Trang bị kiến thức về bệnh mỡ máu cao và cách điều trị sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về bệnh. Mỗi ngày, trên các phương tiện báo đài, bạn đều nghe nhắc đến cụm từ máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao, rối loạn lipid,... Tại sao chứng bệnh này đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa? Để làm rõ băn khoăn trên, hãy tham khảo các thông tin có trong bài viết sau!
Cholesterol, triglycerid là gì?
Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra từ các chất béo bão hòa. Mỗi ngày, có khoảng 1g cholesterol được tạo ra và hòa cùng dòng máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, có một lượng nhỏ cholesterol cũng được hấp thu từ các loại thức ăn như: Sữa, lòng đỏ trứng, mỡ động vật, não, lòng động vật, tôm,... Cholesterol có loại tốt và loại xấu. Có 2 loại cholesterol xấu, đó là LDL-C và VLDL-C, chúng có khả năng làm xơ vữa động mạch, nhất là động mạch vành tim và động mạch não dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Còn cholesterol tốt, đó là HDL-C, loại này có khả năng vận chuyển cholesterol ra khỏi thành động mạch, đưa chúng về gan và ra khỏi cơ thể để không bị xơ vữa động mạch.
Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra từ các chất béo bão hòa
Triglycerid được tạo ra khi các axit béo sau khi hấp thu qua gan, được gan chuyển hóa thành cholesterol, lượng axit béo tự do không được gan chuyển hóa sẽ dư thừa và trở thành triglycerid. Khi triglycerid tăng, ngoài việc làm xơ vữa động mạch, chúng còn có khả năng làm gan bị nhiễm mỡ do tích tụ lipid ở gan, gây mất sự cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan. Điều bất lợi khi bị gan nhiễm mỡ đó là gan sẽ hạn chế sản xuất apoprotein, do đó, lượng acid béo sẽ gia tăng quá mức, làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Ngoài ra, triglycerid tăng cao cũng có nguy cơ làm viêm tụy tạng cấp tính, đây là bệnh rất nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời. Mặt khác, giữa cholesterol và triglycerid có liên quan mật thiết với nhau, cho nên khi triglycerid tăng thì hai loại cholesterol xấu (LDL-C và VLDL-C) cũng tăng theo, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Lượng cholesterol toàn phần trên 5,2 mmol/l, cholesterol xấu trên 3,3mmol/l và triglycerid trên 1,8mmol/l được gọi là cao. Như vậy, mỡ máu cao khi một hoặc nhiều thành phần sau cao hơn chỉ số bình thường: Cholesterol toàn phần, cholesterol xấu, triglycerid.
Bảng chỉ số mỡ máu
>>> Xem thêm: Tá hỏa vì hàm lượng cholesterol trong máu cao mà không biết do đâu?
Nguyên nhân gây hiện tượng máu nhiễm mỡ
Khi mạch máu chứa nhiều cholesterol sẽ gây hẹp thành mạch máu, khiến quá trình vận chuyển máu lên não và tim bị gián đoạn, trường hợp bị nặng sẽ làm xuất hiện cục máu đông ở mạch máu, gây bệnh mạch vành tim và dẫn tới tử vong. Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố chính dẫn đến hiện tượng máu nhiễm mỡ, bao gồm:
Độ tuổi và giới tính: Estrogen – loại hormone có nhiều ở nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo và mạch máu. Đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh do estrogen giảm, dẫn đến nồng độ mỡ máu cao và ngày càng tăng, từ đó khả năng mắc các bệnh về tim mạch và xơ vữa động mạch cũng cao hơn rất nhiều.
Bệnh béo phì: Béo phì xảy ra khi cơ thể dư thừa năng lượng. Năng lượng đó tích tụ lại dưới dạng mô mỡ và một phần không nhỏ mô mỡ sẽ hình thành trong máu, dẫn đến hiện tượng cholesterol cao và tình trạng máu nhiễm mỡ. Vì vậy, hãy có chế độ ăn uống – rèn luyện thể thao hợp lý để đào thải năng lượng dư thừa, giữ cho mình vóc dáng cân đối.
Căng thẳng quá độ – Stress: Khi căng thẳng, cơ thể con người sẽ tiết ra nhiều loại hormone độc hại cho cơ thể, các chất đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ. Đồng thời khi đó, mọi người thường tìm đến các chất kích thích như bia, rượu để giải tỏa căng thẳng, ít vận động, từ đó dễ dẫn đến việc lượng mỡ máu tăng, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra máu nhiễm mỡ.
Mỡ máu cao có thể dẫn đến các tai biến rất nguy hiểm
>>>Xem thêm: 4 cách giảm mỡ máu tại nhà hiệu quả và an toàn nhất hiện nay!
Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị hiệu quả
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ được các chuyên gia khuyên dùng, đó là sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Điều trị mỡ máu cao bằng phương pháp dùng thuốc
Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao và tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ căn cứ vào thực trạng mức độ của lượng mỡ trong máu mà đưa ra quyết định dùng thuốc hay không. Người bệnh nên tuân thủ theo quyết định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc.
Thuốc giảm mỡ máu phổ biến hiện nay gồm 4 nhóm chính: Fibrat, statin, niacin, resin.
- Nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao Fibrat: Đây là loại thuốc giúp cân bằng lượng cholesterol lợi và hại trong cơ thể, từ đó giúp điều trị máu nhiễm mỡ và giảm nguy cơ bệnh về tim mạch – xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là tổn thương đến cơ, không tốt cho gan, thận, khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý và theo đơn từ bác sĩ.
- Nhóm thuốc giảm mỡ máu Statin: Nhóm này cũng có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự Fibrat, nhưng có ưu điểm là thuốc có hiệu quả nhanh, hấp thụ hoàn toàn.
- Nhóm thuốc bệnh cao mỡ máu Niacin: Khác với hiệu quả trị bệnh của 2 nhóm trên, Niacin khi sử dụng sẽ có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ – mao mạch trong cơ thể, có hiệu quả giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Đây là loại thuốc có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, nên kết hợp với nhóm Statin để có hiệu quả cao trong trị máu nhiễm mỡ.
- Nhóm thuốc trị máu nhiễm mỡ Resin: Nhóm thuốc này có bản chất là nhựa trao đổi ion, tác dụng thuốc là giảm lipoprotein phân tử lượng thấp trong máu, từ đó giúp giảm cholesterol có hại trong máu và giảm sự hình thành các mảng bám gây tắc nghẽn – xơ vữa động mạch .
Đa phần, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị máu nhiễm mỡ, đem lại hiệu quả nhanh, nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Và đó cũng là nỗi niềm mà ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, ở số 1 ngõ 378 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) từng phải đối mặt sau 6 năm điêu đứng vì căn bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Ông kể: “Nhiều năm trước, tôi ăn uống và lao động như bao người, đặc biệt tôi rất thích ăn món móng giò, thậm chí có lúc ăn đến hàng cân. Tình cờ, trong một lần đi khám sức khỏe, tôi được chẩn đoán mắc máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là rối loạn lipid máu). Thế nhưng, vì chủ quan cho rằng, đây là bệnh lý ai cũng phải đối mặt. Mãi đến năm 2013, sau khi trải qua cơn đột quỵ, các kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số mỡ máu của tôi đang ở ngưỡng cao báo động, LDL cholesterol (xấu) tới 5,6-5,7 mmol/L (mức rất cao đối với một người bình thường)”.
Dù ăn kiêng và tích cực điều trị thuốc tây nhưng tình trạng bệnh mỡ máu của ông không cải thiện. Hàng tháng ông đều đi khám, uống thuốc nhưng các chỉ số vẫn không thuyên giảm, trong bệnh án vẫn ghi ông bị rối loạn chuyển hóa triglycerid máu, siêu âm gan nhiễm mỡ độ 1, huyết áp cao. Máu nhiễm mỡ khiến ông Phong luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, cộng thêm chứng huyết áp cao khiến ông không thể làm bất cứ việc gì. Lần nào đi khám ở bệnh viện, bác sĩ cũng cảnh báo chỉ số triglyceride rất cao, trên 5mmol/L, cần phải hết sức chú ý. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây y kéo dài, khiến cơ thể ông luôn khó chịu, chân tay run rẩy, đi lại hết sức khó khăn, nghĩ do cơ thể nhờn thuốc nhưng ông không dám ngừng uống vì sợ tái phát đột quỵ.
Điều trị mỡ máu cao bằng phương pháp không dùng thuốc
Phương pháp không dùng thuốc, tức là bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý nhằm làm hạ hàm lượng cholesterol xuống thấp. Trong chế độ ăn uống, bạn nên thực hiện:
- Giảm ăn mỡ bão hòa: Không nên ăn quá ⅓ lượng mỡ bão hòa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mỡ bão hòa có trong thực phẩm: Da thịt gia cầm, phô mai, kem, dầu dừa, socola, mỡ heo, mỡ gà.
- Giảm hàm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày: Không ăn quá 300g cholesterol mỗi ngày, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: Sữa toàn phần, trứng, phủ tạng động vật, kem,…
- Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Nên uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể hãm trà xanh để uống nhằm giảm mỡ dư thừa trong cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng mức HDL trong cơ thể bằng cách kích thích cơ thể di chuyển các chất béo tích tụ đến gan để đào thải chúng khỏi cơ thể.
- Bỏ hút thuốc lá bởi một hóa chất được tìm thấy trong thuốc lá có tên acrolein ngăn chặn HDL vận chuyển chất béo tích tụ đến gan, dẫn đến cholesterol cao và xơ vữa động mạch.
>>> Có cách nào điều trị máu nhiễm mỡ mà không dùng thuốc không? - Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn qua video sau:
Xu hướng sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Khi bị rối loạn lipid máu, có 2 hướng điều trị. Hướng thứ nhất là giảm tổng hợp lipid ở gan (gan là nhà máy tổng hợp cholesterol, triglyceride) và giảm hấp thu ở đường tiêu hóa. Hướng thứ 2 là tăng sử dụng lipid của cơ thể, sản sinh ra năng lượng (lipid là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng lớn nhất), tăng tổng hợp cho tế bào và hormone. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc tây y hiện nay đều làm ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, các thuốc này lại dễ gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe như: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng, táo bón); Đau đầu chóng mặt, đau khớp, nổi ban da, tiêu hủy cơ vân, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp,… Vì vậy, một giải pháp vừa hiệu quả, an toàn, lại đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường là mong muốn của rất nhiều người không may mắc phải chứng mỡ máu cao.
Hướng đến các mục tiêu điều trị trên, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz với các thành phần từ thiên nhiên bao gồm: Cao lá sen, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, Acid Alpha Lipoic, vitamin B5 và Curcuma phospholipid giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu một cách toàn diện. Lipidcleanz đã tác động lên tất cả mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu:
- Cao lá sen vừa ức chế tổng hợp cholesterol ở gan, vừa giúp tăng chuyển hóa lipid thông qua hoạt hóa enzyme lipase và alpha - amylase có tác dụng giảm cân ở những người thừa cân béo phì. Cao lá sen có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao thể trạng, do đó giúp người bệnh không mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và tinh thần.
- Sự kết hợp giữa cao tỏi và vitamin B5 có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase nên giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Curcumin và Berberin trong cao hoàng bá giúp làm giảm cholesterol và lipid máu, qua đó có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Thành phần ALA vừa giúp làm giảm lipoprotein xấu (LDL) và tăng lipoprotein tốt trong máu thông qua cơ chế: Tăng hoạt hóa thụ thể LDL ở gan, từ đó tăng chuyển LDL-C về gan, vì vậy làm giảm LDL–C ở máu. Đồng thời tại gan, LDL–C được chuyển thành HDL-C. Ngoài ra, ALA làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tăng tạo năng lượng, giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.
Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn
Hàng nghìn người sử dụng Lipidcleanz sau 1 - 2 tháng đã cải thiện mỡ máu, hạ mỡ gan, cảm nhận cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, nhanh nhẹn. Quay trở lại với câu chuyện của ông Phong, trong lúc hoang mang, lo lắng vì phải sống chung với căn bệnh máu nhiễm mỡ suốt đời. Thật may mắn, trong một lần nghe đài radio tư vấn sức khỏe giới thiệu về sản phẩm thảo dược có tên Lipidcleanz, thấy thích hợp với các bệnh mình mắc phải, như “tìm được vàng”, ông liền gọi điện đến tổng đài tư vấn 18006304 để đặt mua. Bắt đầu từ tháng 5, ông dùng với liều 6 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, sau ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ và bỏ luôn thuốc tây. Uống hết mấy hộp đầu, ông thấy tình trạng choáng váng được cải thiện. Cuối tháng 7 vừa rồi, ông đi xét nghiệm lại thì mỡ máu không còn cao như trước, chỉ còn gan nhiễm mỡ. Thấy hài lòng, ông tiếp tục dùng Lipidcleanz đến tháng 9 tất cả các chỉ số đều trở về bình thường. Vẻ mặt hạnh phúc, ông nói: “Chưa cầm kết quả xét nghiệm thì vẫn lo, nhưng thấy kết quả xét nghiệm, đặc biệt chỉ số triglyceride trước toàn cao trên 5mmol/L giờ xuống còn 1,78mmol/L là tôi mừng lắm rồi. Từ lúc uống Lipidcleanz tôi thấy người tỉnh táo, dễ chịu, đi đứng thoải mái, làm việc gì cũng không thấy mệt, buổi sáng thể dục thể thao được như bình thường. Hè vừa rồi có rất nhiều trận nóng, bình thường tôi bị cao huyết áp nên gặp nóng là khó chịu nhưng tháng 8, tháng 9 có mấy hôm nắng nóng mà tôi vẫn chịu được, thấy người thoải mái, rất bình thường”.
Kết quả xét nghiệm gần như bình thường của ông Phong
Như vậy có thể thấy, Lipidcleanz là một sản phẩm đột phá, bởi các thành phần đều có tác dụng giảm lipid máu, đồng thời tác động trên nhiều cơ chế khác nhau vừa giảm tổng hợp nhưng cũng tăng tiêu thụ lipid, giúp cơ thể giảm nhanh mỡ máu nhưng không gây mệt mỏi, cơ thể vẫn tràn đầy năng lượng duy trì các hoạt động hàng ngày. Vì vậy, lời khuyên dành cho người bị rối loạn lipid là hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz mỗi ngày để giảm triệu chứng, cải thiện rối loạn lipid máu, phòng ngừa tái phát, bạn nhé!.
Chia sẻ người dùng
Ngoài ông Phong, đã có rất nhiều người sử dụng Lipidcleanz và cho hiệu quả tích cực, tiêu biểu là anh Nguyễn Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ nhưng chủ quan, không điều trị, dẫn đến đột quỵ nhẹ. Sau đó, anh đã tin tưởng sử dụng Lipidcleanz và cho hiệu quả cải thiện máu nhiễm mỡ khả quan. Mời quý độc giả xem cách điều trị máu nhiễm mỡ của anh Hòa TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm kinh nghiệm điều trị máu nhiễm mỡ thành công, an toàn
Đánh giá của chuyên gia
>>>Cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả - PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh giải đáp qua video sau:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả
Để ngăn chặn sự gia tăng của bệnh lý máu nhiễm mỡ, ngoài việc trang bị các kiến thức phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, hãy thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz mỗi ngày, bạn nhé!.
Nếu bạn có thắc mắc về bệnh máu nhiễm mỡ và cách điều trị hiệu quả, cùng thông tin chi tiết của sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 ( Zalo/Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Linh Ngân