Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ. Nhiều người thắc mắc, bị máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì và nên ăn gì để cải thiện triệu chứng hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và hướng dẫn phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ. Bạn hãy xem ngay!

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu, mỡ máu cao) là tình trạng các chất béo trong máu cao hoặc thấp hơn mức an toàn (thường là cao hơn).

4 chỉ số mỡ máu bạn cần lưu tâm, bao gồm:

- Cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) bởi vì nếu dư thừa, nó sẽ tích tụ trong lòng mạch, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Cholesterol HDL (cholesterol “tốt”) vì nó giúp vận chuyển LDL dư thừa đến gan, từ đó loại bỏ ra khỏi cơ thể.

- Triglyceride (chất béo trung tính) được lưu trữ trong các tế bào chất béo và giải phóng dưới dạng năng lượng khi cơ thể cần. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều calo hơn lượng đốt cháy, triglyceride sẽ bị dư thừa, từ đó có thể dẫn đến viêm tụy cấp và nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Cholesterol toàn phần: Được tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglycerid

Nếu bạn bị rối loạn lipid máu, điều đó thường có nghĩa là mức LDL, triglyceride quá cao hoặc mức HDL quá thấp.

Bảng chỉ số mỡ máu  

Bảng chỉ số mỡ máu

>> Xem thêm: Triệu chứng lâm sàng rối loạn lipid máu

Bị máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh mỡ máu. Vậy khi bị máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì? Các chuyên gia khuyên người bị máu nhiễm mỡ nói riêng và tất cả mọi người nói chung nên hạn chế những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chứa nhiều muối và các hợp chất không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng như tăng mức cholesterol. Để duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ mức cholesterol thấp, bạn nên tránh ăn vặt không ăn các thực phẩm chế biến như bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm chiên.

Thịt chế biến

Thịt chế biến thường có nhiều natri, chất béo bão hòa và cholesterol không tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do đột quỵ.

Đường tinh luyện

Đường bổ sung trong thực phẩm chế biến có thể làm tăng đường huyết, cholesterol LDL, triglycerid và giảm nồng độ HDL-cholesterol. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch khác.

Đồ uống ngọt, cola và nước ép trái cây cũng bổ sung rất nhiều đường, vì vậy, hãy cắt giảm chúng ra khỏi chế độ ăn uống của bạn. 

Rượu bia

Mặc dù tiêu thụ một ly rượu mỗi ngày có thể giúp bảo vệ trái tim nhưng uống quá nhiều sẽ làm tăng triglycerid và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến trái tim. Ngoài ra, uống nhiều rượu còn làm gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

 Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế uống rượu, bia

Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế uống rượu, bia

Sản phẩm sữa

Ăn hoặc uống các sản phẩm sữa lên men như sữa chua đã được chứng minh giúp bảo vệ trái tim và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa thông thường đều chứa lượng chất béo cao, bao gồm cholesterol LDL không tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, hãy hạn chế uống sữa nguyên kem và giảm tiêu thụ các sản phẩm sữa giàu chất béo để giảm cholesterol toàn phần.

Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế được tìm thấy nhiều trong bánh mì trắng, mì ống và các loại ngũ cốc chế biến có thể làm tăng đường huyết và giảm cholesterol HDL. Những người tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này có nguy cơ bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, thừa cân và tăng cholesterol.

PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn: Người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng gì và nên ăn gì trong video sau:

>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 2

Bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế những thực phẩm ở trên, người bị máu nhiễm mỡ nên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây:

Các loại đậu

Các loại đậu chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và protein. Thay thế một số loại ngũ cốc tinh chế và thịt chế biến trong chế độ ăn uống bằng các loại đậu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một đánh giá từ 26 nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy rằng, ăn 100g các loại đậu mỗi ngày giúp giảm cholesterol LDL trung bình 6,6 mg/dL.

Trái bơ

Bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Chúng là nguồn giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ - 2 chất dinh dưỡng giúp giảm lượng mỡ xấu LDL, tăng lượng cholesterol HDL.

Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành thừa cân và béo phì có cholesterol LDL cao ăn một quả bơ mỗi ngày đã giảm mức LDL nhiều hơn người không ăn bơ.

 Quả bơ tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Quả bơ tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và quả óc chó

Các loại hạt là thực phẩm đặc biệt giàu dinh dưỡng. Chúng chứa rất nhiều chất béo không bão hòa đơn. Quả óc chó cũng rất giàu các loại axit béo omega-3, tốt cho sức khỏe trái tim. Trong khi đó, hạnh nhân và những loại hạt khác đặc biệt giàu L-arginine - axit amin giúp cơ thể tạo ra oxit nitric, từ đó điều chỉnh huyết áp.

Ngoài ra, các loại hạt cung cấp phytosterol. Những hợp chất thực vật này có cấu trúc tương tự như cholesterol và giúp giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của nó trong ruột. Canxi, magiê và kali cũng được tìm thấy trong các loại hạt có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cá béo

Cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá thu là nguồn tuyệt vời axit béo omega-3. Omega-3 tăng cường sức khỏe cho tim bằng cách tăng cholesterol tốt HDL và giảm nguy cơ viêm và đột quỵ.

Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là yến mạch và lúa mạch

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất thực vật và chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế. Trong khi tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể thúc đẩy sức khỏe của tim, dưới đây là 2 loại ngũ cốc đặc biệt đáng chú ý:

- Yến mạch: Chứa beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol. Ăn yến mạch có thể làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 5% và cholesterol xấu LDL có thể giảm 7%.

- Lúa mạch: Cũng giàu beta-glucan và có thể giúp hạ cholesterol LDL.

Trái cây và quả mọng

Trái cây là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho tim bởi chúng rất giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol. Một loại chất xơ hòa tan được gọi là pectin làm giảm cholesterol tới 10%. Nó được tìm thấy trong các loại trái cây như táo, nho và dâu tây. Trái cây cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh mạn tính khác do tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của chúng. Ăn các loại quả mọng có thể giúp tăng HDL tốt và hạ LDL hiệu quả.

 Các loại quả mọng giúp cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả

Các loại quả mọng giúp cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả

Rau củ

Rau là một phần quan trọng của chế độ ăn có lợi cho tim. Chúng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, đồng thời ít calo. Điều này giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một số loại rau đặc biệt có hàm lượng pectin cùng chất xơ hòa tan cao làm giảm cholesterol. Các loại rau giàu pectin bao gồm đậu bắp, cà tím, cà rốt và khoai tây.

Rau lá xanh đậm

Trong khi tất cả các loại rau đều tốt cho tim thì rau lá xanh đậm đặc biệt có lợi. Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau bina có chứa lutein và carotenoids khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Carotenoids hoạt động như chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, từ đó giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Rau lá xanh đậm cũng có thể giúp giảm cholesterol bằng cách liên kết với axit mật và làm cho cơ thể bài tiết nhiều cholesterol hơn.

>> Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn

Nồng độ cholesterol LDL cao có thể dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong mạch máu và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Do đó, bạn nên điều trị máu nhiễm mỡ càng sớm càng tốt. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Một số thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống có thể làm giảm mức LDL cũng như tạo ra tỷ lệ LDL-HDL cân đối. Chúng bao gồm:

- Ăn nhiều chất xơ: Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong trái cây, đậu và yến mạch có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.

- Tăng hoạt động thể chất: Vận động nhiều hơn là cách tuyệt vời để giảm mức cholesterol.

- Giảm cân: Giảm trọng lượng cơ thể dư thừa là một trong những cách tốt nhất để giảm mức cholesterol.

- Cắt giảm thói quen không lành mạnh: Bỏ thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, hạn chế uống rượu có thể làm giảm đáng kể mức độ LDL.

- Tăng omega-3 trong chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi hoặc thực phẩm bổ sung omega-3 từ dầu cá đã được chứng minh là làm giảm LDL và tăng mức HDL.

 Nên ăn nhiều cá hồi khi bị máu nhiễm mỡ

Nên ăn nhiều cá hồi khi bị máu nhiễm mỡ

Sử dụng thuốc điều trị

Nếu tình trạng máu nhiễm mỡ ở mức độ nặng hoặc đã có biến chứng, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Ngoài các biện pháp trên, giới chuyên gia khuyên người bị máu nhiễm mỡ nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

 Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn

Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... Sản phẩm giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C), từ đó, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì.

Mời quý độc giả xem thêm về cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu cao của Lipidcleanz trong video dưới đây:

Bài viết đã giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Người mắc máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì? Hãy áp dụng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa những triệu chứng và biến chứng không mong muốn do máu nhiễm mỡ gây ra. Ngoài ra, đừng quên sử dụng Lipidcleanz hàng ngày để máu nhiễm mỡ không có cơ hội “làm phiền”, bạn nhé!

>> Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì?

Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu

Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị máu nhiễm mỡ 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, việc điều trị máu nhiễm mỡ của ông đã có hiệu quả rất tích cực.

Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY.

>> Kinh nghiệm điều trị rối loạn lipid máu thành công của nhiều người


Ý kiến của chuyên gia

Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn: Bị mỡ máu cao nên uống gì để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?

>> Xem thêm: Lời khuyên của chuyên gia trong việc điều trị rối loạn lipid máu ở người trẻ

Quý độc giả có thắc mắc về máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Lan Chi