Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu là tình trạng ngày càng nhiều người mắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị sớm. Vậy, làm thế nào để biết bản thân đã mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh là gì và điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy xem lời giải đáp cho các thắc mắc trên dưới đây.

Cholesterol là gì? Cholesterol bao nhiêu là bình thường?

Cholesterol là chất giống như sáp, có trong tất cả các tế bào trong cơ thể. Cholesterol được tạo ra bởi gan và nó cũng có trong một số thực phẩm như thịt, các sản phẩm từ sữa. Cơ thể cần một lượng cholesterol để hoạt động nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn.

Bảng lipoprotein có thể giúp đo mức cholesterol. Trước khi thử nghiệm, bạn sẽ cần nhịn ăn (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước) trong vòng 9 - 12 giờ. Bài kiểm tra cung cấp thông tin về các chỉ số:

- Tổng lượng cholesterol (cholesterol toàn phần): Chỉ số này bao gồm cả cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL).

- Cholesterol LDL (có hại): Bởi đây là nguồn tích tụ và tắc nghẽn cholesterol chính trong động mạch.

- Cholesterol HDL (tốt) : HDL giúp loại bỏ cholesterol khỏi động mạch.

- Triglyceride: Đây là dạng chất béo khác trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ.

Lượng cholesterol được đo bằng miligam trên mỗi decilit (mg/dL). Dưới đây là mức cholesterol lành mạnh, dựa trên tuổi và giới tính:

- Tất cả mọi người từ 19 tuổi trở xuống:

Loại cholesterol

Mức độ khỏe mạnh

Cholesterol toàn phần

< 170 mg/dL

LDL

< 100 mg/dL

HDL

> 45 mg/dL

- Nam giới từ 20 tuổi trở lên:

Loại cholesterol

Mức độ khỏe mạnh

Cholesterol toàn phần

125 – 200 mg/dL

LDL

< 100 mg/dL

HDL

> 40 mg/dL

- Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên:

Loại cholesterol

Mức độ khỏe mạnh

Cholesterol toàn phần

125 - 200 mg/dL

LDL

Dưới 100 mg/dL

HDL

50 mg/dL trở lên


Triglyceride không phải là cholesterol nhưng chúng là một phần của bảng lipoprotein (xét nghiệm đo mức cholesterol). Mức chất béo trung tính bình thường là < 150 mg/dL. Bạn có thể cần điều trị nếu có mức chất béo trung tính cao ở biên giới (150 - 199 mg/dL) hoặc cao (> 200 mg/dL).

Bao lâu thì tôi nên đi kiểm tra cholesterol?

Khi nào và bao lâu bạn nên đi kiểm tra cholesterol tùy thuộc vào tuổi tác, các yếu tố rủi ro và tiền sử gia đình. Các khuyến nghị chung là:

- Dành cho những người nhỏ hơn 19 tuổi:

+ Xét nghiệm đầu tiên nên ở độ tuổi từ 9 – 11;

+ Trẻ em nên làm xét nghiệm lại sau mỗi 5 năm;

+ Một số trẻ có thể làm xét nghiệm này bắt đầu từ 2 tuổi nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh mỡ máu cao, đau tim hoặc đột quỵ.

- Dành cho những người từ 20 tuổi trở lên:

+ Người trẻ nên làm bài kiểm tra 5 năm một lần;

+ Đàn ông từ 45 - 65 tuổi và phụ nữ từ 55 - 65 tuổi nên xét nghiệm cholesterol từ 1 đến 2 năm/lần.

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu là gì?

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ hoặc bệnh mỡ máu. Các thuật ngữ này chỉ chung cho tình trạng rối loạn các chỉ số mỡ máu như đã phân tích ở trên. 4 chỉ số bao gồm:

- Tổng lượng cholesterol (cholesterol toàn phần);

- Cholesterol LDL;

- Cholesterol HDL;

- Triglyceride.

Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả những người gầy, ăn chay, ăn nhiều rau, không ăn thịt,… Điều này là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid tại gan, cholesterol không thể đi vào các mô và cơ quan nên tế bào bị thiếu năng lượng trong khi lượng mỡ vẫn dư thừa trong máu. Do vậy, đừng chủ quan mà hãy thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu:

- Chế độ ăn: Chất béo bão hòa và cholesterol trong thực phẩm bạn ăn khiến mức cholesterol trong máu tăng lên. Chất béo bão hòa là vấn đề chính nhưng cholesterol trong thực phẩm cũng là mối lưu tâm lớn. Giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm cholesterol trong máu. Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa bao gồm một số loại thịt, các sản phẩm từ sữa, sô cô la, đồ nướng và thực phẩm chiên.

- Cân nặng: Thừa cân là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nó cũng có nguy cơ làm tăng cholesterol. Giảm cân có thể giúp giảm cholesterol LDL, cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và tăng mức cholesterol HDL.

- Hoạt động thể chất: Không hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL. Nó cũng giúp bạn giảm cân.

- Hút thuốc: Hút thuốc lá làm giảm cholesterol HDL. HDL giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi động mạch, nếu chỉ số này thấp có thể góp phần làm tăng mức cholesterol LDL.

Những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol bao gồm:

- Tuổi và giới tính: Khi phụ nữ và đàn ông già đi, mức cholesterol của họ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có tổng lượng cholesterol thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol LDL của phụ nữ có xu hướng tăng lên.

- Di truyền: Các gen của bạn xác định một phần lượng cholesterol cơ thể tạo ra. Cholesterol máu cao có thể di truyền trong gia đình.

Cách điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu

Có 2 cách chính để điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu bao gồm:

- Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc giúp giảm cholesterol hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

- Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim, bao gồm:

+ Chế độ ăn uống lành mạnh: Một kế hoạch ăn uống hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa giúp cải thiện triệu chứng rối loạn mỡ máu.

+ Quản lý cân nặng: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm cholesterol LDL.

+ Hoạt động thể chất: Mọi người nên vận động, tập thể dục thể thao ít nhất là 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

+ Quản lý căng thẳng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng mạn tính có thể làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL.

+ Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc có thể làm tăng cholesterol HDL. Do đó, hãy bỏ hút thuốc vì lợi ích sức khỏe của bạn.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, người bị rối loạn mỡ máu cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, curcumin phospholipid,… giúp hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả rối loạn lipid máu. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân ở người thừa cân, béo phì.

Bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu. Đừng quên có lối sống khoa học, tăng cường tập luyện và sử dụng sản phẩm Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để tạm biệt mỡ máu hiệu quả, bạn nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua máu nhiễm mỡ hiệu quả

Nhiều người bị máu nhiễm mỡ nhiều năm đã sử dụng Lipidcleanz và cải thiện tích cực các triệu chứng, tiêu biểu là anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội). Anh Hòa bị thừa cân, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ nhẹ nhưng chủ quan, không điều trị, dẫn đến biến chứng đột quỵ. Sau đó, anh đã kiên trì sử dụng Lipidcleanz thì thấy người khỏe mạnh, vui vẻ hơn, không còn mệt mỏi.

Ý kiến của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: “Nếu đã bị rối loạn lipid máu, người mắc cần chú ý không ăn dư thừa calo, không ăn nhiều mỡ động vật, không uống bia rượu, hút thuốc lá”.

Nếu bạn có thắc mắc về rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu cũng như đặt mua sản phẩm Lipidcleanz chính hãng với giá tốt nhất, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.