Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm gây tử vong. Theo khảo sát của Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ người bị đau thắt ngực chiếm khoảng 10% các ca bệnh tim mạch. Tỷ lệ này đang dần tăng lên và gặp ở cả người trẻ tuổi. Sự trẻ hóa của tình trạng đau thắt ngực đánh lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe cộng đồng. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng chống đau thắt ngực qua bài viết dưới đây.
Sơ bộ về bệnh đau thắt ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng xảy ra do thiếu máu cơ tim thoáng qua. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau tức, khó chịu, cảm giác như tim bị bóp nghẹt trong lồng ngực. Đau thắt ngực được phân loại thành hai thể là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
- Cơn đau thắt ngực ổn định thường do bản thân mạch vành đã hẹp sẵn và lượng máu về tim ít. Bệnh có thể dự đoán được và thường đau khi gắng sức, giảm dần lúc nghỉ ngơi.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xảy ra do các bệnh lý mạch vành như xơ vữa và co thắt mạch vành. Bệnh thường âm thầm, không thể dự báo trước. Người bệnh xuất hiện cơn đau khi gắng sức và có thể không thuyên giảm kể cả lúc đã nghỉ ngơi.
Đau thắt ngực có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Theo nhiều nghiên cứu khảo sát, mỗi năm có đến 9 triệu người dân Hoa Kỳ có các dấu hiệu của đau thắt ngực. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi ở cả nam và nữ. Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi, tỷ lệ bị đau thắt ngực có thể lên tới 10-15%. Do bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nên cần hiểu rõ và có kiến thức về đau thắt ngực để phòng ngừa tốt nhất.
Nguyên nhân của đau thắt ngực và những yếu tố nguy cơ
Đau thắt ngực xảy ra do nhu cầu oxy của tim và khối lượng công việc của cơ tim vượt quá so với khả năng cung cấp máu giàu oxy từ động mạch vành. Nhu cầu oxy của tim được quyết định bởi nhịp tim và sức bóp cơ tim. Còn khối lượng công việc cơ tim thường tăng lên trong những bệnh lý cao huyết áp, hẹp hoặc hở van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại.
Mạch vành không cung cấp được đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động của tim do bị hẹp lòng mạch, xơ vữa động mạch hoặc co thắt mạch vành. Tắc động mạch vành có thể gây đau thắt ngực nhưng chỉ trong trường hợp tắc nghẽn mạch thoáng qua hoặc một phần. Nếu tắc mạch cục bộ sẽ trở thành nhồi máu cơ tim cấp tính. Đau thắt ngực thường có liên quan mật thiết với bệnh mạch vành.
Đau thắt ngực thường có liên quan mật thiết với bệnh tim mạch vành
Nguyên nhân của đau thắt ngực
Có thể phân loại đau thắt ngực do 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân do tim và không do tim.
- Nguyên nhân đau thắt ngực do tim không bao gồm thiếu máu cục bộ:
Thường liên quan đến bệnh lý xơ vữa và co thắt mạch vành. Trong điều kiện sinh lý tim bình thường, khi bệnh nhân gắng sức hoặc hoạt động mạnh, nhu cầu oxy tăng lên do tăng nhịp tim, tăng sức bóp cơ tim và tăng huyết áp. Điều này làm cho mạch vành giãn nở để cung cấp lượng máu và oxy cần thiết đến tim.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị xơ vữa mạch vành, lòng mạch hẹp dẫn tới mất cân bằng giữa cung - cầu oxy cho tim và làm xuất hiện cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực do xơ vữa mạch vành có thể xảy ra khi gắng sức và giảm dần lúc bệnh nhân nghỉ ngơi.
Tuy nhiên nếu đau thắt ngực do co bóp mạch vành hay còn gọi là cơn đau ngực Prinzmetal, khi nghỉ ngơi tình trạng đau, khó chịu có thể vẫn không thuyên giảm. Lúc này, bệnh nhân cần đi khám ngay để có hướng xử trí kịp thời.
>>> Xem thêm: Nhồi máu cơ tim: Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ
- Nguyên nhân đau thắt ngực không liên quan đến tim:
Có thể do các tình trạng sức khỏe như trào ngược dạ dày, bệnh lý cơ xương và nhồi máu phổi, tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, những cơn hoảng sợ lo lắng quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt ngực.
Căng thẳng, hoảng sợ quá mức có thể gây những cơn đau thắt ngực
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thắt ngực
Người bị đau thắt ngực thường có những yếu tố nguy cơ là tác nhân gây bệnh:
- Tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, lười vận động.
- Bệnh lý tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Bệnh nhân có chỉ số huyết áp cao.
Đau thắt ngực có phải bệnh nguy hiểm không?
Đau thắt ngực là dấu hiệu đáng báo động về vấn đề sức khỏe tim mạch của người bệnh. Vì những cơn đau thắt ngực có thể tự khỏi chỉ sau vài giây đến vài phút và dấu hiệu không rõ ràng nên bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan.
Nếu tần suất các cơn đau thắt ngực nhiều lên có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim và tử vong. Vì thế, đây là bệnh lý nguy hiểm mà người mắc cần được theo dõi và phát hiện sớm cũng như được điều trị đúng cách.
Đau thắt ngực có những triệu chứng nào?
Triệu chứng của đau thắt ngực có thể không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có triệu chứng và mức độ cơn đau khác nhau.
Với nguyên nhân đau thắt ngực không do tim: Bệnh nhân có triệu chứng đau, tức, nặng ở ngực kèm theo vã mồ hôi, khó chịu. Cơn đau có thể chỉ kéo dài vài phút rồi giảm dần.
Đau thắt ngực với nguyên nhân từ tim: Cơn đau co thắt lại, có cảm giác đè nén và chịu áp lực lớn. Cơn đau được miêu tả là như dao đâm, vị trí đau nằm sau xương ức. Cơn đau có thể lan rộng tới nhiều vị trí khác nhau. Đau ở mặt trong cánh tay, lan xuống ngón tay hoặc đau lan lên cằm, ra sau lưng. Cơn đau có thể lan xuống dưới và làm bệnh nhân nhầm lẫn với đau dạ dày. Thời gian của cơn đau thắt ngực có thể kéo dài đến vài phút. Đặc biệt lưu ý, nếu có cơn đau kéo dài đến 20 phút cần được cấp cứu ngay vì có thể bệnh đã trở thành nhồi máu cơ tim và nguy hiểm đến tính mạng.
Đau thắt ngực quá 20 phút có thể là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim
Chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Phát hiện và điều trị đau thắt ngực sẽ dựa trên những triệu chứng khi thăm khám lâm sàng kết hợp với chẩn đoán hình ảnh để cho kết quả chính xác.
Chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng đau thắt ngực
Thăm khám lâm sàng bởi bác sĩ: Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên tiền sử bệnh, thời điểm khởi phát, thời gian, tính chất, vị trí, hướng lan của cơn đau…
Chẩn đoán cận lâm sàng đau thắt ngực: Bệnh nhân sẽ được làm những xét nghiệm phục vụ cho quá trình chẩn đoán bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp vi tính cắt lớp…
Điều trị bệnh đau thắt ngực như thế nào?
Bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt ngực cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế. Nguyên tắc điều trị là phải giảm ngay những triệu chứng cấp tính, cải thiện tình trạng thiếu máu và ngăn ngừa tái phát bệnh trong tương lai. Người bệnh có thể được điều trị nội khoa dùng thuốc hoặc phải can thiệp ngoại khoa.
- Sử dụng thuốc để điều trị đau thắt ngực
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau. Những thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc chứng đau thắt ngực bao gồm:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu điển hình nhất là aspirin để ngăn chặn thiếu máu cục bộ do cục huyết khối hình thành từ xơ vữa.
- Thuốc ức chế thụ thể beta giao cảm để điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, sức bóp cơ tim khi tim hoạt động gắng sức.
- Thuốc giãn mạch và giãn cơ trơn điển hình là nitroglycerin. Thuốc có dạng bào chế tác dụng nhanh ngậm dưới lưỡi để giảm cơn đau thắt ngực cấp tính.
- Nhóm thuốc nitrat giúp giãn cơ trơn được kê đơn trong điều trị đau thắt ngực.
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm nhịp tim và giảm sức co bóp cơ tim. Phù hợp đối với những bệnh nhân đau thắt ngực do co bóp mạch vành.
Dùng thuốc theo chỉ định để hạn chế các cơn đau thắt ngực tái phát
- Can thiệp ngoại khoa trong điều trị đau thắt ngực
Những thủ thuật ngoại khoa có thể được sử dụng để điều trị đau thắt ngực điển hình như: Can thiệp động mạch vành bằng cách nong hoặc đặt stent. Chỉ định cho trường hợp bệnh nhân gặp hội chứng mạch vành cấp.
>>> Xem thêm: HOT: 3 vitamin làm hạ lipid máu cực hiệu quả - Đừng bỏ lỡ!
Dự phòng đau thắt ngực thế nào?
Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện đau thắt ngực với các triệu chứng cấp tính, dự phòng bệnh vẫn được ưu tiên hàng đầu. Điều này giúp ngăn chặn tái phát và tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Kiểm soát tốt các bệnh lý nền và yếu tố nguy cơ
Người có nguy cơ cao bị đau thắt ngực cần chú ý kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe để hạn chế tối đa căn nguyên gây bệnh như sau:
- Kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI, hạn chế tình trạng thừa cân béo phì.
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết và lipid máu.
- Cai thuốc lá là yếu tố rất quan trọng trong dự phòng đau thắt ngực.
Tập luyện thể chất tăng cường cho sức khỏe tim mạch
Lợi ích của các bài tập thể dục đối với sức khỏe tim mạch là điều không thể bàn cãi. Tập luyện thể chất kích thích giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng rối loạn lipid máu và ổn định chỉ số huyết áp, đường huyết.
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc chứng đau thắt ngực cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Người bệnh nên dành mỗi ngày từ 20-30 phút để luyện tập những bài tập đơn giản như: Đi bộ nhanh, đạp xe, thiền, yoga, bơi lội… để ngăn ngừa đau thắt ngực.
Tập yoga cho một hệ tim mạch chắc khỏe hơn, hạn chế biến chứng
Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa đau thắt ngực
Chế độ ăn lành mạnh luôn là lời khuyên hàng đầu các chuyên gia dành cho bệnh nhân đau thắt ngực để ngăn ngừa tái phát.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường chất xơ và các vitamin có lợi cho sức bền thành mạch.
- Hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ và nội tạng động vật, các thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để kiểm soát tốt chỉ số cholesterol cũng như triglycerid máu.
- Kiểm soát lượng đường và muối trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mứt và các đồ ăn mặn ướp muối như dưa cải muối chua, kim chi…
- Người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình từ 1,5-2 lít nước sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ thống tuần hoàn mạch máu.
Sử dụng thảo dược để dự phòng căn nguyên gây đau thắt ngực
Nguyên nhân phổ biến gây đau thắt ngực vẫn là do tình trạng tích tụ lipid gây xơ vữa mạch máu. Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên để giảm tình trạng tăng lipid máu, giảm cân, hạn chế xơ vữa động mạch được nhiều người lựa chọn để phòng ngừa những yếu tố nguy cơ của đau thắt ngực.
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp năm 2013 đã chỉ ra: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid huyết tương và cholesterol toàn phần, đồng thời nồng độ HDL-C tăng cao hơn so với nhóm đối chứng không sử dụng.
Vì thế, sử dụng những sản phẩm chứa chiết xuất lá sen có thể hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực một cách an toàn, hiệu quả.
Lá sen là thảo dược thiên nhiên gần gũi cho tác dụng tuyệt vời giảm mỡ máu
Lipidcleanz - Giải pháp toàn diện hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn lipid máu và ngăn ngừa bệnh lý đau thắt ngực
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, năm 2017, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz chứa thành phần chính cao lá sen dưới dạng viên nén tiện dùng, giúp loại bỏ tạp chất, giữ lại tối đa dưỡng chất. Đây được coi là giải pháp giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch vành gây đau thắt ngực.
Ngoài cao lá sen, trong Lipidcleanz còn chứa những thảo dược đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa có tác dụng sinh học tốt giúp giảm mỡ máu như cao hoàng bá và chiết xuất tỏi.
Sự xuất hiện của curcumin chiết xuất từ củ nghệ ở dạng cucurma phospholipid có ưu thế vượt trội, đem đến khả năng chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương thành mạch, loại bỏ mảng bám – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. Đồng thời thúc đẩy chuyển hóa lipid, tăng cường vận chuyển mỡ từ máu vào mô.
Đây chính là điều tạo ra sự khác biệt của Lipidcleanz so với các phương pháp thông thường, bởi bên cạnh quá trình giảm tổng hợp lipid tại gan, sản phẩm còn tăng cường vận chuyển mỡ từ máu vào mô.
Trong sản phẩm Lipidcleanz còn có sự xuất hiện của vitamin B5 và Acid alpha lipoic (ALA) có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và gốc tự do cực mạnh, đốt cháy mỡ tại mô, từ đó tăng cường chuyển hóa mỡ tạo thành năng lượng giúp hạ mỡ máu, giảm cân, không gây mệt mỏi.
Lipidcleanz - Giải pháp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch và hạn chế đau thắt ngực
Lipidcleanz giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan và các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid khác từ đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, gan nhiễm mỡ… hiệu quả.
Đã có được nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz và đánh giá cao. Ông Phạm Văn Phong (66 tuổi, Hà Nội) đã cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ máu cao nhờ dùng Lipidcleanz. Mời bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng tránh nguy cơ đau thắt ngực, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz theo đợt từ 3-6 tháng. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về bệnh lý xơ vữa động mạch và sản phẩm Lipidcleanz hãy liên hệ hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 để được tư vấn.