Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không” là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm trên Google. Điều này chứng tỏ rằng, vẫn còn không ít người hoài nghi về tác động của loại thực phẩm này đối với bệnh mỡ máu. Nếu đang quan tâm và tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia thì bạn đừng bỏ qua thông tin có trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Bình thường, 80% mỡ của cơ thể được gan sản sinh bằng cách tổng hợp từ đường, đạm, 20% còn lại đến từ nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Mỡ được gan sinh ra sẽ được vận chuyển trong máu đến các mô, tế bào để đáp ứng những chức năng như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên hormone, xây dựng nên tế bào, mô,… Có thể ví gan, mạch máu, tế bào và mô là 3 bình thông nhau chứa mỡ cho cơ thể. Khi gan sản sinh quá nhiều mỡ hoặc/và quá trình tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào suy giảm thì mỡ trong máu sẽ ứ trệ, tăng cao, gây rối loạn lipid máu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ. Chúng có thể bao gồm:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều mỡ bão hoà, các sản phẩm từ động vật và mỡ trans từ các loại bánh kẹo ngọt (bánh snack) thức ăn chiên hoặc nướng, tiêu thụ nhiều thịt đỏ và chế phẩm sữa có bơ sẽ làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

- Béo phì: Người có chỉ số BMI cao thường bị tăng cholesterol; người có vòng bụng lớn, nam trên 102 cm và nữ trên 89 cm có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.

 Béo phì làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

Béo phì làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ

- Lười vận động: Tập thể dục giúp tăng HDL-C trong khi lười tập thể dục gây tăng LDL-C, từ đó dẫn đến tổn thương mạch máu, xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim,…

- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu tạo điều kiện cho mỡ lắng đọng vào thành mạch. Nicotine trong khói thuốc còn làm giảm lượng HDL-C.

- Bệnh đái tháo đường: Đường trong máu cao gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu, từ đó góp phần làm tăng LDL-C và giảm HDL-C.

- Do một số bệnh nội tiết, bệnh thận, gan nhiễm mỡ,…

Tuổi tác: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

Di truyền: Nhiều người trong gia đình cùng bị chứng tăng cholesterol máu.

>> Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm máu nhiễm mỡ

Bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?

Trứng là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao do dồi dào chất đạm (protein), mỡ (lipid), đường bột (glucid), vitamin và chất khoáng. Các chất này ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp cho sự phát triển của cơ thể. Nếu như giá trị sinh học thực chất của trứng toàn phần là 100 thì của cá là 80, thịt bò là 80, gạo tẻ là 57 và của bột mì chỉ là 52. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, chứa khoảng 54% nước, 29,5% lipid, 13,6% protid, 1% glucid và 1% chất khoáng.

 Người bị máu nhiễm mỡ có thể ăn 2 – 3 quả trứng/tuần

Người bị máu nhiễm mỡ có thể ăn 2 – 3 quả trứng/tuần

Chính vì tỷ lệ lipid trong lòng đỏ trứng chiếm tới gần 30%, nên nhiều người khuyên người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế ăn trứng. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này mà có thể ăn 2 - 3 quả trứng/tuần, vì trứng còn là nguồn cung cấp các chất calci, sắt, vitamin A, rất cần cho cơ thể người có tuổi.

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết: Khi ăn nhiều trứng, HDL-C tăng rất cao, trong khi LDL-C hầu như không tăng hoặc tăng rất ít, thành phần omega-3 trong trứng có thể làm giảm triglycerid. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong trứng như lutein và zeaxanthin tăng rất cao. Do vậy, đây là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể.

>> Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao có chữa được không?

Cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Để điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn cần:

- Theo dõi cân nặng và chỉ số BMI để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tránh béo phì; nên vận động tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút để giúp máu huyết lưu thông tốt và đốt cháy lượng mỡ dư thừa.

- Nên ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, củ quả, trái cây, hạn chế trái cây ngọt. Ngoài ra, ăn các sản phẩm làm từ đậu cũng giúp giảm nguy cơ tăng cholesterol máu và mắc bệnh tim mạch.

 Người bị máu nhiễm mỡ nên tăng cường tiêu thụ rau xanh

Người bị máu nhiễm mỡ nên tăng cường tiêu thụ rau xanh

- Kiêng rượu bia, nước ngọt có ga.

- Tránh dùng mỡ động vật vì nó chứa nhiều chất béo no, dễ làm tắc động mạch, tốt nhất là dùng thịt nạc, các loại thịt gia cầm khi ăn nên bỏ da.

- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, tăng cường ăn cá vì loại thực phẩm này chứa axit béo omega-3, omega-6 có tác dụng bảo vệ tim mạch. Bạn nên ăn cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi bởi nó chứa nhiều axit béo này.

- Nên ăn thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như: Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, lá sen, rau cần,… Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu nành để cung cấp các acid béo không no omega-3, omega-6.

- Thăm khám sức khỏe cần được thực hiện đều đặn ít nhất 1 - 2 lần 1 năm để tầm soát phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.

- Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống ở trên, người bị máu nhiễm mỡ cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. 

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, curcumin phospholipid,… giúp hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả rối loạn lipid máu. Ngoài ra, Lipidcleanz còn hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân ở người thừa cân, béo phì. Lipidcleanz giúp giảm mỡ máu thông qua cơ chế giảm tổng hợp cholesterol ở gan, tăng vận chuyển cholesterol từ máu đến tế bào, mô và tăng tiêu thụ cholesterol ở mô, tế bào,… từ đó hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn mà không gây mệt mỏi cho người dùng.

 Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Mời bạn xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin giải đáp thắc mắc: Bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không? Bên cạnh lối sống khoa học và tăng cường tập luyện, đừng quên sử dụng sản phẩm Lipidcleanz đều đặn hàng ngày để cải thiện bệnh mỡ máu hiệu quả, bạn nhé!

>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 2

Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người

Ý kiến của chuyên gia

Ăn trứng có tăng mỡ máu không? PGS Nguyễn Văn Quýnh giải đáp trong video sau:

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị rối loạn lipid máu ở người trẻ 

Nếu bạn có thắc mắc về máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Minh Khang