Theo các chuyên gia, cập nhật phác đồ điều trị rối loạn lipid máu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu. Bởi, trước thực tế, ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của chứng rối loạn lipid máu, bạn nên trang bị kiến thức và điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa, cải thiện bệnh một cách hiệu quả!

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số mỡ máu bất thường (chủ yếu là tăng cao). Trước đây, người mắc rối loạn mỡ máu thường từ 45 tuổi trở lên nhưng hiện nay, nhiều người dưới 40 tuổi cũng đã mắc bệnh.

Để xem xét bạn có bị rối loạn lipid máu hay không, các chuyên gia sẽ căn cứ vào 4 chỉ số: Cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL và HDL-cholesterol. Khi cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglycerid > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là bị rối loạn lipid máu.

Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu năm 2020

Theo các chuyên gia, để điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu nên kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm: Tăng cường tập luyện, vận động thể lực, và điều chỉnh chế độ tiết thực phù hợp với thể trạng.

Để chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp, ngày nay các chuyên gia thường dựa trên báo cáo lần ba của Chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol tại Mỹ (NCEP-National Cholesterol Education program) và Ủy ban điều trị tăng cholesterol ở người trưởng thành (ATPIII-Adult Treatment Panel III).

1. Vận động thể lực

- Giúp duy trì cân nặng lý tưởng.

- Giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol.

- Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

Thời gian vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút/ngày, với mức độ 5 ngày/tuần, cường độ và thời gian tập luyện tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên, cần lưu ý đối với những người có tiền sử huyết áp, mạch vành, suy tim,…

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

- Hạn chế tiêu thụ quá nhiều năng lượng, nhất là những người béo phì.

- Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như: Mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu, giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ,… Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như: Dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp,…

- Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của khẩu phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%).

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, nước có gas,...

- Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.

3.  Thuốc giảm lipid máu

Nếu việc thay đổi lối sống sau 2-3 tháng không đem lại hiệu quả, các chuyên gia sẽ chỉ định điều trị với những thuốc bao gồm:

- Nhóm Statin

Tác dụng ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase là một enzym tổng hợp TC, giảm TC nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-c nên tăng thu giữ LDL-cholesterol tại gan. Kết quả sẽ làm giảm LDL-cholesterol, VLDL, và tăng HDL-cholesterol.

Tác dụng không mong muốn có thể gặp: Tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao.

- Nhóm Fibrate

Tác dụng làm giảm TG do kích thích PPAR alpha làm tăng oxy hóa acid béo, tăng tổng hợp enzym LPL, làm tăng thanh thải các lipoprotein giàu TG, ức chế tổng hợp apoC-III ở gan, tăng thanh thải VLDL. Các fibrat cũng làm tăng HDL do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.

Tác dụng không mong muốn:

+ Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban. Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, mắc bệnh lý thận, gan trước.

+ Làm tăng tác dụng thuốc chống đông, nhất là nhóm kháng vitamin K.

- Nhóm Acid nicotinic

Thuốc có tác dụng giảm TG do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp TG ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apo B, giảm VLDL, giảm LDL, và tăng HDL (do giảm thanh thải apoA-I).

Tác dụng không mong muốn: Đỏ phừng mặt, ngứa, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban, tăng đề kháng insulin.

Chú ý: Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy, cần hết sức cẩn trọng trước khi sử dụng hoặc cần phối hợp sử dụng cùng các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.

Có Lipidcleanz - không lo rối loạn lipid máu!

Hiện nay, tình trạng máu nhiễm mỡ xuất hiện nhiều ở những người trẻ dưới độ tuổi 40. Theo các chuyên gia, xét về bản chất, có 2 cách để điều trị rối loạn lipid máu là giảm tổng hợp lipid và tăng tiêu thụ lipid bằng cách tăng vận chuyển lipid từ máu vào tế bào, mô để sử dụng. Dù bằng cách nào, cũng cần đáp ứng 2 mục tiêu điều trị như sau:

- Mục tiêu trước mắt là giảm triệu chứng do rối loạn lipid máu gây ra như: Mệt mỏi, đau đầu, đau ngực, chóng mặt, tê bì chân tay,…

- Mục tiêu dài hạn là đưa chỉ số mỡ máu về mức an toàn, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… Kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe người dùng.

Trên thực tế, hầu hết các loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu chỉ chú trọng vào quá trình giảm tổng hợp, nghĩa là giảm sản xuất lipid, nhờ đó mà lipid trong máu cũng giảm. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, lipid máu cao không có nghĩa là lipid trong tế bào cũng cao, thậm chí nhiều trường hợp, quá trình vận chuyển mỡ (lipid) từ máu vào mô bị tắc nghẽn dẫn đến mỡ trong máu tăng cao, còn mỡ trong mô thấp, vì vậy nếu tiếp tục dùng thêm các thuốc giảm tổng hợp lipid sẽ dẫn đến trường hợp các tế bào hoặc mô đang thiếu lipid ở trong trạng thái “đói càng thêm đói”, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, thậm chí ảnh hưởng đến các chức năng gan thận,…

Vì vậy, xu hướng hiện nay là đi theo con đường thứ 2, tăng vận chuyển lipid từ máu vào trong mô, tăng tiêu thụ lipid tại mô để sinh năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi cho người mỡ máu cao. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ - đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là công thức độc đáo dành cho người máu nhiễm mỡ, đáp ứng 2 mục tiêu điều trị máu nhiễm mỡ, nhờ sự kết hợp của các nhóm thảo dược:

- Giảm tổng hợp cholesterol tại gan:

Bình thường, gan sản sinh ra 80% mỡ của cơ thể dựa vào cách tổng hợp đường, đạm, 20% lượng mỡ còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Trong trường hợp gan sản sinh ra quá nhiều mỡ, gây ứ trệ khiến mỡ máu tăng. Do đó, muốn giảm mỡ máu, cần chú trọng giảm sản xuất mỡ tại gan.

Sự kết hợp giữa cao lá sen và tỏi, vitamin B5 trong sản phẩm Lipidcleanz giúp giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo, ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan nhờ hợp chất flavonoid trong lá sen ức chế peroxy hóa lipid trong màng tế bào gan. Bên cạnh đó, thành phần allicin, hợp chất sulfide trong tỏi giúp giảm sự hấp thu LDL - cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột, giảm lượng cholesterol trong máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch. Vitamin B5 có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase, giúp giảm sinh tổng hợp cholesterol ở gan.

- Tăng vận chuyển lipid từ máu đến mô, đốt cháy lipid tại mô:

Hầu hết các nhóm thuốc tây y điều trị rối loạn lipid máu chỉ chú trọng ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid tại gan, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm năng lượng trong việc duy trì hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, quá trình ức chế tổng hợp lipid còn làm thiếu hụt lipid tại mô, trong khi chúng là nguồn nguyên liệu chính để sinh năng lượng, tái tạo nên màng tế bào, thậm chí khi sử dụng kéo dài còn dẫn đến tình trạng tiêu hủy cơ vân, suy thận cấp,...

Thấu hiểu thực tế trên, Lipidcleanz tạo ra sự khác biệt nhờ chứa nhiều thảo dược giúp tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến mô, đốt cháy lipid tại mô để sinh năng lượng cho cơ thể đảm bảo các hoạt động thường ngày, khiến người dùng cảm thấy khỏe mạnh, đồng thời tăng cường các chức năng khác trong cơ thể nhờ sự kết hợp của nhóm thảo dược:

Cao lá sen, cao hoàng bá, alpha lipoic acid, curcuma phospholipid. Trong đó, cao lá sen giúp ức chế hấp thu lipid và glucid, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid và điều hòa năng lượng, làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, đồng thời làm gia tăng cholesterol tốt. Cucurmin trong cucurma phospholipid và berberin trong cao hoàng bá, làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride, từ đó phòng ngừa xơ vữa động mạch. Acid alpha lipoic có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL-cholesterol) và tăng cholesterol tốt (HDL-cholesterol), đồng thời làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tạo năng lượng, tác dụng chống oxy hóa. Bên cạnh đó, thành phần này còn làm chậm lão hóa và gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng.

Với sự kết hợp của các thành phần thảo dược trên, Lipidcleanz không những giúp bạn cải thiện chỉ số mỡ máu, mà còn kiểm soát cân nặng an toàn, hiệu quả.

Chia sẻ người dùng

Đã có hàng nghìn người sử dụng Lipidcleanz và cho hiệu quả tích cực, điển hình là trường hợp của ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, ở số 1 ngõ 378 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), người từng đối mặt với căn bệnh mỡ máu cao kéo dài trong 6 năm, và trải qua cơn nguy kịch đột quỵ. May mắn biết đến sản phẩm thảo dược Lipidcleanz, chỉ sau 4 tháng, chỉ số mỡ máu của ông đã trở về gần như mức bình thường.

Giải thưởng của Lipidcleanz

Năm 2018, Lipidcleanz vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 - sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình và Trẻ em” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với báo Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em bình chọn.

Cập nhật phác đồ điều trị rối loạn lipid là điều bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả, hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz mỗi ngày, bạn nhé!

Quý độc giả có thắc mắc về phác đồ điều trị rối loạn lipid máu và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.