều mỡ từ thức ăn, quá trình vận chuyển mỡ (lipid) từ máu vào mô bị tắc nghẽn hoặc quá trình tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào quá ít thì mỡ sẽ bị tích tụ, ứ trệ trong máu, khiến mỡ máu cao.
Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ điển hình
Máu nhiễm mỡ là một quá trình chuyển biến sinh học, xảy ra sau một thời gian dài khó có thể nhận biết. Đặc biệt, ở những người trẻ, triệu chứng bệnh thường rất âm thầm, khó nhận biết. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của máu nhiễm mỡ:
Các biểu hiện bên ngoài của tăng lipid máu
- Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt. Dấu hiệu này thường xuất hiện đối với người dưới 50 tuổi.
- Ban vàng: Các nốt ban vàng sẽ nổi lên ở khu vực trên và dưới mí mắt hoặc các khu vực rải rác.
- U vàng gân: Các ngón chân và gót chân và cá vị trí khớp đốt ngón tay sẽ nổi lên các u vàng.
- U vàng da: Các u vàng này thường phải xuất hiện ở toàn thân, nổi lên như mụn thịt. Các mụn này thường không đau, cũng không ngứa. Người bệnh thường hay nhầm tưởng với bệnh ngoài da.
- Chân đau, tê bì: Cholesterol trong máu tăng cao khiến các mạch máu tắc nghẽn, máu không đưa được đủ tới các đốt ngón chân. Do lượng máu cung cấp không đủ nên các khớp ngón chân bị tê bì, đau nhức và sưng tấy.
Các biểu hiện trên nội tạng của tăng lipid máu
- Xơ vữa động mạch: Đây là biểu hiện thường gặp nhất và đáng lo ngại của tăng lipoprotein. Tình trạng này thường xuất hiện từ các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, bệnh đái tháo đường. Tổn thương động mạch tại tim gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, tại não gây nhồi máu não với biểu hiện nói ngọng, chân tay yếu liệt,...
- Nhiễm lipid võng mạc: Phát hiện ra khi soi đáy mắt, gặp trong tình huống nồng độ triglycerid máu tăng cao.
- Gan nhiễm mỡ: Từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm theo triệu chứng tăng triglycerid máu.
- Viêm tụy cấp: Thường gặp khi triglycerid trên 10 mmol/L, khiến người bệnh đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều, đôi khi kèm theo hiện tượng sốt.
Các xét nghiệm phát hiện rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu xác định chủ yếu nhờ vào xét nghiệm máu. Vì nồng độ lipid máu có liên quan đến bữa ăn nên thời điểm xét nghiệm lý tưởng là khi người bệnh đã nhịn ăn 12 giờ đồng hồ, thường là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Một bộ xét nghiệm lipid máu đầy đủ gồm 4 thành phần: LDL – C, HDL – C và triglycerid, cholesterol máu toàn phần,
- LDL-cholesterol (hay LDL-C): Đây là thành phần được coi là “xấu” bởi khi lượng LDL-C tăng cao sẽ dẫn đến lắng đọng và tạo thành mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp hoặc tắc mạch máu. Trong nhiều trường hợp, mảng bám vỡ ra đột ngột, kết tập tiểu cầu và các thành phần khác tạo nên cục máu đông, gây tắc mạch máu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… LDL-cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, hút thuốc lá, lười vận động hoặc liên quan tới các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- HDL-cholesterol (hay HDL-C): Có chức năng vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Vì thế, HDL-C còn được gọi là cholesterol “tốt”.
- Triglycerid (chất béo trung tính): Đây cũng là một dạng mỡ trong cơ thể. Tăng triglycerid thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu,... Những người có triglycerid trong máu cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần.
- Cholesterol toàn phần là tổng của 3 chỉ số trên. Nó được tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglycerid. Nếu chỉ số này tăng cao, nó cũng gây hại cho mạch máu của bạn. Ngưỡng bất thường và các mức độ rối loạn từng chỉ số được trình bày trong bảng sau:
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Trước đây, máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do các nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều mỡ bão hoà, các sản phẩm từ động vật và chất béo bão hòa từ những loại bánh kẹo ngọt (bánh snack), thức ăn chiên hoặc nướng, tiêu thụ nhiều thịt đỏ và chế phẩm sữa có bơ sẽ làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
- Béo phì: Người có chỉ số BMI cao thường bị tăng cholesterol; Người có vòng bụng lớn, nam trên 102 cm và nữ trên 89 cm có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.
- Lười vận động: Tập thể dục giúp tăng HDL-C trong khi lười tập thể dục gây tăng LDL-C, từ đó dẫn đến tổn thương mạch máu, xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim,…
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện cho mỡ lắng đọng vào thành mạch. Nicotine trong khói thuốc còn làm giảm lượng HDL-C.
- Bệnh đái tháo đường: Đường trong máu cao gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, từ đó góp phần làm tăng LDL-C và giảm HDL-C.
- Tuổi tác: Sau 20 tuổi, nồng độ cholesterol bắt đầu tăng cao. Đặc biệt, nam giới trên 50 tuổi có lượng cholesterol cao gấp nhiều lần so với nữ giới. Theo các chuyên gia, cholesterol dư thừa là nguyên nhân trực tiếp gây máu nhiễm mỡ.
- Di truyền: Trong cơ thể, có các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo, khi một hoặc nhiều gen bị rối loạn, có thể gây ra biến đổi trong quá trình tổng hợp và phân giải các chất béo, từ đó khiến lượng cholesterol xấu, triglycerid trong cơ thể tăng cao,… và các gen này có tính di truyền. Điều này lý giải tại sao rất nhiều người có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nhưng vẫn có thể mắc hội chứng tăng mỡ máu.
Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả
Không phải trường hợp nào bị mỡ máu cao cũng cần dùng thuốc điều trị. Nếu tình trạng còn nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng, người bệnh được khuyên áp dụng các cách sau đây:
Tăng cường vận động
Bạn không nhất thiết phải đến các phòng tập để hoạt động. Hãy bắt đầu hình thành thói quen và duy trì thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là một số mẹo nếu bạn mới bắt đầu:
- Hãy đi bộ nhiều hơn: Đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Đi bộ đến văn phòng thay vì xe máy hoặc ô tô nếu nhà gần,…
- Dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập thể dục. Hãy chọn một bài tập nào mà bạn thích thú và dành thời gian để tập như: Aerobic, yoga, thiền,...
Bỏ hút thuốc lá
Thuốc lá chứa tới 7000 chất độc. Do đó, nếu bạn đang hút thuốc, hãy dừng ngay. Bỏ thuốc sẽ giúp giảm LDL-C và lợi ích không chỉ dừng ở đó. Chỉ sau 20 phút bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim đã giảm. Sau 1 năm, nguy cơ bệnh tim sẽ giảm 50%. Sau 15 năm, nguy cơ bệnh tim của người bỏ thuốc lá sẽ tương đương với người chưa hút thuốc.
Hạn chế uống rượu, bia
Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn sẽ làm tăng triglycerid, huyết áp cao có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy nếu bắt buộc phải sử dụng rượu bia, bạn hãy uống lượng vừa phải. Lời khuyên là tối đa 2 ly nhỏ cho nam giới và 1 ly nhỏ cho phụ nữ.
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung trái cây hoặc rau xanh mỗi ngày: Hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp hạn chế sự hấp thụ chất béo và cholesterol vào cơ thể và kích thích hệ thống tiêu hóa.
- Tránh thực phẩm chiên rán, như: Các món ăn nhiều dầu mỡ luôn chứa lượng chất béo cao, việc thường xuyên tiêu thụ sẽ khiến cholesterol xấu trong máu tăng cao.
- Hãy tăng cường tiêu thụ thịt nạc: Bạn nên hạn chế sử dụng tinh bột, chất béo và lựa chọn thực phẩm chế biến từ thịt nạc để bổ sung năng lượng an toàn cho cơ thể. Thay vì thói quen ăn các loại thịt đỏ như thị lợn, thịt bò, hãy sử dụng thịt nạc trắng từ gia cầm và các loại cá.
- Ăn chất béo lành mạnh: Lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo tốt sẽ làm giảm nguy cơ cholesterol xấu cao, giúp bạn không phải đối mặt với chứng mỡ máu cao. Do đó, hãy bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh như cá hồi, bơ, hạt óc chó,....
Chế độ ăn uống là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến loại bỏ chứng máu nhiễm mỡ. Thật nghịch lý, bởi số người người hiểu rõ nguyên tắc này lại vô cùng ít ỏi. Chính điều này, khiến nhiều người vô tình trở thành nạn nhân của chứng máu nhiễm mỡ. Hãy cùng đến với câu chuyện của ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, ở số 1 ngõ 378 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội). 6 năm trước, vì thói quen ăn uống vô độ, thiếu kiểm soát khiến ông rơi vào tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ nặng dẫn đến đột quỵ. Dù kiên trì điều trị thuốc tây, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Mọi chuyện ngỡ như câu chuyện cổ tích, khi nhờ tìm được giải pháp đúng đắn, giờ đây chỉ số mỡ máu của ông đã trở về gần như mức bình thường.
Ông chia sẻ: “Nhiều năm trước, tôi thường ăn uống theo sở thích, ăn lung tung lắm, nhất là món móng giò, ăn hàng cân, ngày nào cũng thế, thích gì ăn nấy, không kiêng khem. Trong một lần đi khám sức khỏe, tôi được chẩn đoán mắc máu nhiễm mỡ nhưng vì chủ quan cho rằng, tuổi già ai rồi cũng sẽ phải đối mặt với bệnh nên tôi cũng không để ý. Năm 2013, sau khi trải qua cơn đột quỵ, lúc này chỉ số mỡ máu của tôi ở mức báo động, LDL cholesterol (xấu) tới 5,6-5,7 mmol/l. Sau cơn đột quỵ, tôi ăn uống khoa học và kiên trì dùng thuốc nhưng chỉ số mỡ máu, gan nhiễm mỡ vẫn cao, huyết áp vẫn cao, người luôn cảm thấy mệt và choáng váng”.
Đối với người bình thường, chỉ số triglyceride an toàn ở mức dưới 1,7mmol/L nhưng 6 năm qua, chỉ số này của ông Phong luôn cao trên 5mmol/L. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn choáng váng, khó chịu hành hạ ông suốt thời gian qua. Ông chia sẻ: “Lúc đầu tôi nghĩ chắc do cơ thể nhờn thuốc nhưng lại không dám ngừng uống vì sợ tái phát đột quỵ. Hầu như lần đi khám nào bác sĩ cũng nói với tôi rằng, nếu không kiêng khem, giữ gìn mà để đột quỵ tái phát là rất nguy hiểm!”
Lipidcleanz - Thảo dược đem niềm vui cho người máu nhiễm mỡ
Tuy không trực tiếp dẫn tới tử vong nhưng rối loạn lipid máu lại là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, gan nhiễm mỡ,… Ở Việt Nam, có 200.000 người mắc bệnh đột quỵ não mỗi năm và 50% trong số đó tử vong.
Việc điều trị sớm rối loạn lipid máu có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, có 2 cách để điều trị rối loạn lipid máu là giảm tổng hợp lipid và tăng tiêu thụ lipid bằng cách tăng vận chuyển lipid từ máu vào tế bào, mô để sử dụng. Đa phần, các loại thuốc tây điều trị rối loạn lipid máu chỉ chú trọng vào con đường thứ nhất, đó là giảm quá trình tổng hợp, sản xuất mỡ tại gan, nhờ đó mà mỡ trong máu giảm. Tuy nhiên, điều này dẫn đến mỡ tại tế bào, mô cũng giảm theo, khiến người dùng thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Sự xuất hiện của sản phẩm thảo dược Lipidcleanz có chiết xuất từ cao lá sen đã tạo ra sự khác biệt nổi trội, bởi đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe duy nhất trên thị trường giúp giảm mỡ máu thông qua cơ chế tăng vận chuyển và tăng tiêu thụ cholesterol tại các tế bào an toàn mà không gây mệt mỏi cho người mắc. Chiết xuất từ cao lá sen có tác dụng hạ đường huyết và cải thiện tính nhạy cảm của insulin. Điều này góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ở người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, cao lá sen cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất lá sen có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol, triglycerid và lipoprotein trong huyết tương rất tốt. Để tăng cường hiệu quả, sản phẩm Lipidcleanz còn có sự kết hợp của các thảo dược quý như: Cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, vitamin B5, curcuma phospholipid, acid alpha lipoic (ALA) giúp giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Vì vậy, đây được coi là sự lựa chọn hàng đầu cho người mắc rối loạn lipid máu.
Chiết xuất tỏi (Allium sativum)
Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, phospholipid, triglycerid, cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan. Đồng thời, cao tỏi còn có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol thông qua tác dụng ức chế HMG-coA reductase ở liều thấp và liều cao ức chế cả quá trình tổng hợp cholesterol.
Cucurma phospholipid
Curcumin là một hoạt chất rất phổ biến, được chiết xuất từ củ nghệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, curcumin giúp làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt. Đặc biệt, curcumin ở dạng cucurma phospholipid hấp thu mạnh gấp nhiều lần curcumin, nhờ đó mà tác dụng làm giảm cholesterol và lipid toàn phần cũng sẽ cao hơn nhiều lần.
Cao hoàng bá (Phellodedron amurense)
Cao hoàng bá có hoạt chất chính là berberin. Các nghiên cứu cho thấy, berberin có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch thông qua tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần.
Vitamin B5
Sau khi vào cơ thể, vitamin B5 tồn tại dưới dạng dẫn chất pantethine. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, pantethine có tác dụng làm giảm lipid máu. Cơ chế hạ lipid máu của pantethine chưa rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tác dụng này thông qua cơ chế ức chế enzyme acetyl-CoA carboxylase và HMG-CoA reductase, do đó làm giảm lipid máu.
ALA (acid alpha lipoic)
Acid alpha lipoic có thể làm tăng sự điều chỉnh lipid, lipoprotein thông qua cơ chế làm giảm sự tổng hợp cholesterol toàn phần và LDL có thể thông qua hoạt tính của lipoprotein lipase hoặc do chuyển hóa cholesterol qua gan.
ALA có thể tăng hoạt hóa thụ thể LDL ở gan, từ đó tăng hấp thu cholesterol lên hệ thống gan làm tăng tổng hợp thành phần apoprotein A (phân tử của các hạt HDL). Do đó, ngoài giúp hạ cholesterol máu thì ALA còn giúp làm tăng nồng độ HDL trong máu.
Các thành phần thảo dược này được chiết lọc tinh chất, vừa giúp loại bỏ tạp chất, lại giúp cơ thể hấp thu thuốc tối đa, tạo ra một công thức toàn diện cho người bị rối loạn lipid. Chính vì những ưu điểm trên mà người dùng chỉ cần sử dụng 1 - 2 tuần sẽ thấy tác dụng giảm mỡ máu. Đây là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người bị rối loạn lipid máu hoặc đối tượng có nguy cơ rối loạn và mắc các bệnh dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Nhấm ngụm trà nóng, ông Phong tiếp tục kể về cơ duyên biết đến sản phẩm Lipidcleanz, trong lúc chán nản và mệt mỏi vì dùng thuốc tây không đem lại hiệu quả. Ông Phong tình cờ biết đến sản phẩm Lipidcleanz như một cơ duyên qua nghe đài radio. Ông chia sẻ: “Tình cờ trong một lần nghe đài, tôi biết đến sản phẩm Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu, hỗ trợ giảm cholesterol máu, xơ vữa động mạch, phòng ngừa rối loạn lipid máu nên mua về dùng. Tôi kiên trì dùng Lipidcleanz theo hướng dẫn, uống 6 viên/ngày, chia thành 2 lần, uống sau ăn một giờ hoặc trước bữa ăn 30 phút. Tôi uống vào không thấy mệt mỏi hay khó chịu gì. Trong thời gian này, tôi kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, sau 3 tháng đi khám lại thấy mỡ máu không còn cao như trước, chỉ còn gan nhiễm mỡ. Tôi uống tiếp Lipidcleanz đến tháng 9/2019 thì tất cả các chỉ số đều trở về bình thường, chỉ số triglyceride máu còn 1,78mmol/L - ở mức bình thường. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số cholesterol toàn phần giảm xuống an toàn < 5,2 mmol/L, tình trạng gan nhiễm mỡ đã biến mất. Thật không lời nào có thể diễn tả hết được niềm vui sau khi tôi nhận được tờ giấy kết quả xét nghiệm, đó là ngày đánh dấu mốc tôi đã thoát khỏi bản án treo của bệnh” - Ông Phong cười lớn.
Chia sẻ của những người đã vượt qua bệnh mỡ máu
Ngoài ông Phong, đã có hàng nghìn người sử dụng Lipidcleanz và cho hiệu quả tích cực, điển hình là trường hợp của ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) từng 6 năm đối mặt với chứng bệnh máu nhiễm mỡ rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, các triệu chứng mỡ máu cao của ông đã được cải thiện khả quan.
Nhận biết sớm các triệu chứng mỡ máu cao là chìa khóa giúp bạn rút ngắn quá trình điều trị. Đồng thời, để loại bỏ nguy cơ đối mặt với biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu tăng, hãy sử dụng Lipidcleanz mỗi ngày giúp bảo vệ sức khỏe nhé!
Quý độc giả có thắc mắc về triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Hà Anh