Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả. Một số thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc đã được chứng minh là có lợi ích rất tích cực trong việc giảm cholesterol và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tăng cường tiêu thụ khi bị máu nhiễm mỡ.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong các tế bào của bạn. Gan sản xuất 80% cholesterol của cơ thể nhưng nó cũng được tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt và các sản phẩm từ sữa. Cơ thể bạn cần cholesterol để hoạt động nhưng nếu cholesterol quá cao sẽ khiến mảng bám hình thành trong các động mạch và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.

Cholesterol cao (còn được gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao, rối loạn lipid máu) là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và giảm lưu lượng máu đến các cơ quan đích như não, tim, chân tay,... Tình trạng này kéo dài có thể khiến người mắc mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay,…

Dưới đây là chỉ số cholesterol an toàn đối với các đối tượng:

- Phụ nữ trưởng thành (tuổi từ 20 trở lên)

+ Tổng lượng cholesterol: 125 - 200 mg/dL;

+ Cholesterol LDL: < 100 mg/dL;

+ Cholesterol HDL: ≥ 50 mg/dL.

- Đàn ông trưởng thành (tuổi từ 20 trở lên)

+ Tổng lượng cholesterol: 125 - 200 mg/dL;

+ Cholesterol LDL: < 100 mg/dL;

+ Cholesterol HDL: ≥ 40 mg/dL.

>> Xem thêm: Dấu hiệu mỡ máu cao

Các thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc

Cắt giảm thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như thức ăn chiên, món tráng miệng có đường và thịt mỡ có thể giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người bị máu nhiễm mỡ.

Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Tiêu thụ từ 5 - 10 gram chất xơ hòa tan mỗi ngày có thể giúp giảm cholesterol LDL. Thức ăn giàu chất xơ sẽ liên kết với cholesterol trong máu và giúp loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Các loại cá béo

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn ít nhất 2 lần/tuần các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ hoặc cá trích. Các axit béo omega-3 có trong những loại cá này có thể giúp cải thiện mức chất béo trung tính (triglyceride) của bạn.

Các loại hạt

Tiêu thụ thường xuyên các loại hạt như óc chó, hạnh nhân và hạt dẻ cười giúp giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và triglyceride. Điều này là do chúng chứa chất béo không bão hòa, axit béo omega-3, chất xơ, vitamin E và sterol thực vật.

Trà xanh

Một nghiên cứu của Nhật Bản với hơn 40.000 người trưởng thành cho thấy, những người uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 26% so với những người ít uống trà. Các chuyên gia tin rằng, trà xanh giàu catechin - một họ flavonoid đã được chứng minh là cản trở việc sản xuất cholesterol cũng như ngăn chặn nó được hấp thụ, do đó giúp giảm cholesterol.

Các loại đậu

Theo một nghiên cứu, ăn một nửa cốc đậu mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol LDL của bạn xuống trung bình 5% chỉ trong 6 tuần. Giống như yến mạch, các loại đậu liên kết với chất xơ hòa tan giúp đào thải cholesterol ra khỏi máu.

Sô cô la đen

Trong một nghiên cứu của Anh, những người tham gia nhấm nháp một ly nước cacao 2 lần/ngày trong một tháng đã giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt tốt nhất giúp ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch của bạn). Điều này là do nó chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa. Chỉ cần ăn với sô cô la ≥ 70% cacao sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Dầu cây rum

Loại dầu có hương vị trung tính này rất giàu hợp chất thực vật có thể làm giảm cholesterol LDL của bạn tới 14%. Trên thực tế, việc tiêu thụ thường xuyên dầu cây rum có liên quan đến việc giảm tổng lượng cholesterol và LDL cholesterol.

Rau cải xoăn

Rau cải xoăn đã được chứng minh là liên kết với axit mật, từ đó làm giảm cholesterol hiệu quả.

Trái bơ

Nhờ giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn, bơ có thể giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride.

Táo

Táo là một trong những nguồn pectin dồi dào - một loại chất xơ được chứng minh là làm giảm cholesterol LDL. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa polyphenol, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Phác đồ điều trị mỡ máu cao hiệu quả

Để điều trị mỡ máu cao hiệu quả, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuyên gia khám, chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra, nên tăng cường vận động, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, giảm căng thẳng để ổn định lượng cholesterol ở mức an toàn. Nếu được chỉ định dùng thuốc, bạn nên tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của chuyên gia để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Bên cạnh các phương pháp trên, người bị mỡ máu cao được giới chuyên gia khuyến khích dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz có thành phần chính cao lá sen, giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, triglyceride, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó, sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giảm cân ở người thừa cân, béo phì.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã có danh sách thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm bệnh mỡ máu, tránh những biến chứng nguy hiểm và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cao lá sen mỗi ngày, bạn nhé!

Quý độc giả có thắc mắc về thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc cũng như sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.