Rối loạn chuyển hóa lipid là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?,... Đó chỉ là một trong số ít những câu hỏi thường được đặt ra. Bởi khi cuộc sống  phát triển, nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao, nhiều người vô tình trở thành “nạn nhân” của chứng rối loạn chuyển hóa lipid. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giải đáp: Rối loạn chuyển hóa lipid là gì?

Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ) là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số mỡ máu bất thường (chủ yếu là tăng cao).Trước đây, người mắc rối loạn mỡ máu thường từ 45 tuổi trở lên nhưng hiện nay, nhiều người dưới 40 tuổi cũng đã mắc bệnh.

 Rối loạn lipid máu hay còn gọi là mỡ máu cao

Rối loạn lipid máu hay còn gọi là mỡ máu cao

Để xem xét bạn có bị rối loạn lipid máu hay không, các chuyên gia sẽ căn cứ vào 4 chỉ số: Cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol. Khi cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglycerid > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là bị rối loạn lipid máu.

>>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ uống trà gì để cải thiện các chỉ số tốt nhất?

Triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipid

Rối loạn lipid máu là một quá trình chuyển biến sinh học, xảy ra sau một thời gian dài mà không thể nhận biết được. Do đó, tình trạng này hiếm có những triệu chứng đặc trưng. Phần lớn các biểu hiện lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra biến chứng ở những cơ quan như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối,... Ngoài ra, nồng độ triglyceride tăng quá cao trong máu có thể gây viêm tụy cấp tính, ảnh hưởng đến tính mạng.

   Nhồi máu cơ tim là biểu hiện lâm sàng của rối loạn lipid máu

Nhồi máu cơ tim là biểu hiện lâm sàng của rối loạn lipid máu

Các biểu hiện bên ngoài của tăng lipid máu

-         Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt. Dấu hiệu này thường xuất hiện đối với người dưới 50 tuổi.

-         Ban vàng: Nằm ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hay rải rác.

-         U vàng gân: Nằm ở gân duỗi của các ngón, gân gót chân và vị trí các khớp đốt bàn - ngón tay.

-         U vàng dưới màng xương: Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.

-         U vàng da: Thường xuất hiện ở các khuỷu hay đầu gối.

-         Dạng ban vàng lòng bàn tay: Phân bố ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

Các biểu hiện trên nội tạng của tăng lipid máu

-         Xơ vữa động mạch: Đây là biểu hiện thường gặp nhất và đáng lo ngại của tăng lipoprotein. Tình trạng này thường xuất hiện từ các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, bệnh đái tháo đường. Tổn thương động mạch tại tim gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, tại não gây nhồi máu não với biểu hiện nói đớ lưỡi, chân tay yếu liệt,...

-         Nhiễm lipid võng mạc: Phát hiện ra khi soi đáy mắt, gặp trong tình huống nồng độ triglycerid máu tăng cao.

-         Gan nhiễm mỡ: Từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm theo triệu chứng tăng triglycerid máu.

-         Viêm tụy cấp: Thường gặp khi triglycerid trên 10 gam/L, khiến người bệnh đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều, đôi khi kèm theo hiện tượng sốt.

Các xét nghiệm phát hiện rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu xác định chủ yếu nhờ vào xét nghiệm máu. Vì nồng độ lipid máu có liên quan đến bữa ăn nên thời điểm xét nghiệm lý tưởng là khi người bệnh đã nhịn ăn 12 giờ đồng hồ, thường là buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Một bộ xét nghiệm lipid máu đầy đủ gồm 4 thành phần: Cholesterol máu toàn phần, HDL – C, LDL – C và triglycerid. Ngưỡng bất thường và các mức độ rối loạn từng chỉ số được trình bày trong bảng sau:

 Bảng đo các chỉ số để xác định rối loạn lipid máu

Bảng đo các chỉ số để xác định rối loạn lipid máu

>>>Xem thêm: 5 CÁCH GIẢM MỠ MÁU KHÔNG DÙNG THUỐC KHIẾN BẠN PHẢI BẤT NGỜ VÌ HIỆU QUẢ!

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid

Có nhiều yếu tố khác nhau làm gia tăng cholesterol trong máu, bao gồm các thói quen như: Hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục hoặc một số tình trạng tiềm ẩn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.

Lối sống

Lối sống của bạn có thể làm tăng nguy cơ phát triển cholesterol trong máu cao. Chúng bao gồm:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một số thực phẩm như gan động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên dầu có chứa cholesterol cao, do đó bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này.

- Lười tập thể dục hoặc hoạt động thể chất: Điều này có thể làm tăng mức độ cholesterol LDL.

- Béo phì: Nếu thừa cân, béo phì, bạn có nguy cơ có mức cholesterol LDL, triglycerid cao và  HDL thấp.

- Uống quá nhiều rượu: Thường xuyên uống một lượng lớn rượu có thể làm tăng cholesterol và chất béo trung tính.

 Uống quá nhiều rượu gây tăng cholesterol

Uống quá nhiều rượu gây tăng cholesterol

- Hút thuốc: Một hóa chất trong thuốc lá gọi là acrolein ngăn chặn HDL vận chuyển cholesterol dư thừa đến gan. Điều này làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu.

Những yếu tố khác

Một số yếu tố liên quan đến cholesterol cao không thể thay đổi và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Chúng bao gồm:

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch vành sớm (CHD) hoặc đột quỵ: Bạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị cholesterol cao nếu có người thân là nam giới (cha hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị CHD hay đột quỵ.

- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ hẹp động mạch càng cao.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị rối loạn lipid máu cao hơn nữ giới.

>>>Xem thêm: Vượt qua cơn nguy kịch, đưa chỉ số máu nhiễm mỡ về ổn định - Đây là cách hay của anh Tùng!

Lipidcleanz hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid

Điều trị sớm rối loạn lipid máu có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn cần có lối sống khoa học, lành mạnh bằng cách:

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng triglycerid. Do đó, giảm cân giúp bảo vệ trái tim nói riêng và sức khỏe tổng thể của bạn nói chung.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm sẽ làm tăng mức cholesterol. Do đó, hãy cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong chế độ ăn uống bằng cách tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, các loại cá (cá hồi, cá trích, cá mòi,…); Hạn chế ăn thịt đỏ, sữa nguyên chất, rượu, bia,…

- Tập thể dục: Hãy cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần với các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu,…

Ngoài việc có chế độ ăn uống khoa học như trên, mọi người có thể áp dụng thêm phương pháp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ là sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên chứa cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá,… mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp hạ mỡ máu hiệu quả thông qua cơ chế tăng vận chuyển lipid đến các tế bào, mô để sử dụng, từ đó giúp hạ mỡ máu mà không gây mệt mỏi. Ngoài ra, chức năng của gan, thận vẫn được đảm bảo và tăng cường một cách hiệu quả. 

 Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid  hiệu quả

Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid  hiệu quả

>>>Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Chia sẻ của những người đã vượt qua bệnh mỡ máu

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, các triệu chứng mỡ máu cao của ông đã được cải thiện khả quan. Cùng xem chia sẻ cách điều trị máu nhiễm mỡ của ông Tam TẠI ĐÂY.

>>>Hãy cùng đến với tâm sự của Facebook Linh Đặng Văn như sau: “Em có anh bạn hàng xóm vừa đi viện về được 2 tháng vì cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép. Sau khi được chẩn đoán mắc mỡ nhiễm máu nặng, béo phì độ 2 trong khi mới có 26 tuổi, khi chưa phải lo cơm-áo-gạo-tiền và được chu cấp hoàn toàn, anh bạn hàng xóm dành thời gian đi nhậu triền miên, đến mức cân nặng 92kg nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Có lần ngồi 2 đứa tâm sự, anh kể nhìn bạn bè người cân đối nghĩ phát thèm, tự nhủ bản thân ăn ít và giảm uống rượu bia đi mà không làm được. Đi lại vất vả, có lần anh leo từ tầng 1 lên tầng 3 mà ngồi thở 15 phút. Đi khám bác sĩ có dặn phải kiêng khem nếu không muốn đối mặt với xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Thấy thương anh, tôi có lên mạng tìm hiểu, biết đến thực phẩm bảo vệ sức khoẻ LIPIDCLEANZ được nhiều người tin dùng, liền mách ngay anh dùng thử. Bất ngờ quá, hôm qua anh gọi cảm ơn rối rít vì sau 1 tháng thấy cân nặng giảm đi đáng kể, đi khám thấy bệnh đỡ hơn - Đúng là nếu biết sản phẩm sớm hơn thì có phải tốt không”.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người

 Ý kiến chuyên gia

Uống nước gì để giảm mỡ máu hiệu quả? PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh tư vấn trong video sau:

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp chi tiết về bệnh lý rối loạn lipid máu. Hãy sử dụng Lipidcleanz mỗi ngày để máu nhiễm mỡ rời xa cuộc sống của bạn nhé.

Quý độc giả có thắc mắc về cách điều trị rối loạn lipid máu và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Hà Anh