Tại sao câu hỏi “rối loạn lipid máu là bệnh gì” lại nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận? Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, xuất phát từ việc gia tăng đột biến số lượng người mắc rối loạn lipid máu trong những năm gần đây. Để được giải đáp chi tiết câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau!
Rối loạn lipid máu là bệnh gì?
Rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu. Chỉ số mỡ máu bao gồm:
- LDL-cholesterol còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nếu nó tăng cao, có thể tích tụ và gây ra xơ vữa động mạch.
- HDL-cholesterol được coi là tốt vì nó giúp vận chuyển LDL-cholesterol đến gan, từ đó đào thải khỏi cơ thể.
LDL và HDL-cholesterol đều có vai trò quan trọng trong cơ thể
- Triglycerid (chất béo trung tính): Calo dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng chất béo trung tính, nếu chỉ số này quá cao, nó có thể gây viêm tụy,…
- Cholesterol toàn phần = LDL-cholesterol + HDL-cholesterol + 0,2 x triglycerid.
Rối loạn lipid máu xảy ra khi:
- LDL-cholesterol > 3,3 mmol/L.
- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.
- Triglycerid > 2,2 mmol/L.
- HDL-cholesterol < 1,3 mmol/L.
Rất ít người phát hiện rối loạn lipid máu ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng thường khá mơ hồ. Lúc này, chỉ có xét nghiệm máu mới xác định được tình trạng bệnh. Khi rối loạn lipid máu ở mức độ nghiêm trọng, triệu chứng mới rõ ràng hơn, người bệnh có thể thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua, tê bì chân, …
>>>Xem thêm: Rối loạn chuyển hóa lipid là gì?
Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến do đâu?
Hiện nay, chứng rối loạn lipid máu ngày càng gia tăng, đặc biệt có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mỡ máu ở Việt Nam tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi (chiếm 41,7%). Hiện tượng trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Ăn nhiều chất béo
Chất béo bão hòa có trong thịt bò, bơ và một số sản phẩm từ sữa nguyên kem khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, từ đó gây xơ vữa động mạch và hình thành các cục máu đông. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều những loại bánh mì, bánh ngọt đóng gói sẵn cũng làm tăng mỡ máu do các sản phẩm này chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fats).
Tiêu thụ nhiều chất béo gây rối loạn lipid máu
Năm 2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm ngừng sử dụng chất béo chuyển hóa trong thực phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra kỹ các thông số một cách cẩn thận và hạn chế những thực phẩm có ghi “dầu thực vật hydrogen hóa" hay "dầu hydrogen hóa một phần", bởi đây chỉ là tên gọi khác của chất béo chuyển hóa.
Béo phì
Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30 có khả năng mắc mỡ máu cao hơn so với người bình thường. Người béo phì sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm lượng cholesterol tốt (HDL), tăng cao lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
Lười vận động
Càng ít vận động, bạn càng có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tập thể dục làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu, đồng thời tăng kích thước của các hạt cholesterol xấu, giúp chúng ít gây hại hơn.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca tử vong do ung thư phổi và những loại ung thư khác trong cơ thể. Đặc biệt, thuốc lá làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu, gây ra các tổn thương trên thành mạch. Tốt nhất, bạn nên bỏ hút thuốc lá để tránh nguy cơ mắc mỡ máu cao, gây ra những vấn đề tim mạch nguy hiểm.
Hút thuốc lá làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu
>>> Rối loạn lipid máu là gì? Nguyên nhân do đâu? PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh phân tích qua video sau:
Học ngay cách loại bỏ rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người thờ ơ với bệnh lý này. Tham khảo các phương pháp cải thiện rối loạn lipid máu là cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều độ như sau:
Về ăn uống:
– Tránh các thức ăn chứa chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói, dầu cọ, dầu dừa; Thay bằng dầu thực vật như dầu ôliu, đậu nành, ngô; Hạn chế dùng thực phẩm có chứa vòng trans như bơ thực vật, bim bim, bánh quy, kẹo dẻo…
– Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150 - 200g/ngày; Tiêu thụ không quá 3 quả trứng/tuần; Không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm, thay thế bằng đạm thực vật như đậu tương...; Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả.
– Tránh các thức ăn nhanh như: Bánh hamburger, xúc xích, khoai tây chiên,...
Về điều chỉnh cân nặng:
Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, cần phải thực hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành bằng việc tăng cường tập luyện thể dục, thực hiện chế độ ăn giảm cân giúp giảm LDL, tăng HDL, giảm huyết áp, tăng khả năng sử dụng glucose của các tổ chức mô, phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên giảm cân từ từ, khuyến cáo giảm không quá 0,3 - 0,5 kg/tuần. Để đạt được điều này, cần ăn giảm khoảng 250 kcal/ngày và tăng cường vận động để đốt cháy 250 kcal/ngày (đi bộ 50 – 60 phút/ngày), nghĩa là tổng số giảm 500kcal/ngày.
Về tập luyện thể dục thể thao:
Rèn sức bền với các bài tập: Đi bộ nhanh, chạy, đạp xe,… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tăng cholesterol máu. Duy trì tập thể dục có tác dụng tăng HDL, giảm LDL máu, giảm cân, giảm huyết áp, giảm stress hiệu quả,…
Luyện tập thể dục làm gia tăng lượng cholesterol trong máu
>>> Xem thêm: 5 cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả
Lipidcleanz - Công thức tối ưu dành cho người rối loạn lipid
Hiện nay, tình trạng mỡ máu (lipid máu) cao ngày càng gia tăng, thường gặp nhiều ở những người trẻ < 40 tuổi. Xét về bản chất, có 2 cách để điều trị rối loạn lipid máu (chủ yếu là lipid tăng cao) là giảm tổng hợp lipid và tăng tiêu thụ lipid bằng cách tăng vận chuyển lipid từ máu vào tế bào, mô để sử dụng. Sự thật là hầu hết các thuốc tây trong điều trị rối loạn lipid máu hiện nay chỉ chú trọng vào quá trình giảm tổng hợp, nghĩa là giảm sản xuất lipid nhờ đó mà lipid trong máu cũng giảm. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, lipid trong máu cao không có nghĩa là lipid trong tế bào cũng cao, thậm chí trong nhiều trường hợp, quá trình vận chuyển mỡ (lipid) từ máu vào mô bị tắc nghẽn, dẫn đến hàm lượng trong máu tăng cao, còn mỡ (lipid) trong mô thấp. Vì vậy, nếu tiếp tục dùng thêm các thuốc giảm tổng hợp lipid sẽ dẫn đến trường hợp các tế bào hoặc mô đang thiếu lipid ở trong trạng thái “đói càng thêm đói”. Người bệnh dùng thuốc điều trị thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, các chức năng liên quan đến lipid suy giảm như: Giảm tổng hợp hormon, tiêu cơ vân, ảnh hưởng đến các chức năng gan thận,… Vì vậy, xu hướng hiện nay là đi theo con đường thứ 2, tăng vận chuyển lipid từ máu vào trong mô, tăng tiêu thụ lipid tại mô để sinh năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.
Lipidcleanz là sản phẩm không chỉ tác động vào quá trình tổng hợp, mà còn làm tăng vận chuyển lipid ở trong máu đến các mô đích (đây được coi là phương án tối ưu, đưa lipid máu tăng cao đến nơi cần để sử dụng, giúp người bệnh không mệt mỏi, tăng cường các chức năng khác trong cơ thể. Đây là công thức toàn diện dành cho người mỡ máu là nhờ sự kết hợp của các thành phần:
Cao lá sen (Nelumbo nucifera): Cao lá sen còn có tác dụng hạ đường huyết (thông qua tác dụng ức chế α-glucosidase mạnh hơn cả acarbose, một thuốc dùng để ức chế hấp thu glucose qua đường tiêu hóa) và cải thiện tính nhạy cảm của insulin. Điều đó góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu.
Chiết xuất tỏi (Allium sativum): Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, phospholipid, triglycerid, cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan.
Cucurma phospholipid: Curcumin là một hoạt chất rất phổ biến, được chiết xuất từ củ nghệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, curcumin giúp làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt.
Cao hoàng bá (Phellodedron amurense): Cao hoàng bá có hoạt chất chính là berberin. Các nghiên cứu cho thấy, berberin có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch thông qua tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid toàn phần.
Vitamin B5: Sau khi vào cơ thể, vitamin B5 tồn tại dưới dạng dẫn chất pantethine. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, pantethine có tác dụng làm giảm lipid máu. Cơ chế hạ lipid máu của pantethine chưa rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tác dụng này thông qua cơ chế ức chế enzyme acetyl-CoA carboxylase và HMG-CoA reductase, do đó làm giảm lipid máu.
ALA (acid alpha lipoic): Acid alpha lipoic có thể làm tăng sự điều chỉnh lipid và lipoprotein thông qua cơ chế làm giảm sự tổng hợp cholesterol toàn phần và LDL thông qua hoạt tính của lipoprotein lipase hoặc do chuyển hóa cholesterol qua gan.
Lipidcleanz - Giải pháp hiệu quả cho người rối loạn lipid
Lipidcleanz là sản phẩm đã được hàng nghìn người tin dùng và cho hiệu quả tích cực, hơn 90% khách hàng sử dụng Lipidcleanz chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt sau 3 giai đoạn:
- Sau 5 – 7 ngày: Chỉ số cholesterol toàn phần giảm xuống còn 220 – 240 mg/dL, các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, tê bì chân tay cải thiện.
- Sau 3 – 4 tuần: Các chỉ số mỡ máu giảm, cholesterol toàn phần giảm rõ rệt còn 200 – 220 mg/dL, gần về ngưỡng bình thường. Các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tê bì chân tay,… dường như không còn.
- Sau 1 - 3 tháng: Chỉ số mỡ máu trở về mức an toàn: Cholesterol toàn phần < 200 mg/dL, LDL-cholesterol < 130 mg/dL, triglycerid < 160 mg/dL. Cảm nhận ăn ngủ tốt, khỏe mạnh, tâm trạng cải thiện hơn.
>>> Mời bạn xem những ưu điểm của Lipidcleanz trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu trong video dưới đây:
Chia sẻ người dùng
Anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ nhưng chủ quan, không điều trị, dẫn đến đột quỵ nhẹ. Sau đó, anh đã tin tưởng sử dụng Lipidcleanz và cho hiệu quả cải thiện máu nhiễm mỡ khả quan. Mời quý độc giả xem cách điều trị máu nhiễm mỡ của anh Hòa TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm kinh nghiệm điều trị máu nhiễm mỡ thành công, an toàn
Đánh giá của chuyên gia
>>> Chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích 3 ưu điểm nổi bật của Lipidcleanz trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, qua video sau:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Giải thưởng của Lipidcleanz
Năm 2018, Lipidcleanz vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 - sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình và Trẻ em” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với báo Lao động và Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em bình chọn.
Giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Lipidcleanz năm 2018
Giải thưởng của Lipidcleanz năm 2018
Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến, đây là bệnh lý làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ não, thậm chí gây tử vong. Để điều hòa lipid và ổn định cholesterol trong máu, hãy sử dụng sản phẩm Lipidcleanz mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu bạn có thắc mắc về hiệu quả và công dụng của sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (Zalo/Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Linh Ngân