Nhiều người thắc mắc: Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì bởi hiện nay, số người bị bệnh này ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể biến chứng nguy hiểm, gây đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên. Hãy tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết sau.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì?
Biết rõ rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị tốt nhất. Rối loạn chuyển hóa lipid máu còn được gọi với nhiều tên khác như mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu hoặc bệnh mỡ máu. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số lipid máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn (thường là cao hơn).
Cholesterol được sản xuất bởi gan và 1 phần đến từ thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Nó không tự di chuyển được mà phải được gắn vào các lipoprotein.
Cholesterol có vai trò quan trọng là:
- Xây dựng cấu trúc của màng tế bào;
- Tạo ra các hormone như estrogen, testosterone và hormone tuyến thượng thận;
- Giúp quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả;
- Sản xuất axit mật, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Tuy nhiên, khi cholesterol trong máu quá cao, nó sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, rối loạn lipid máu chưa có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Lúc này, việc xét nghiệm máu là cách duy nhất để xem xét có bị rối loạn chuyển hóa lipid hay không.
4 chỉ số mỡ máu cần quan tâm bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu với mức độ an toàn và không an toàn của 4 chỉ số trên.
Bảng chỉ số mỡ máu
>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 2
Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch vành và là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim. Sự tích tụ cholesterol là một phần của quá trình thu hẹp các động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, mảng bám hình thành và gây hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan đích như tim, não, các chi,...
Một số nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu, bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo trans làm tăng nguy cơ bị bệnh mỡ máu.
- Thừa cân, béo phì cũng có thể làm tăng cholesterol LDL trong máu.
- Yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng cholesterol. Những người bị tăng cholesterol máu gia đình thường có LDL rất cao.
- Các điều kiện y tế khác có thể dẫn đến mức cholesterol cao, bao gồm: Bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc thận, hội chứng buồng trứng đa nang, mang thai và các điều kiện khác làm tăng nội tiết tố nữ, tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp),…
Nhiều bà bầu bị rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL như proestin, steroid đồng hóa và corticosteroid.
- Uống rượu quá mức cho phép.
- Lười vận động.
>> Xem thêm: Bị rối loạn lipid máu có nên uống sữa không?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu có nguy hiểm không?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu ban đầu không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể biến chứng và đe dọa trực tiếp đến người mắc.
Cholesterol cao có thể gây ra sự tích tụ cholesterol và các chất lắng đọng khác trên thành động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Các mảng bám này có thể làm giảm lưu lượng máu chảy qua động mạch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đau thắt ngực: Nếu các động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị ảnh hưởng, bạn có thể gặp tình trạng đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.
- Đau tim: Nếu mảng bám bị vỡ, cục máu đông có thể hình thành tại vị trí vỡ mảng bám và chặn dòng máu đến các cơ quan như tim. Nếu máu chảy đến một phần trái tim ngừng lại, bạn sẽ bị đau tim.
Biến chứng rối loạn mỡ máu gây đau tim
- Đột quỵ: Tương tự như cơn đau tim, đột quỵ xảy ra khi cục máu đông chặn dòng máu chảy đến một phần não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể gây tử vong cho người mắc.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Động mạch ngoại biên cung cấp máu cho chân. Nếu động mạch này bị xơ vữa, nó có thể gây đau, tê bì chân.
Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn ảnh hưởng đến thận, gan, gây viêm tụy,…
>> Xem thêm: Rối loạn mỡ máu triglycerid là gì?
Cách điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu hiệu quả và kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số giải pháp được chuyên gia khuyến nghị:
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Cách tốt nhất để kiểm soát cholesterol là thông qua chế độ ăn uống. Thay đổi lối sống tích cực cũng sẽ giúp ích. Dưới đây là những cách tốt nhất để giảm cholesterol:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung protein lành mạnh cho bữa sáng và chất béo phù hợp (như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) được tìm thấy trong những thực phẩm như cá hồi, bơ, các loại hạt, hạt và dầu ô liu giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
- Hạn chế tiêu thụ đường: Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa giúp hạ mỡ máu.
- Hạn chế ăn thịt chế biến: Bạn nên thay thế thịt chế biến bằng các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu ít nhất 2 lần/tuần giúp bảo vệ sức khỏe tim. Cá có chứa một lượng lớn chất béo omega-3 giúp giảm viêm, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mạn tính như bệnh tim và viêm khớp.
- Ăn nhiều trái cây và rau: Rau và trái cây giàu lượng vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể chống lại sự hấp thụ cholesterol xấu (LDL).
Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp giảm mỡ máu hiệu quả
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ hòa tan giúp giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như bánh mì nguyên cám, yến mạch, vỏ khoai tây, trái cây và rau quả. Bạn nên ăn các thực phẩm này ít nhất 30g/ngày.
- Quản lý cân nặng: Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Giảm cân có thể hạ cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và ung thư.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể tăng HDL và giúp giảm cân.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây tăng cholesterol xấu một cách gián tiếp. Do đó, bạn hãy cố gắng không làm việc quá sức để ngăn ngừa bệnh tim.
Sử dụng thuốc
Đối với một số người, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống là không đủ. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và mức cholesterol LDL không giảm sau khi chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc để giảm mức LDL trong máu.
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu
Bên cạnh các giải pháp trên, người bị máu nhiễm mỡ nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thiên nhiên để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C), từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:
Bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc: Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì? Hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh và sử dụng Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa, cải thiện hiệu quả triệu chứng máu nhiễm mỡ, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách chữa máu nhiễm mỡ bằng thuốc nam
Tham khảo kinh nghiệm vượt qua máu nhiễm mỡ
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị rối loạn lipid máu 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng của ông đã có hiệu quả rất tích cực.
Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người
Đánh giá của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hoàng đánh giá về sản phẩm Lipidcleanz trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Quý độc giả có thắc mắc về rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Vinh Ngọc