Stress, căng thẳng là yếu tố nguy cơ gây rất nhiều bệnh cho chúng ta. Vậy đối với các chỉ số cholesterol thì sao? Stress có ảnh hưởng đến chúng hay không và nếu có thì làm thế nào để kiểm soát hiệu quả? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng có chung những lo lắng như trên thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau.

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong một số thực phẩm và được sản xuất bởi gan. Hàm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều cholesterol.

 Gan tổng hợp 80% cholesterol của cơ thể

Gan tổng hợp 80% cholesterol của cơ thể

Bình thường, cholesterol được tạo ra bởi gan, sau đó đưa vào máu. Cholesterol không thể tự di chuyển trong máu mà phải được gắn vào các hạt protein. Sự kết hợp này được gọi là các hạt lipoprotein. Nhờ các hạt vận chuyển này, cholesterol được đưa đến các tế bào, mô và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu thành nên tế bào. Nếu có sự bất thường như gan sản xuất quá nhiều hoặc tế bào, mô giảm tiêu thụ cholesterol thì sẽ làm cho cholesterol ứ đọng ở máu, gây cholesterol cao (còn gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao).

Khi cholesterol xấu (lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) quá cao, nó có thể tích tụ trong động mạch. Điều này ảnh hưởng đến cách máu chảy đến não và tim, có thể gây đột quỵ hoặc đau tim.

>> Xem thêm: Rối loạn lipid máu là bệnh gì?

Mối quan hệ của stress và chỉ số cholesterol

Có bằng chứng thuyết phục rằng, mức độ căng thẳng có thể gây ra sự gia tăng cholesterol xấu một cách gián tiếp. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy, căng thẳng có liên quan tích cực đến thói quen ăn uống kém lành mạnh, trọng lượng cơ thể cao hơn và chế độ ăn thiếu khoa học, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây cholesterol cao. Điều này đã được tìm thấy là đặc biệt đúng ở nam giới.

 Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao

Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao

Một nghiên cứu khác tập trung vào hơn 90.000 người cho thấy, những người bị căng thẳng trong công việc có nguy cơ mắc cholesterol cao. Điều này có thể là do cơ thể giải phóng một loại hormone gọi là cortisol để đáp ứng với căng thẳng. Nồng độ cortisol cao do căng thẳng kéo dài có thể làm tăng cholesterol. Adrenaline cũng có thể được giải phóng và hormone này có thể kích hoạt phản ứng giải quyết căng thẳng. Phản ứng này sau đó sẽ kích hoạt triglyceride và làm tăng cholesterol xấu (LDL-cholesterol).

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa căng thẳng và cholesterol cao. Mặc dù có những yếu tố khác có thể góp phần gây ra cholesterol cao, nhưng căng thẳng có vai trò rất quan trọng.

Ngoài căng thẳng, các yếu tố nguy cơ gây cholesterol cao có thể bao gồm:

- Tiền sử gia đình bị cholesterol cao, có các vấn đề về tim hoặc đột quỵ.

- Béo phì.

- Bệnh tiểu đường.

- Hút thuốc lá.

Bạn có nguy cơ bị cholesterol cao nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc các vấn đề về tim hoặc đột quỵ. Thói quen sống cũng có tác động lớn đến tình trạng cholesterol của bạn. Béo phì - được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên cũng khiến bạn có nguy cơ bị cholesterol cao. Bệnh tiểu đường cũng làm hư hại bên trong các động mạch và khiến cholesterol tích tụ. Hút thuốc lá có thể gây tác hại tương tự.

Nếu bạn từ 20 tuổi trở lên và không có vấn đề về tim, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm tra cholesterol sau 4 – 6 năm một lần. Nếu bạn đã bị đau tim, có tiền sử gia đình có vấn đề về tim hoặc bị cholesterol cao, hãy hỏi bác sĩ về mức độ thường xuyên bạn nên làm xét nghiệm cholesterol.

 Xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm cholesterol cao

Xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm cholesterol cao

>> Xem thêm: Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?

Cách ngăn ngừa và điều trị cholesterol cao hiệu quả

Cholesterol cao không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó, ngăn ngừa và điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Một số lời khuyên cho bạn bao gồm:

Hạn chế căng thẳng

Vì có mối tương quan giữa căng thẳng và cholesterol nên ngăn ngừa căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao do nó gây ra. Căng thẳng kéo dài có hại cho sức khỏe và cholesterol hơn căng thẳng ngắn hạn. Giảm căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về cholesterol. Ngay cả khi bạn không thể loại bỏ mọi căng thẳng khỏi cuộc sống của mình, vẫn có các tùy chọn để giúp quản lý nó như tập thể dục, thiền, yoga,…

Tập thể dục

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm cả căng thẳng và cholesterol là tập thể dục thường xuyên. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Đến phòng tập thể dục cũng được khuyến khích. Hãy bắt đầu với các mục tiêu đơn giản và tăng cường độ theo thời gian.

Ăn uống lành mạnh

Mức cholesterol có thể được kiểm soát bằng cách ăn uống lành mạnh hơn. Hãy bắt đầu bằng cách giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bạn nên thay thịt đỏ và thịt chế biến bằng các loại protein nạc hơn như thịt gia cầm và cá không da; Loại bỏ những sản phẩm sữa đầy đủ chất béo bằng các loại có ít hoặc không béo; Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và tránh carbohydrate (thực phẩm có đường và bột trắng).

 Ngũ cốc là thực phẩm tuyệt vời cho người bị cholesterol cao

Ngũ cốc là thực phẩm tuyệt vời cho người bị cholesterol cao

Sử dụng thuốc và chất bổ sung thay thế

Nếu giảm căng thẳng không đủ làm giảm cholesterol, bạn có thể sử dụng thuốc và biện pháp thay thế. Chúng bao gồm: Statin, niacin, fibrate, axit béo omega-3.

Cho dù bạn sử dụng thuốc theo toa hoặc chất bổ sung thay thế, hãy luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch điều trị bệnh để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc ở trên, người bị cholesterol cao có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

 Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C) thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu đến các tế bào, mô để tiêu thụ, từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về mối quan hệ giữa stress và bệnh mỡ máu cao cũng như cách quản lý các chỉ số cholesterol luôn trong tầm kiểm soát. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để ổn định nồng độ cholesterol và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.

Xem thêm cách vượt qua bệnh mỡ máu của nhiều người

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, việc điều trị máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người

Ý kiến của chuyên gia

Giảm cholesterol trong máu hiệu quả bằng cách nào? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn trong video sau:

>> Xem thêm: Bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn

Quý độc giả có thắc mắc về chỉ số cholesterol và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Hồng Nhung