Sữa là nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng cho mọi người. Nhiều người bị bệnh mỡ máu rất thích uống sữa nhưng lại không biết, bị máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì và điều trị ra sao để ngăn ngừa các biến chứng một cách hiệu quả, an toàn? Nếu bạn có cùng thắc mắc này thì đừng bỏ qua thông tin bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao, bệnh mỡ máu. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến mỡ trong máu tăng cao hơn ngưỡng an toàn. Mỡ máu gồm 2 loại là cholesterol và triglycerid (chất béo trung tính), trong đó cholesterol rất cần thiết cho cơ thể, nó giúp sản sinh năng lượng, cấu thành nên tế bào,... Cholesterol bao gồm cholesterol tốt (HDL-C) và cholesterol xấu (LDL-C).

- Sở dĩ LDL-C được gọi là cholesterol “xấu” vì nó tăng cao sẽ gây nguy cơ xơ vữa động mạch, hạn chế lưu thông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc mạch máu, từ đó dẫn đến đau tim, đột quỵ,…

- HDL-C được gọi là cholesterol “tốt” vì nó giúp vận chuyển LDL-C dư thừa về gan, từ đó loại bỏ khỏi cơ thể, bảo vệ mạch máu cũng như sức khỏe tổng thể.

- Triglycerid là chất béo trung tính, được tạo ra chủ yếu từ nguồn calo dư thừa. Nếu triglycerid quá cao, nó có thể gây viêm tụy, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Bị máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì?

Sữa là nguồn thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với người mắc máu nhiễm mỡ thì cần có sự lựa chọn an toàn. Dưới đây là một số loại sữa mà người mắc nên cân nhắc:

- Sữa bò hữu cơ có nhiều chất béo và cholesterol. Một ly sữa nguyên chất có thể chứa 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24mg cholesterol. Đây là nguồn protein, chất dinh dưỡng khổng lồ, chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu và cung cấp 1/3 lượng canxi được khuyến nghị hàng ngày của một người. Sữa bò cũng chứa kali, có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2013 trên tạp chí PLoS One cho thấy, sữa bò hữu cơ chứa nhiều axit béo omega-3 chống viêm hơn so với sữa thông thường, điều này rất quan trọng vì omega-3 thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Tuy vậy, nếu bạn uống sữa bò, hãy chọn sữa ít béo hoặc tách béo. Một ly sữa tách béo có 83 calo, không có chất béo bão hòa và chỉ có 5mg cholesterol.

- Sữa bò nguyên chất còn được gọi là sữa chưa tiệt trùng. Nó có cùng lượng calo, chất béo bão hòa và cholesterol như sữa thông thường, tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh uống sữa tươi và ăn các sản phẩm từ sữa bởi nó chưa trải qua quá trình giết chết những vi khuẩn có hại. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, sữa chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm cao gấp 150 lần so với các sản phẩm sữa tiệt trùng. Do đó, người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ loại sữa này.

- Sữa dê có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Một cốc sữa dê chứa 168 calo, 6,5g chất béo bão hòa và 27mg cholesterol. Do đó, nên hạn chế uống loại sữa này nếu bạn bị máu nhiễm mỡ. Theo Mayo Clinic, việc hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

- Sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo bão hòa. Với 80 calo và chỉ 2g chất béo trên mỗi cốc, sữa đậu nành nguyên chất là sự thay thế tuyệt vời cho những người có mức cholesterol cao. Bởi vì sữa đậu nành có nguồn gốc thực vật nên nó không có cholesterol và lượng chất béo bão hòa không đáng kể. Sữa đậu nành cũng chứa nhiều protein, rất tốt cho tim. Do đó, người bị mỡ máu cao nên tăng cường tiêu thụ loại thực phẩm này.

- Sữa hạnh nhân không đường chứa từ 30 - 40 calo/1 ly và không có chất béo bão hòa. Do có nguồn gốc thực vật, nó cũng không chứa cholesterol. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Baltimore (Mỹ), sữa hạnh nhân cũng chứa axit béo không bão hòa đa, có thể làm giảm cholesterol LDL, giảm viêm và cải thiện chức năng não. Do đó, đây là nguồn thực phẩm tốt cho người bị mỡ máu cao.

- Sữa gạo không có cholesterol, rất ít protein. Đây là loại sữa có nguồn gốc thực vật chứa nhiều canxi như sữa bò. Một 1 cốc sữa gạo có 113 calo và không có chất béo bão hòa cũng như cholesterol. Sữa gạo cũng rất ít protein, vì vậy nếu uống sữa gạo, hãy chắc chắn rằng, bạn nhận đủ protein từ các nguồn khác trong chế độ ăn uống.

Bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài việc chú ý đến các loại sữa như ở trên, người bị máu nhiễm mỡ cần chú ý đến chế độ ăn uống. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên ăn và nên kiêng khi bị mỡ máu cao:

Thực phẩm nên bổ sung

- Rau xanh: Trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol nên những người bị máu nhiễm mỡ cần tăng cường tiêu thụ loại thực phẩm này. Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây; thực phẩm giàu chất xơ như: Gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (cam, bưởi, táo, lê, ổi, mận…).

- Ăn nhiều cá: Các loại cá như: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo omega-3 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng gì?

- Thịt đỏ: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Nếu người bệnh tiêu thụ loại thịt này thường xuyên với số lượng lớn sẽ làm cho tình trạng mỡ máu cao ngày càng trầm trọng.

- Ăn nhạt: Giảm muối trong khẩu phần ăn góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

- Hạn chế tiêu thụ đường: Đường là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là những loại đường đơn như sucrose, fructose, mật ong, đường tinh luyện. Vì thế, người bị mỡ máu cao nên giảm lượng đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem,…

- Hạn chế ăn bơ, dầu mỡ: Bạn cần tránh tiêu thụ: Bơ thực vật dạng thỏi, bánh, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và thức ăn nhanh,… bởi chúng chứa nhiều chất béo trans (chất béo không bão hòa), có thể làm tăng lượng cholesterol máu.

- Các chất kích thích như rượu bia, cà phê có chứa những chất làm tăng LDL-C. Chính vì vậy, người bị mỡ nhiễm máu nên tránh xa các chất này.

- Nội tạng động vật, đặc biệt là gan chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Gan của hầu hết các động vật đều chứa 564mg cholesterol trong mỗi 100g, tương đương 188% lượng cholesterol khuyến cáo hàng ngày. Chính vì thế, bạn nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật.

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường vận động để giảm cân nếu béo phì, không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu, bia, nước ngọt, hạn chế ăn tối muộn để giảm mỡ máu hiệu quả.

Sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả

Ngoài chế độ ăn uống như trên, giới chuyên gia khuyên người bị máu nhiễm mỡ sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên gọi Lipidcleanz để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Sản phẩm an toàn khi dùng kéo dài.

Lipidcleanz chứa thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp giảm mỡ máu thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển lipid từ máu vào tế bào, mô và tăng tiêu thụ lipid ở tế bào, mô, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả máu nhiễm mỡ. Người dùng sản phẩm không những không mệt mỏi mà còn khỏe mạnh hơn do các cơ quan trong cơ thể như gan, thận không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giảm cân ở người thừa cân, béo phì.

Với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Bị máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì? Hãy áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để máu nhiễm mỡ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhé.

Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.