Triglyceride là một trong những thước đo đánh giá sức khỏe tim mạch. Những người có chỉ số mỡ máu triglyceride cao có nguy cơ mắc các biến chứng như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường. Cùng tìm hiểu thêm về chỉ số mỡ máu này và giải pháp an toàn, hiệu quả giúp giảm triglycerid máu qua bài viết dưới đây.

Triglycerid hay còn được gọi là chất béo trung tính, là thành phần chính có trong mỡ thực vật và động vật. Chất béo trong đồ ăn bạn sử dụng hàng ngày cũng có đến 95% là triglycerid. Chúng có vai trò giúp cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ để phục vụ cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

Chỉ số triglyceride cao là bao nhiêu?

Triglycerid không hòa tan được trong nước nên chúng được vận chuyển trong máu dưới dạng các hạt đại phân tử lipoprotein bằng cách kết hợp với các thành phần khác như protein, phospholipid… 
Có nhiều loại lipoprotein trong đó lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) là chất mang chính của triglycerid. Do đó nếu chỉ số  lipoprotein - VLDL tăng bất thường cũng là dấu hiệu đáng lo ngại liên quan đến tăng triglyceride máu.

Chi-so-triglyceride-cao-qua-muc-la-van-de-suc-khoe-dang-lo-ngai.webp

Chỉ số triglyceride cao quá mức là vấn đề sức khỏe đang lo ngại

Xét nghiệm chỉ số triglycerid giúp xác định bệnh rối loạn chuyển hóa lipid hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ. Chỉ số triglyceride cao hơn bình thường khi chúng vượt ngưỡng như sau:

Bảng 1: Đánh giá mức độ chỉ số triglyceride tăng cao

Chỉ số triglycerid trong máu Mức độ
dưới 1,7 mmol/L Thấp
 1,7 -  2 mmol/L Bình thường
     từ 2 -  6 mmol/L Cao
       trên 6 mmol/L    Rất cao, đáng báo động

Ngoài ra nếu triglyceride cao trên 20 mmol/L thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí tử vong. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn điều trị triglycerid máu hiệu quả, an toàn

4 biến chứng nguy hiểm khi có chỉ số mỡ máu triglyceride cao

Thông thường người mắc bệnh mỡ máu và có triglyceride cao trong giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện các triệu chứng điển hình. Do đó người bệnh thường mang tâm lý chủ quan, điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển thành những biến chứng và các bệnh lý phức tạp khác, ảnh hưởng đến tính mạng, bao gồm:

Biến chứng tim mạch

Chỉ số triglycerid tăng cao thường kèm theo tăng các chỉ số mỡ máu xấu khác. Đây là nguyên nhân chính gây biến chứng xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…
Triglycerid tăng cao quá mức làm tăng độ nhớt máu, tạo điều kiện cho chất béo và các chất khác tích tụ, tạo thành các mảng bám trong lòng động mạch, gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này cản trở quá trình lưu thông máu, làm tăng áp lực máu trong lòng mạch và làm tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa này còn có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. 
Nếu mảng xơ vữa xuất hiện ở mạch vành tim sẽ khiến tim bị thiếu máu, gây ra cơn đau thắt ngực, mệt mỏi… . Về lâu dài, bệnh sẽ bị bệnh mạch vành, suy tim và hậu quả cuối cùng là tử vong. 

Chi-so-triglyceride-cao-vuot-nguong-binh-thuong-co-the-gay-nen-benh-xo-vua-dong-mach.webp

Chỉ số triglyceride cao vượt ngưỡng bình thường có thể gây nên bệnh xơ vữa động mạch

Đột quỵ não

Một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp khác khi bị chỉ số triglyceride cao là đột quỵ não. Các mảng xơ vữa hình thành do mỡ máu cao có thể nứt vỡ, thúc đẩy hình thành cục máu đông, cục máu đông di chuyển lên não gây cơn tai biến mạch máu não. 
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị xơ vữa mạch máu não, làm chít hẹp lòng mạch não, lâu dài có thể gây đột quỵ thiếu máu não hoặc làm vỡ mạch máu và gây đột quỵ xuất huyết não.
Do đó người bệnh cần cảnh giác và kiểm tra các chỉ số mỡ máu đặc biệt là triglycerid và cholesterol để dự phòng sớm biến chứng nguy hiểm này.

Nguoi-benh-co-triglyceride-cao-nen-than-trong-voi-bien-chung-dot-quy.webp

Người bệnh có triglyceride cao nên thận trọng với biến chứng đột quỵ

Gan nhiễm mỡ

Gan là cơ quan đóng vai trò chính trong chuyển hóa và phân giải chất béo. Chỉ số mỡ máu triglyceride cao quá mức có thể làm quá tải hoạt động chuyển hóa của gan, gây tích tụ mỡ trong gan. Khi chất béo chiếm đến hơn 5% so với trọng lượng gan bệnh nhân sẽ được xác định là gan nhiễm mỡ. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổ chức mỡ sẽ cản trở hoạt động của gan, hạn chế lưu thông máu đến nuôi dưỡng tế bào gan, gan sẽ bị hoại tử, không thể phục hồi sẽ dẫn tới xơ gan và ung thư gan. 

Viêm tụy cấp do triglyceride cao quá mức

Bệnh viêm tụy cấp chỉ chiếm 5% trong các trường hợp nói chung. Khi mỡ máu triglyceride lên tới 20 mmol/L, máu sẽ chuyển màu trắng đục do quá nhiều chất béo. Các tế bào tuyến tụy không được cung cấp đầy đủ máu và chất dinh dưỡng sẽ dần bị hoại tử và gây viêm tụy cấp. 
Các triệu chứng cảnh báo viêm tụy cấp bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội, bụng trướng, bí trung đại tiện
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó thở do bụng trướng hoặc có tràn dịch màng phổi kèm theo
  • Cảm thấy hoảng hốt, lo sợ hoặc vật vã kích thích, ý thức lơ mơ
  • Huyết áp tụt, da tái lạnh, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt
  • Khám bụng có thể thấy bụng trướng hơi và có phản ứng cục bộ vùng trên rốn, điểm sườn lưng phải, trái đau.

Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể gây suy đa tạng và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Viem-tuy-cap-la-bien-chung-tang-triglycerid-nguy-hiem.webp

Viêm tụy cấp là biến chứng tăng triglycerid nguy hiểm

Cách giảm triglyceride hiệu quả nhất

Để giảm chỉ số triglyceride và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn hãy tham khảo những cách hiệu quả như sau: 

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Loại thuốc được sử dụng đầu tay để điều trị tăng triglycerid hiện nay là nhóm thuốc fibrat. Bác sĩ cũng có thể kết hợp nhóm thuốc fibrat với nhóm statin, omega-3, niacin tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguy cơ tim mạch của người bệnh. Tuy nhiên nhóm thuốc fibrat có tác dụng phụ làm tăng men gan, tăng men cơ, rối loạn tiêu hóa… nên bạn cần chú ý và phản hồi với bác sĩ nếu gặp những tác dụng không mong muốn.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Nếu đã được chẩn đoán triglyceride trong máu cao, đầu tiên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện chỉ số này. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý:

  • Tăng cường chất xơ và vitaminChất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi chỉ số triglyceride tăng cao, bạn cần bổ sung chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ và vitamin tốt mà người triglyceride cao nên ăn như: Rau xanh, rau cải, rau chân vịt, bông cải xanh, đậu, rau muống, rau lang, dưa leo, giá đỗ, táo, nấm hương và hành tây, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Ăn nhiều cáCác loại dầu cá như: Omega 3, Omega 6... giúp làm giảm triglyceride và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Vì vậy, người có triglyceride cao nên ăn cá 2-3 lần/tuần, và sử dụng dầu olive, dầu lạc thay cho dầu mỡ.
  • Ăn các loại thịt trắngNgười có chỉ số triglyceride cao nên sử dụng các loại thịt trắng bởi chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều hàm lượng chất béo.
  • Nên giảm lượng chất béo bão hòa có trong mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ... kèm theo đó là kiểm soát lượng đường và muối cho phù hợp (dưới 5g/ngày).
  • Uống nhiều nước để tăng khối lượng tuần hoàn, mỗi ngày nên uống từ 1,5-2L nước.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Bạn nên áp dụng những lối lành mạnh như:

  • Tạo thói quen tập thể dục hằng ngày để tiêu hao mỡ thừa và thúc đẩy tăng đào thải và chuyển hóa triglycerid
  • Chú ý kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác làm chỉ số triglyceride cao quá mức như béo phì, thừa cân, bệnh tiểu đường, rượu bia và thuốc lá…
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và được sự chăm sóc, theo dõi từ các chuyên gia y tế.

De-giam-triglyceride-tu-nhien-ban-nen-ap-dung-che-do-an-nhieu-rau-xanh.webp

Để giảm triglyceride tự nhiên, bạn nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh

>>> Xem thêm: Cập nhật các cách giảm mỡ máu không dùng thuốc cực hay!

Sử dụng Lipidcleanz - Giải pháp giúp giảm triglycerid máu hiệu quả

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, năm 2017, TPBVSK Lipidcleanz với thành phần chính từ cao lá sen đã ra đời và trở thành xu hướng mới giúp hỗ trợ giảm triglycerid máu, chống xơ vữa động mạch, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Lá sen là thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian với tác dụng giảm tình trạng máu nhiễm mỡ và dự phòng những biến chứng nguy hại của bệnh. Theo nghiên cứu được công bố bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp tại Hàn Quốc (2013) đã chứng minh: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid và cholesterol toàn phần Ngoài ra nó còn làm giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo tại gan. Vì những tác dụng tuyệt vời này người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược có thành phần là chiết suất lá sen để hỗ trợ cho quá trình giảm tình trạng chỉ số triglyceride tăng cao quá mức.
Lipidcleanz có thành phần chính từ cao lá sen kết hợp thêm các thảo dược tốt cho người mỡ máu cao, tăng triglyceride máu như cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, vitamin B5, curcuma phospholipid, acid alpha lipoic… sẽ giúp giảm mỡ máu toàn diện hơn nhờ tác động được vào đa cơ chế gây tăng mỡ máu:
Giảm hấp thu chất béo và ức chế tổng hợp cholesterol, triglycerid tại gan giúp giảm mỡ máu.
Tăng vận chuyển mỡ từ máu vào mô, tăng đốt cháy sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp giảm mỡ máu mà không gây mệt mỏi như các dùng thuốc hóa dược. 

TPBVSK-Lipidcleanz-ho-tro-giam-mo-mau-cao-phong-ngua-xo-vua-dong-mach-hieu-qua

TPBVSK Lipidcleanz hỗ trợ giảm mỡ máu cao, phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả

dat_mua_ngay.png

Sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao là giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả, không gây mệt mỏi như các phương pháp tây y. 
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Hiến (Trưởng khoa Nội tim mạch của Bệnh viện Xanhpon) có nhận xét về sản phẩm:
“Lipidcleanz là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên gồm bộ 3 thảo dược cao lá sen, hoàng bá, tỏi, kết hợp thêm vitamin B5, curcumin. Những thành phần này giúp giảm cholesterol trong máu, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol, giảm triglyceride. Ngoài ra sản phẩm còn giúp sử dụng hạt năng lượng từ lipid, giúp giảm mỡ máu mà không gây mệt mỏi. Lipidcleanz còn giúp giảm các phản ứng phụ như tăng men gan, mệt mỏi, đau đầu trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu”.

Chuyên gia đánh giá cao về công dụng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ của Lipidcleanz

Trong quá trình sử dụng Lipidcleanz, người bệnh có thể cải thiện bệnh mỡ máu và tăng cường sức khỏe qua 3 giai đoạn như sau: 

  • Sau 3 - 4 tuần: Giảm các triệu chứng mỡ máu cao như mệt mỏi, khó chịu, tê bì chân tay…
  • Sau 1 - 3 tháng: Các chỉ số mỡ máu giảm, cholesterol toàn phần giảm rõ rệt.
  • Sau 3 - 6 tháng: Chỉ số mỡ máu trở về mức an toàn, người dùng cảm nhận ăn ngủ tốt, người khỏe mạnh, cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần phấn chấn.

Trên thực tế, trong những năm qua đã có hàng nghìn người bệnh dùng sản phẩm thảo dược Lipidcleanz và đã cải thiện rất tốt chỉ số triglyceride cao. Ông Phong cũng là một trong số đó.
Ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) Ông Phong đã từng gặp biến chứng đột quỵ vì triglyceride tăng lên quá cao, lên tới 5.39 mmol/L gấp gần 3 lần bình thường. Bước qua cửa tử, từ khi biết đến Lipidcleanz ông đã cải thiện rất tốt bệnh mỡ máu cao, không còn mệt mỏi, không còn lo tái phát đột quỵ do mỡ máu cao nữa. Ông Phong chia sẻ:
“May mà biết đến Lipidcleanz, uống được 2 hộp thì thấy người nhẹ nhàng, tỉnh táo hơn, sức khỏe cũng tốt hơn. Đi khám lại thì mỡ máu chỉ còn 1.78 mmol/L thôi, tôi mừng quá. Từ nay là không còn phải nơm nớp lo sợ đột quỵ do mỡ máu cao nữa”.

Ông Phong đã giảm được triglycerid máu nhờ dùng Lipidcleanz

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về triglycerid máu và cách cải thiện, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ hotline 0917.185.170 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tài liệu tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/triglycerides
https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/triglyceride
https://www.nhlbi.nih.gov/health/high-blood-triglycerides