Lipid máu là thành phần thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá cao sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy tăng lipid máu gây ra những bệnh gì, làm thế nào khắc phục tình trạng này hiệu quả mà vẫn an toàn? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin có trong nội dung bài viết sau.
Các thành phần lipid máu là gì?
Lipid máu (hay còn gọi mỡ máu) là thành phần quan trọng của cơ thể, có chức năng sản sinh năng lượng, cấu thành nên tế bào, mô,… Bình thường, gan sản xuất 80% lượng lipid máu, 20% còn lại được cung cấp bởi nguồn thực phẩm cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Rất khó nhận biết triệu chứng ở giai đoạn đầu, do đó, bạn cần xét nghiệm máu để xác định các chỉ số mỡ máu sau:
- LDL-cholesterol (hay LDL-C): Đây là thành phần được coi là “xấu” bởi khi lượng LDL-C tăng cao sẽ dẫn đến lắng đọng và tạo thành mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp hoặc tắc mạch máu. Trong nhiều trường hợp, mảng bám vỡ ra đột ngột, kết tập tiểu cầu và các thành phần khác tạo nên cục máu đông, gây tắc mạch máu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… LDL-cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, hút thuốc lá, lười vận động hoặc liên quan tới các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- HDL-cholesterol (hay HDL-C): Có chức năng vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Vì thế, HDL-C còn được gọi là cholesterol “tốt”.
- Triglycerid (chất béo trung tính): Đây cũng là một dạng mỡ trong cơ thể. Tăng triglycerid thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu,... Những người có triglycerid trong máu cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần.
- Cholesterol toàn phần là tổng của 3 chỉ số trên. Nó được tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglycerid. Nếu chỉ số này tăng cao, nó cũng gây hại cho mạch máu của bạn.
Tăng lipid máu là gì?
Như phân tích ở trên, lipid máu được tạo ra bởi gan thông qua quá trình tổng hợp đường, đạm cũng như thực phẩm hàng ngày. Có thể ví: Gan, mạch máu, tế bào và mô là 3 bình thông nhau chứa lipid. Khi gan sản sinh quá nhiều lipid hoặc quá trình tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào suy giảm thì mỡ trong máu sẽ ứ trệ, tăng cao, gây tăng lipid máu (còn được gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ). Nếu tình trạng này không được điều trị, mỡ sẽ ứ trệ ngược lại gan, gây gan nhiễm mỡ.
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng bất thường LDL-cholesterol, triglycerid và giảm HDL-cholesterol trong máu.
Tăng lipid máu gây ra những bệnh gì?
Tăng lipid máu (cholesterol cao) làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng khác, tùy thuộc vào mạch máu nào bị hẹp hoặc bị chặn. Một số bệnh này bao gồm:
- Bệnh tim mạch vành: Nguy cơ chính liên quan đến cholesterol cao là bệnh tim mạch vành (CHD). Mức cholesterol trong máu có liên quan nhiều đến nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu cholesterol quá cao, nó sẽ tích tụ và gây xơ vữa động mạch. Tình trạng này làm cho các động mạch bị thu hẹp, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến tim, dẫn đến đau thắt ngực do không đủ lưu lượng máu đến tim hoặc nhồi máu cơ tim trong trường hợp mạch máu bị chặn hoàn toàn và cơ tim bắt đầu chết.
- Đột quỵ: Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Đột quỵ có thể xảy ra nếu lượng máu cung cấp cho não bị giảm, một phần của não không thể lấy được máu và oxy cần thiết, vì vậy nó bắt đầu chết, dẫn đến đột quỵ. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu y tế càng sớm càng tốt.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Cholesterol cao cũng liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD) - bệnh về mạch máu nằm ngoài tim và não. Trong PAD, các mảng bám tích tụ dọc theo thành động mạch và ảnh hưởng đến lưu thông máu, chủ yếu ở các động mạch dẫn đến chân và bàn chân, từ đó gây đau, tê bì, lạnh chân.
- Bệnh tiểu đường loại 2 (đái tháo đường type 2): Ngay cả khi kiểm soát lượng đường trong máu là tốt, những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng tăng triglycerid, giảm lipoprotein mật độ cao (HDL) và đôi khi tăng lipoprotein mật độ thấp (LDL). Điều này làm tăng khả năng phát triển xơ vữa động mạch.
- Huyết áp cao: Tình trạng này và cholesterol cao cũng được liên kết. Khi các động mạch trở nên cứng và thu hẹp bởi mảng bám, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua chúng. Kết quả là, huyết áp trở nên cao bất thường.
Sử dụng thảo dược – Xu hướng hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Có thể thấy rằng, điều trị mỡ máu cao càng sớm, người mắc càng dễ tránh được những biến chứng nguy hiểm kể trên. Hiện nay, để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả, người mắc nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường vận động và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu như Lipidcleanz. Đây là xu hướng được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao.
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglycerid và tăng HDL-cholesterol. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Do đó, sản phẩm an toàn khi dùng lâu dài, người dùng vui vẻ, khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể được bảo tồn.
Bài viết đã cung cấp thông tin giải đáp cho thắc mắc: Bị tăng lipid máu gây ra những bệnh gì? Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để hạ mỡ máu hiệu quả, bạn nhé!
Người bị mỡ máu cao chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh
Lipidcleanz đã giúp nhiều người cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội). Anh Hòa đã cải thiện bệnh máu nhiễm mỡ, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả nhờ sử dụng Lipidcleanz.
Nếu bạn còn thắc mắc về tăng lipid máu gây ra những bệnh gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.